Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Thực đơn đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Cập nhật 10/07/2023

1.9K

Bác sĩ Chu Việt Anh

Tham vấn y khoa:Bác sĩ Chu Việt Anh

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý phổ biến của nhiều mẹ bầu gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đến cả mẹ lẫn thai nhi. Việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp đảm bảo kiểm soát lượng đường huyết. Vậy tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Hãy theo dõi chia sẻ của chuyên gia sản phụ khoa MEDIPLUS qua bài viết dưới đây!

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là hiện tượng rối loạn chuyển hóa đường ở phụ nữ mang thai, xảy ra khá phổ biến, khiến nồng độ đường huyết tăng cao, thường xảy ra ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ.Theo thống kế, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị tiểu đường lên đến là 9,2%.

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ có thể do cơ thể tăng tiết các hormone. Trong giai đoạn mang thai thường xảy ra tình trạng kháng insulin do tăng tiết các hormone để cung cấp cho thai nhi. Hậu quả là giảm sản xuất hoặc khó sử dụng insulin ảnh hưởng đến sự điều hòa và dự trữ glucose trong cơ thể.

Tiểu đường thai kỳ khá phổ biến ở phụ nữ mang thai đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ khá phổ biến ở phụ nữ mang thai đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ.

Một số triệu chứng của tiểu đường thai kỳ thường gặp là ăn nhiều và uống nhiều. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đói bụng, và uống nhiều nước. Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên đi tiểu, có khi đi 3-4 lần trong một đêm, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ. Một số phụ nữ mang thai còn xuất hiện tình trạng sụt cân.

Phụ nữ mang thai được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose. Cho bệnh nhân uống 75gram glucose có ít nhất 1 thời điểm đạt ngưỡng sau:

  • Glucose máu lúc đói ≥5,1 mmol/L
  • Glucose máu sau uống 1h: ≥10,0 mmol/L
  • Glucose huyết tương sau uống 2h: ≥8,5 mmol/L

2. Biến chứng của tiểu đường thai kỳ cần lưu ý

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường gặp khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Nếu thai phụ không kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

2.1 Với thai nhi

  • Tiểu đường thai kỳ có thể khiến cho thai nhi tăng cân và to quá mức. Phụ nữ mang thai thường phải sinh mổ vì thai nhi lớn nhanh và to bất thường (thường là trên 4kg).
  • Trẻ sinh ra dễ đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe nhất là đường hô hấp như: suy hô hấp, trẻ khó thở nghiêm trọng.
  • 25% trường hợp người mẹ bị tiểu đường thai kỳ khiến trẻ bị vàng da sơ sinh do tăng bilirubin huyết tương.
  • Nhiều trẻ phải đối mặt với nguy cơ béo phì và đái tháo đường type 2 khi trưởng thành.
  • Trẻ sinh ra có nguy cơ giảm lượng đường trong máu, do đó cần cho trẻ ăn hay truyền tĩnh mạch glucose để đưa đường máu của trẻ về bình thường. Nếu không truyền kịp thời những đợt hạ đường huyết có thể gây co giật ở trẻ.
  • Trẻ sinh ra còn đối diện với nguy cơ cao bị mắc dị tật, tử vong sau sinh.
  • Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 2 sau này. Đồng thời nguy cơ thừa cân, béo phì cũng tăng cao.

2.2 Với người mẹ

  • Tăng nguy nguy cơ sinh non, có thể do một số nguyên nhân như: không kiểm soát glucose huyết kịp thời, nhiễm trùng, đa ối, tiền sản giật,…
  • Từ tuần 26 đến 32 dễ xuất hiện tình trạng đa ối-nước ối nhiều
  • Hai biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng đó là tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật, có thể gây tử vong ở người mẹ.
  • Trong lần mang thai tiếp theo hoặc khi về già người mẹ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc đái tháo đường type I và tăng huyết áp.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng, nấm candida hoặc tái phát tình trạng này nhiều lần nếu không kiểm soát tốt đường huyết.
  • Nguy cơ sảy thai, thai chết lưu do tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tâm lý của mẹ.

3. Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường

Lựa chọn chế độ ăn cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sao cho vẫn phải đủ chất cho người mẹ và thai nhi, nhưng vẫn kiểm soát được đường huyết. Trước khi tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, mẹ bầu cần nắm rõ một số nguyên tắc xây dựng thực đơn cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường.

  • Đảm bảo bổ sung đủ 25-30 kcal/kg cho người thừa cân và 35 kcal/kg cho người có cân nặng thấp. Như vậy lượng calo sẽ rơi vào tầm từ 2000-2400 calo/ngày
  • Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên nạp 12 – 20% năng lượng từ chất đạm, 50-55% từ chất bột đường, khoảng 25 – 30% từ chất béo và mỗi ngày nạp từ 20g đến 35g chất xơ.
  • Chia nhỏ bữa ăn gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ (giữa buổi sáng, giữa buổi chiều), tổng lượng calo phân chia 20% cho bữa ăn sáng, 30% cho mỗi bữa trưa và tối, 20% cho 2 bữa phụ.
  • Ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng giờ và tuyệt đối không được bỏ bữa.
  • Ưu tiên chế biến các món ăn luộc, hấp, salad thay vì đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ. Khi chế biến món ăn không nên cho nhiều muối hay đường vào các món ăn.
Các mẹ bầu cần phải tính toán lượng calo trong các bữa ăn một cách hợp lý.

Các mẹ bầu cần phải tính toán lượng calo trong các bữa ăn một cách hợp lý.

4. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé?

Nhiều mẹ bầu trong giai đoạn mang thai cần để ý đến chế độ ăn uống, vì có những món rất tốt cho mẹ và bé, nhưng có những món mẹ cần tránh để bảo vệ thai nhi. Đặc biệt mẹ bầu bị tiểu đường cần kiểm soát chế độ ăn uống chặt chẽ.

4.1 Nhóm thực phẩm phụ nữ tiểu đường thai kỳ cần bổ sung

Có một chỉ số đường huyết của thực phẩm gọi là chỉ số Glycemic (GI) để cho thấy cơ thể hấp thu glucose từ thực phẩm đó như thế nào. Bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số GI thấp.

Về nhóm tinh bột, mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn những nguồn tinh bột ít làm tăng đường huyết như: gạo lứt, khoai lang, yến mạch, bánh mì nâu, gạo lứt nguyên cám… Các tinh bột này đều có chỉ số GI thấp đồng thời chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn so với gạo trắng thông thường. Theo nghiên cứu các tinh bột này còn rất tốt cho người giảm cân, bệnh tim, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Về chất đạm, nên chọn nguồn đạm từ cá thịt bò, thịt nạc, trứng, thịt gia cầm,… Không chỉ có chỉ số GI thấp, các thực phẩm này thường chứa một lượng lớn omega 3-chất béo lành mạnh giúp cải thiện tình trạng kháng insulin.

Đối với chất béo, nên ưu tiên lựa chọn chất béo không bão hòa từ các thực phẩm như: dầu ô liu, dầu lạc, bơ, các loại hạt,…

Đặc biệt mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên chọn chế độ ăn nhiều chất xơ từ các loại rau xanh để bảo vệ sức khỏe.

4.2 Nhóm thực phẩm mẹ bầu nên tránh

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần lưu ý tránh những thực phẩm có chỉ số GI cao. Những loại thực phẩm dễ tăng đường huyết là đồ ngọt có nhiều đường như: bánh kẹo, kem, chè, trái cây quá ngọt.

Ngoài ra tuyệt đối hạn chế ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp. Tránh các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm có nhiều chất béo. Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt, đồ uống có ga, các chất kích thích

mẹ bầu nên tránh hoặc hạn chế các thực phẩm chiên rán và có nhiều đường.

mẹ bầu nên tránh hoặc hạn chế các thực phẩm chiên rán và có nhiều đường.

5. Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Chị em cần duy trì thực đơn phong phú hơn nhưng cần chú ý đến hàm lượng các chất dinh dưỡng nạp vào trong khoảng được cho phép.

Dưới đây là mẫu thực đơn cho bà nầu tiểu đường 3 tháng cuối được tham vấn bởi đội ngũ chuyên gia sản phụ khoa và chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS chị em có thể tham khảo:

Ngày Bữa Thực đơn Số lượng
1 Sáng Bánh mì đen ăn kèm trứng gà chần, xà lách 1 lát bánh mì

1 quả trứng gà

150g rau xà lách

Xế trưa Khoai lang luộc 1 củ 200g
Trưa Cơm ăn kèm cá hồi áp chảo và canh thịt bò 2 bát nhỏ cơm trắng hoặc cơm lứt

150g cá hồi

50g thịt bò

150g rau cải

Xế chiều Sữa chua ăn kèm các hạt ngũ cốc 1 hộp sữa chua, 50g ngũ cốc ít đường
Tối Cơm ăn kèm tôm luộc, ức gà và bắp cải luộc 2 bát cơm nhỏ

150g ức gà

200g bắp cải

2 Sáng Bún gạo lứt ăn với thịt bò cùng rau sống, giá đỗ 100g bún khô

100g thịt bò

150g giá đỗ

Xế trưa Ngô luộc 1 bắp

Trưa

Cơm ăn kèm thịt bò xào súp lơ, canh mồng tơi. 2 bát cơm nhỏ

100g thịt bò

200g súp lơ

100g rau mồng tơi

Xế chiều

Bánh quy cookie ít ngọt 3-4 chiếc bánh quy
Tối Cơm ăn kèm gà kho gừng, rau khoai luộc 2 bát nhỏ cơm

200g rau khoai luộc

150g đùi gà

3 Sáng Cháo yến mạch thịt băm 70g yến mạch

100g thịt nạc xay nhỏ

Xé trưa Các loại hạt óc chó, hạnh nhân,.. 10 hạt óc chó
Trưa Bún mọc ăn kèm rau sống. 2 bát nhỏ cơm

150g mọc

200g rau sống

Xế chiều Bánh mì đen hoặc bánh mì ngũ cốc ăn kèm bơ lạc. 1-2 lát bánh mì đen
Tối Cơm ăn kèm canh chua cá lóc, salad dưa chuột và bơ 2 bát cơm nhỏ

200g cá lóc

200g dưa chuột nửa quả bơ

Thực đơn có thể thay đổi linh hoạt, trang trí hấp dẫn và tùy theo sở thích sao cho các món ăn phù hợp với chế độ ăn kiểm soát đường máu mà vẫn thấy ngon miệng.

Xây dựng chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ. Hãy chủ động khám thai định kỳ để phát hiện và điều chỉnh chế độ phù hợp giúp điều hòa lượng đường trong máu, tránh các biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết trên giúp chị em “gỡ rối” về vấn đề tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và hạn chế ăn những thực phẩm nào. Nếu còn điều gì thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ sớm nhất từ các chuyên gia.

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có nguy hiểm không? Mẹ cần lưu ý gì?

    Vỡ ối là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ sắp sinh, thường xuất hiện cùng với các cơn co thắt tử…

    16 Th9, 2024
    279

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá giang được không? 3 Lợi ích, 4 lưu ý

    Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…

    16 Th9, 2024
    206

    Chuyên mục: Sản khoa

    Vỡ ối mà tử cung chưa mở có nguy hiểm không? 4 lưu ý cho mẹ

    Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…

    16 Th9, 2024
    388

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Gợi ý 4 cách chữ

    Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…

    13 Th9, 2024
    140

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám