Tim thai yếu 3 tháng đầu | 4 việc mẹ cần làm ngay

Cập nhật 24/06/2023

11.9K

Bác sĩ Chu Việt Anh

Tham vấn y khoa:Bác sĩ Chu Việt Anh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Nhịp tim thai là dấu hiệu nhận biết sự phát triển và sức khỏe của bé khi ở trong bụng mẹ. Tim thai yếu 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang gặp nguy hiểm và có nguy cơ sảy thai sớm. Vậy khi phát hiện tim thai 3 tháng đầu bị yếu mẹ nên làm gì? Hãy cùng Tổ hợp Y tế MEDIPLUS tìm hiểu ngay nhé!!

Xem thêm:

Tim thai yếu 3 tháng đầu là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của thai nhi

Tim thai yếu 3 tháng đầu là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của thai nhi

1. Mẹ bầu nên có tâm lý bình tĩnh, suy nghĩ tích cực

  • Tâm lý chung của mẹ bầu khi nhận được thông tin tim thai yếu từ bác sĩ là lo lắng, hoang mang dẫn tới mất ăn, mất ngủ. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới sức sức khỏe của mẹ mà còn cả thai nhi.
  • Việc làm quan trọng nhất lúc này là mẹ cần cố gắng thật bình tĩnh và suy nghĩ tích cực. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm trạng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tim thai nhi. Suy nghĩ tích cực giúp tinh thần của mẹ luôn thoải mái, yêu đời. Kết quả tích cực chính là tốt cho sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi và em bé sinh ra khỏe mạnh.
  • Ngược lại, khoa học đã chứng minh, tâm lý lo lắng và căng thẳng của người mẹ có thể dẫn đến sinh non, sinh trẻ nhẹ cân, tăng nguy cơ sảy thai, trẻ sinh ra cũng có tâm lý cáu bẳn, trí tuệ phát triển chậm so với các bạn đồng lứa.
Mẹ nên cố gắng giữ tâm lý bình tĩnh, suy nghĩ tích cực khi bác sĩ thông báo tim thai yếu 3 tháng đầu

Mẹ nên cố gắng giữ tâm lý bình tĩnh, suy nghĩ tích cực khi bác sĩ thông báo tim thai yếu 3 tháng đầu

Cụ thể những việc làm giúp mẹ bình tĩnh:

  • Không tham khảo quá nhiều thông tin trên mạng: Các thông tin tràn lan trên mạng xã hội thường có nhiều nội dung không chính xác, điều này có thể khiến mẹ lo lắng và hoang mang hơn.
  • Tin tưởng vào lời khuyên của bác sĩ: Bác sĩ là người có chuyên môn và kinh nghiệm trong sản khoa sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chuẩn xác và tư vấn tốt nhất cho mẹ.
  • Tâm sự với bố em bé: Mẹ bầu cần nói chuyện, tâm sự nhiều với người thân nhất là người chồng để tìm được sự an ủi, trấn an. Tránh tình trạng trầm cảm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm:

2. Mẹ bầu nên khám thai theo chỉ định bác sĩ trong 3 tháng đầu

Khám thai định kỳ là việc giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ đồng thời phát hiện bất thường, các bệnh lý tiềm ẩn ở cả mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai. Từ đó có giải pháp khắc phục kịp thời để hạn chế tối đa nguy cơ có thể bị sảy thai.

Khám thai theo chỉ định bác sĩ để theo dõi sát sao sức khỏe và sự phát triển của tim thai

Mẹ nên siêu âm, khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ

Tim thai xuất hiện vào cuối tuần thứ 5 của thai kỳ. Lúc này, một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển thành tim thai và bắt đầu những nhịp đập đầu tiên của mình. Nhịp tim thai ở tuần thứ 5-6 trung bình có thể đạt 110 nhịp/phút.

Với trường hợp tim thai yếu bác sĩ có thể cần các lần siêu âm tim thai sau đó để xác định chính xác tình trạng tim thai. Sau khi thực hiện xét nghiệm, phương pháp hỗ trợ chẩn đoán, bác sĩ sẽ có cơ sở để đưa ra hướng xử lý chính xác, phù hợp nhất. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về: Địa điểm bệnh viện tuyến trên, chuyên khoa để thực hiện khám chuyên sâu.

3. Chế độ ăn uống cho bà bầu để tốt cho tim thai của bé

3.1 Bà bầu nên ăn

Nhóm thực phẩm Cụ thể loại thực phẩm Tác dụng với tim thai nhi Cách bổ sung (món ăn, cách ăn)
Thực phẩm giàu sắt – Các loại thịt: thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu, thịt ngựa.

– Gan và nội tạng động vật.

– Hải sản vỏ cứng: sò, ốc, trai, nghêu.

– Rau củ: Rau chân vịt bông cải xanh…

– Các loại đậu: Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành.

– Hạt bí ngô.

– Sôcôla đen.

– Duy trì nhịp tim thai ổn định.

– Phòng ngừa bệnh suy tim.

– Món ăn: Hấp, luộc, chiên, xào, nướng, nấu canh, làm bánh, nước ép.

– Cách ăn: Ăn trực tiếp, nấu chín.

Thực phẩm giàu axit folic – Rau củ: Súp lơ xanh, bắp cải, bí đao, nấm, mùi tây, rau diếp, xà lách, ớt chuông, cải xoăn, cải tím, củ dền,

– Các loại đậu: đậu lăng, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu ván, đậu Lima

– Hoa quả và nước ép trái cây: dưa hấu, chuối, chanh, bưởi, cam, mâm xôi, việt quất, cà chua

– Thực phẩm dạng hạt: Mì ống, bánh mì, ngũ cốc

– Ngăn ngừa các dị tật về tim. – Món ăn: Hấp, luộc, chiên, xào, nấu canh, nướng, làm bánh, nước ép.

– Cách ăn: Ăn trực tiếp, nấu chín.

Nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa – Trứng.

– Sữa và các sản phẩm từ sữa.

– Rau: Ớt chuông, bông cải xanh, rau bina (rau chân vịt), cà tím, khoai lang, cà rốt,

– Trái cây: Táo, cam, nho đỏ, lựu, phúc bồn tử, dâu tây, nam việt quất, Atisô

– Ngũ cốc nguyên hạt: quinoa, yến mạch, gạo nâu.

– Đậu: Thận, pinto, đậu đỏ.

– Quả, hạt: Quả hồ đào, quả óc chó, hạnh nhân.

– Đồ uống: Trà, cà phê, nước ép lựu.

– Bảo vệ và tăn cường sức khỏe hệ thống tim mạch.

– Phòng tránh các bệnh lý tim mạch.

– Món ăn: Hấp, luộc, chiên, xào, nướng, làm bánh, nấu canh, nước ép.

– Cách ăn: Ăn trực tiếp, nấu chín.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin – Cá hồi, cá cơm.

– Sữa và ngũ cốc.

-Rau màu xanh: Rau bina, bông cải xanh, cải xoăn.

– Thịt bò, thịt cừu, thịt lợn.

– Trứng.

–  Đậu Hà Lan, đậu lăng.

– Ớt chuông.

– Bí xanh, bí đỏ.

– Nấm mỡ, nấm đông cô, nấm hương.

– Hạt lanh, hạt hướng dương.

– Quả bơ, quả hạch.

– Thanh long, đu đủ.

– Tham gia điều hòa hoạt động của tim.

– Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.

– Món ăn: Hấp, luộc, chiên, xào, nướng, làm bánh, nấu canh, nước ép.

– Cách ăn: Ăn trực tiếp, nấu chín.

 

Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt tốt cho tim thai nhi

Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt tốt cho tim thai nhi

3.2 Những thực phẩm bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng

  • Các loại rau củ đã mọc mầm: Loại thực phẩm này rất độc, có chứa chất solanin, nên có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi đồng thời làm tăng nguy cơ gây sảy thai.
  • Thực phẩm để lâu bị mốc, ôi thiu: Nhóm thực phẩm này bị nhiễm độc hoặc có độc tố, nếu mẹ ăn vào có thể gây hại cho thai nhi. Nhất là trong 3 tháng đầu phôi thai đang phát triển, nếu độc tố xâm hại có thể làm nhiễm sắc thể bị biến dạng hoặc phá vỡ, thậm chí là ngừng phát triển. Hậu quả là dẫn đến tình trạng thai nhi bị quái thai, dị tật bẩm sinh, thậm chí là lưu thai.
  • Đồ uống chứa chất kích thích: Uống rượu, bia khi mang thai có thể dẫn đến rối loạn phát triển ở trẻ. Trong khi đó, mẹ bầu uống cà phê trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ bị sảy thai rất cao.
  • Những thực phẩm co bóp tử cung: Gồm dứa, rau ngót, đu đủ xanh, cua, trứng sống… Những thực phẩm này có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến chảy máu trong và sảy thai.
  • Nước dừa: Mẹ bầu không nên uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể khiến tình trạng ốm nghén nặng hơn và gây đầy bụng khó tiêu.
Mẹ bầu không nên ăn các loại rau củ đã mọc mầm

Mẹ bầu không nên ăn các loại rau củ đã mọc mầm

3.3 Nguyên tắc bổ sung thực phẩm trong 3 tháng đầu cho mẹ bầu

Tăng thêm lượng đạm, đạm chất lượng cao:

  • Những thực phẩm giàu đạm tốt cho bà bầu gồm các loại thịt: thịt bê, thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cừu. Một số loại cá: cá cơm, cá hồi, cá mòi, cá chép. Hải sản: Tôm, ngao, sò huyết. Rau củ: Đậu đỗ, bông cải xanh, tảo xanh, tảo xoắn, bí đỏ, măng tây. Các loại hạt: Hạt hướng dương, bí đỏ, đậu phộng; hoa quả: Quả bơ, chuối, măng cụt.
  • Ngoài ra, mẹ bầu nên tăng cường thức ăn giàu đạm bởi: Đạm là thành phần chính tạo thành các bộ phận và cơ quan của cơ thể người. Do đó, trong quá trình mang thai mẹ nên tăng cường thức ăn giàu đạm để em bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.

Ăn đầy đủ nhóm chất: 

  • Chất béo: Omega 3 và omega 6 là các loại chất béo không bão hòa rất quan trọng đối với mắt, trí não và hệ thống tim mạch của thai nhi. Trường hợp tim thai yếu 3 tháng đầu mẹ nên tăng cường bổ sung các loại chất béo này để giúp bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh ngay từ khi ở trong bụng mẹ.
  • Chất sắt: Không chỉ là thành phần quan trọng giúp tạo nên hồng cầu, sắt còn là dưỡng chất quyết định tới sức khỏe tim mạch của bé. Do vậy, để cải thiện tình trạng tim thai yếu, mẹ bầu nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Tinh bột: Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu giúp thai phụ và thai nhi có đủ năng lượng để duy trì hoạt động của cơ thể.
  • Vitamin: Tác dụng của vitamin là hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu và thai nhi. Quan trọng nhất là vitamin D và vitamin C.
  • Canxi và Axit folic: Đây là hai khoáng chất cần thiết và không thể thiếu trong suốt thời gian mẹ mang thai. Tác dụng của Canxi và Axit folic là giúp em bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
  • Cách thức bổ sung dinh dưỡng đa dạng: Mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng qua thực phẩm, vitamin tổng hợp, sữa… Điều này giúp mẹ chắc chắn cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho bé yêu.
Mẹ bầu 3 tháng đầu cần ăn đầy đủ các nhóm chất

Mẹ bầu 3 tháng đầu cần ăn đầy đủ các nhóm chất

4. Chế độ sinh hoạt trong 3 tháng đầu

  • Nghỉ ngơi: Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
  • Làm việc: Tránh làm việc nặng, giảm khối lượng công việc, từ bỏ công việc căng thẳng, áp lực.
  • Quan hệ vợ chồng: Nên tránh quan hệ vợ chồng.
  • Tập luyện: Tránh tập luyện môn thể thao mạnh. Chỉ nên vận động nhẹ nhàng, đi bộ quãng đường ngắn hoặc tập yoga. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi chọn loại hình tập luyện.
Thai phụ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, từ bỏ công việc căng thẳng, áp lực

Thai phụ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, từ bỏ công việc căng thẳng, áp lực

Khi được chẩn đoán tim thai yếu 3 tháng đầu mẹ bầu cần giữ tâm lý thật bình tĩnh kết hợp với chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học và khám thai theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ khi mẹ có sức khỏe và tinh thần tốt thì bé yêu mới có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366!

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn chân gà được không? Liệu con có bị chân vòng kiềng?

    Bà bầu ăn chân gà được không? Con sinh ra có bị chân vòng kiềng? Chị em luôn thắc mắc vì trong giai đoạn nhạy…

    22 Th9, 2023
    7.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì

    Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Là câu hỏi của các tín đồ ăn vặt khi bước vào giai đoạn mang thai. Tuy đây…

    22 Th9, 2023
    4.0K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn mắm tôm được không? Những lưu ý cho mẹ bầu

    Mẹ bầu ăn mắm tôm được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ đang trong thai kỳ. Với nhiều tranh cãi…

    22 Th8, 2023
    3.1K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn hạt dẻ được không? Có tốt cho thai nhi không?

    Bầu ăn hạt dẻ được không? Hạt dẻ thơm ngon, giàu dinh dưỡng lại ít calo là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người.…

    25 Th9, 2023
    1.7K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám