18.3K
Tham vấn y khoa:Riêng tư: ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản phụ khoa
MỤC LỤC
Bầu 3 tháng đầu bị đau đầu nếu cơn đau nhẹ, tần suất thấp thì mẹ không cần phải lo lắng, tuy nhiên nếu bị đau đầu dữ dội và liên tục kéo dài thì có nguy hiểm không và nên xử lý như nào? Mẹ bầu hãy cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp ngay nhé!
Xem thêm:
Trên thực tế mẹ bầu đau đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ là một triệu chứng thường gặp, nếu cơn đau nhẹ, tần suất thấp (không xuất hiện hàng ngày) thì mẹ cũng không cần quá lo lắng.
Bởi loại trừ các yếu tố tiếng ồn hoặc môi trường, thì nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi sinh lý liên quan đến hormon và các triệu chứng do nghén gây ra khiến cơ thể không đủ dưỡng chất và nước.
Mang thai 3 tháng đầu bị đau đầu là hiện tượng thường gặp ở bà bầu
Đau đầu nhẹ và không thường xuyên là một triệu chứng thường gặp ở các mẹ bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ
Tuy nhiên trong trường hợp mẹ đau đầu dữ dội, đau liên tục kéo dài hàng tuần và không thể giảm đau bằng các phương pháp tự nhiên thì mẹ cần đến khám ngay bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Mẹ bầu cũng cần đặc biệt lưu ý không tự tiện sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ, kể cả thuốc có nguồn gốc thảo dược.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu, một số nguyên nhân chính là:
Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi các hormon và nội tiết tố gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, trong đó các chất tác động đến tâm trạng (như serotonin) gây xáo trộn trong tâm sinh lý ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, rất nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, buồn nôn, khó chịu trong người, cáu gắt… Tình trạng stress kéo dài dẫn đến các cơn đau đầu thường xuyên
Mất nước: Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên này mẹ bầu thường bị ốm nghén, nôn nhiều dẫn đến thiếu dịch lỏng và các chất điện giải cần thiết khác. Nếu không bổ sung nước kịp thời, não không được cung cấp đủ nước cần thiết để hoạt động, từ đó gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai…
Ốm nghén là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất nước ở mẹ bầu
Đường huyết dao động: Khi đói, đường trong máu giảm, đây là một nguyên nhân gây đau đầu phổ biến, kể cả ở người bình thường. Khi bị giảm đường huyết mẹ bầucó thể cảm thấy đau đầu, kèm theo chóng mặt, mệt mỏi.
Căng thẳng: Khi mẹ bầu bị căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh lượng lớn cortisol gây tăng huyết áp và tăng nhịp tim quá mức, từ đó cũng dẫn đến rối loạn tuần hoàn não gây nên tình trạng bầu 3 tháng đầu bị đau đầu. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý, nếu các cơn đau xuất hiện đột ngột, số lượng và mức độ các cơn đau tăng lên trong ngày thì mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn của bác sĩ.
Chế độ ăn uống không hợp lý: Việc mẹ bầu ăn thiếu bữa hoặc sử dụng các chất kích thích như cafe, rượu, bia, thuốc lá hoặc uống ít nước… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Nếu mẹ bầu 3 tháng đầu bị thiếu ngủ, không vận động hoặc hoạt động, tập thể thao quá sức cũng có thể gây ra tình trạng đau đầu.
Mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản và an toàn sau để giảm nhanh cơn đau đầu khó chịu:
Khi chườm ấm, nhiệt làm giãn mạch, tăng cường tuần hoàn nên rất hiệu quả trong giảm đau đầu ở mẹ bầu, đặc biệt là với các mẹ bầu bị viêm xoang hay viêm mũi dị ứng. Để chườm mẹ bầu hãy đặt một túi chườm ấm quanh mắt và mũi trong khoảng 10 phút và thư giãn.
Mẹ có thể lựa chọn những túi chườm nhỏ, tiện lợi sử dụng được cho nhiều mục đích
Đắp khăn lạnh làm các mạch máu co lại, giảm tiêu thụ oxy chuyển hóa, giảm tính thấm, giảm viêm và làm giảm đau, có hiệu quả với trường hợp đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng, stress. Mẹ nên đắp khăn lạnh tại cổ, để mát vừa phải và không đắp quá 20 phút.
Xoa bóp làm tăng lưu thông máu giúp giảm đau đầu hiệu quả. Dùng 2 ngón tay trỏ, day và miết nhẹ huyệt thái dương từ từ lên góc trán, lên huyệt đầu duy và kết hợp xoa bóp vùng cổ vai gáy để lưu thông máu tốt hơn. Thực hiện từ 3 – 5 lần/ngày.
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị đau đầu có thể uống một cốc nước âm hoặc trà gừng để giảm nhanh các cơn đau đầu. Bởi tính ấm của nước hoặc gừng giúp làm giãn mạch, tăng lưu thông máu, giảm đau. Tuy nhiên với trà gừng mẹ lưu ý không nên uống quá nhiều lần trong ngày hoặc nhiều ngày liên tiếp vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Mẹ sẽ bất ngờ về hiệu quả sau khi nhâm nhi thưởng thức cốc trà gừng và nghỉ ngơi khoảng 15 phút đấy
Bà bầu 3 tháng đầu bị đau đầu nên nằm nghỉ ngơi, tránh ánh sáng và tiếng anh ngay lúc đó. Bởi khi này áp lực tinh thần giảm đi sẽ khiến cơ thể phục hồi nhanh chóng, máu huyết lưu thông giúp mẹ nhanh chóng thư giãn, giảm cảm giác đau khó chịu.
Đau đầu có thể do bị thiếu oxy lên não và những nhịp thở tốt sẽ giúp mang một lượng oxy thích hợp vào cơ thể giúp hỗ trợ lưu thông máu, đồng thời giúp bạn bình tĩnh hơn. Lúc này mẹ hãy thử hít thử sâu, đếm đến 10 trong khi hít vào và 10 lần nữa khi thở ra chắc chắn sẽ rất hữu ích đó!
Mang thai 3 tháng đầu bị đau đầu là hiện tượng thường gặp ở bà bầu. Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần nên cảnh giác và cần nắm được khi nào là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng đau đầu ở bà bầu gặp nguy hiểm cần được đi khám bác sĩ. Cụ thể nếu mẹ bầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sau thì nên đi gặp bác sĩ ngay:
Mang thai 3 tháng đầu bị đau đầu kèm theo hiện tượng sốt cao đến gặp bác sĩ ngay
Các bà bầu khi mang thai 3 tháng đầu thấy hiện tượng đau đầu không nên chủ quan, cần theo dõi các dấu hiệu hiện tượng đau đầu. Nếu thấy các dấu hiệu trên các bà bầu nên đến gặp bác sĩ luôn nhé.
Sau khi đã điều trị được cơn đau đầu, mẹ cũng cần lưu ý để tránh cơn đau đầu quay lại bằng cách áp dụng một số biện pháp sau:
Tập thói quen nghiêng về bên trái nhiều hơn sẽ giúp mẹ thở tốt hơn và giảm áp lực lên tử cung
Ngoài các thắc mắc mang thai 3 tháng đầu bị đầu đầu thì còn rất nhiều các câu hỏi xung quanh vấn đề đau đầu ở bà bầu 3 tháng đầu. Cùng tham khảo các câu hỏi và trả lời ngay dưới đây.
Câu hỏi 1: Bà bầu đau đầu có được bôi dầu gió không?
MEDIPLUS trả lời: Có thể xoa thái dương, tuy nhiên không nên sử dụng thường xuyên và không được uống, ngửi dầu gió. Trong dầu gió có một số thành phần không tốt cho bà bầu như long não, tinh dầu bạc hà, methyl salicylate. Mẹ có thể cân nhắc dùng dầu tràm giúp cải thiện tinh thần, tốt cho hô hấp và giữ ấm cơ thể.
Câu hỏi 2: Có thể sử dụng thuốc gì để giảm đau đầu cho bà bầu?
MEDIPLUS trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân gây đau đầu, vì thế mẹ không được tự ý sử dụng thuốc. Hãy đến thăm khám bác sĩ, tùy vào tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra cách xử trí phù hợp.
Câu hỏi 3: Tại sao bà bầu bị đau đầu chóng mặt?
MEDIPLUS trả lời: Một trong những lý do mẹ bầu bị đau đầu chóng mặt là do thay đổi nội tiết trong quá trình mang thai. Mẹ bầu nên đứng lên ngồi xuống từ từ, tránh đột ngột. Nếu thấy hiện tượng này nên dừng di chuyển tìm điểm bám, ra dấu hiệu cần giúp đỡ.
Câu hỏi 4: Tại sao bà bầu bị đau đầu buồn nôn?
MEDIPLUS trả lời: Đây cũng là một hệ quả của việc thay đổi nội tiết khi mang thai, thường gọi là ốm nghén. Ngoài ra nguyên nhân cũng có thể do thiếu máu hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu chất. Khi này mẹ nên bổ sung thêm sắt và thay đổi chế độ ăn. Nếu tình trạng ngày càng nặng, mẹ nên đến thăm khám bác sĩ sớm.
Hy vọng các thông tin trong bài viết đã cung cấp cho mẹ bầu những phương pháp để giảm hiệu quả triệu chứng đau đầu như chườm ấm, đắp khăn mát, điều chỉnh nhịp thở, uống nước ấm…
Mong rằng mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau đầu có thể dễ dàng vượt qua những tháng thai kỳ nhẹ nhàng và tràn đầy năng lượng để chào đón thiên thần nhỏ của mình!
Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
Riêng tư: ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân
Với hơn 30 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó có 20 năm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.