59.9K
Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng có nguy hiểm hay không sẽ tùy thuộc vào mức độ đau và các dấu hiệu đi kèm. Mẹ bầu không nên quá căng thẳng nhưng cần theo dõi kỹ lưỡng các triệu chứng của mình để có hướng xử lý đúng và kịp thời. Hãy cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé!
Xem thêm:
Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nếu chỉ có căng tức bụng dưới hoặc đau bụng lâm râm thì không nên quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường và không nguy hiểm. Triệu chứng này là dấu hiệu của trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung, làm tổ thành công, đồng thời là hệ quả của việc nôn ọe thường xuyên do nghén.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đau bụng có kèm theo các triệu chứng sau hãy đến bệnh viện ngay để được kiểm tra:
Nhìn chung, các triệu chứng trên là dấu hiệu của một số nguy cơ như: thai ngoài tử cung, dọa sảy thai sớm, thai chết lưu…đều có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Do đó mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý theo dõi các dấu hiệu bất thường đi kèm với đau bụng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng trong tam cá nguyệt đầu tiên được chia thành 2 nhóm chính:
Nhóm nguyên nhân do thay đổi sinh lý
Nhóm nguyên nhân bệnh lý
Mẹ bầu cần theo dõi các triệu chứng của mình. Nếu có thể hãy đến thăm khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng, từ đó có cách phòng ngừa hiệu quả. Một số biện pháp tương ứng với nguyên nhân để mẹ tham khảo:
Với nguyên nhân do nghén (nôn nhiều)
Giảm tiếp xúc với yếu tố kích thích nôn: với một số người, đó có thể là mùi chiên xào thức ăn, mùi thuốc lá, mùi mỹ phẩm, thậm chí có một số mẹ trở nên sợ thức ăn mà họ quen dùng bấy lâu nay.
Bổ sung dinh dưỡng bị thiếu hụt: qua sữa, viên uống vitamin tổng hợp và khoáng chất có tham khảo ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, ngoài 3 bữa ăn chính mẹ nên dùng thêm các bữa ăn phụ sau mỗi vài giờ, tránh để mình bị đói.
Với nguyên nhân do táo bón
Uống đủ nước: nước không chỉ cung cấp các ion cần thiết mà còn giảm đau bụng dưới hiệu quả. Mẹ nên uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày, có thể tăng lên trong những ngày nóng bức để tránh tình trạng mất nước.
Bổ sung nhóm thực phẩm giúp nhuận tràng: như sữa chua, các loại trái cây như nho, đu đủ chín, táo và các thực phẩm nhiều chất xơ như khoai lang, cà rốt, rau xanh…sẽ giúp mẹ giảm tình trạng táo bón gây đau bụng.
Vận động nhẹ nhàng sau ăn: giúp kích thích tiêu hóa. Mẹ có thể đi dạo, tránh nằm ngay sau khi ăn. Ngoài ra, tích cực tập các bài yoga nhẹ nhàng cho phụ nữ mang thai sẽ giúp mẹ giãn cơ, ngăn chặn cơn đau.
Với nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu
Mẹ bầu sẽ cần dùng thuốc để điều trị. Do đó khi thấy có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, mẹ bầu cần nghỉ ngơi để tinh thần thư thái, tránh căng thẳng, không đứng ngồi quá lâu 1 tư thế, không làm việc nặng và quan hệ tình dục nhẹ nhàng.
Đau bụng trong tháng 3 tháng đầu là một triệu chứng thường gặp và có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên mẹ bầu không được chủ quan, một số lưu ý mà mẹ cần ghi nhớ bao gồm:
Câu hỏi 1: Ra máu và đau bụng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không? Cần làm gì?
MEDIPLUS trả lời: Triệu chứng ra máu kèm đau bụng là dấu hiệu nguy hiểm. Đây có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, dọa sảy thai sớm… đe dọa tính mạng của mẹ và bé. Do đó mẹ bầu cần tới bệnh viện ngay để được kiểm tra.
Câu hỏi 2: Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm nguyên nhân do đâu?
MEDIPLUS trả lời: Nếu mẹ bầu đau bụng lâm râm ở tuần thứ 7 thai kỳ mà không kèm theo các triệu chứng khác thì đây là tình trạng bình thường. Có thể đau là do căng cơ và dây chằng khi phải nâng đỡ tử cung ngày một to lên. Khi mẹ bầu ho, thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống sẽ có cảm giác đau rõ hơn.
Tuy nhiên, nếu tình trạng đau thường xuyên kéo dài, chuyển sang dữ dội hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường khác như: ra máu, đau lưng, buồn nôn, choáng,… thì mẹ cần đi khám ngay. Đây là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo thai ngoài tử cung, dọa sảy thai…Mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng và báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Hy vọng tất cả thông tin trên giải đáp thắc mắc về bầu 3 tháng đầu hay bị đau bụng. Mẹ bầu cần theo dõi tình trạng đau bụng và các dấu hiệu kèm theo để có hướng xử lý đúng và kịp thời. Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được các chuyên gia MEDIPLUS giải đáp chi tiết và nhanh nhất hoặc bạn có thể đến ngay “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” tại địa chỉ: Tầng 2, Trung tâm thương mại Mandarin Garden 2, 99 phố Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội để được thăm khám ngay nhé!
*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
BS Hoàng Văn Sơn
Bs Hoàng Văn Sơn tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ Đa khoa tại Học viện Quân Y. Hiện bác sĩ đang là bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Quân…
Bài viết liên quan
Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…
Chuyên mục: Sản khoa
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, bà bầu ăn lá é được không vẫn…
Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa…
Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hoặc từng vùng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.