Máu báo thai ra nhiều hay ít, khác với kinh nguyệt như thế nào?

Cập nhật 04/05/2023

20.9K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản phụ khoa

Máu báo thai là một trong những dấu hiệu mang thai phổ biến, xảy ra khi tinh trùng và trứng thụ tinh thành công, lúc này phôi thai bắt đầu bám niêm mạc tử cung để làm tổ. Theo ước tính có khoảng từ 15-25% phụ nữ xuất hiện tình trạng này khi bắt đầu thai kỳ, đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, thường gặp và không nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ máu báo thai là gì, cách phân biệt máu báo thai với kinh nguyệt và các lưu ý khi xuất hiện máu báo thai.

Máu báo thai là gì?

Bạn đã nhận biết được máu báo là gì nó có khác gì với máu kinh nguyệt?

Bạn đã nhận biết được máu báo là gì nó có khác gì với máu kinh nguyệt?

Máu báo thai là hiện tượng ra máu ở vùng âm đạo, thường xuất hiện sau quá trình thụ tinh, khi phôi thai di chuyển và bắt đầu làm tổ tại tử cung. Sự làm tổ của phôi thai sẽ khiến một phần nhỏ lớp niêm mạc bị tổn thương và bong ra gây nên tình trạng ra máu.

Hiện tượng ra máu báo này có thể xuất hiện ngay trước kỳ kinh nguyệt, thông thường vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 trước kỳ kinh tiếp theo, một số trường hợp có thể xuất hiện muộn hơn. Khi xuất hiện tình trạng này kèm theo một số dấu hiệu  như mệt mỏi, buồn nôn, đau râm ran vùng bụng, căng tức ngực, tâm trạng thay đổi, thèm ăn thì nhiều khả năng bạn đã có thai và để chắc chắn hơn thì bạn có thể dùng que thử thai hoặc thực hiện xét nghiệm beta HCG.

Triệu chứng khi ra máu báo thai

Máu báo thai thường xuất hiện sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công sau khoảng 8-12 ngày, tương đương ngày thứ 2-7 trước kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Lúc này, một số chị em có thể xuất hiện tình trạng đau bụng dưới nhẹ kèm theo một vài đốm máu nhỏ màu hồng hoặc nâu trên quần lót. Máu báo thai sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn với lượng rất ít trong vòng vài giờ hoặc kéo dài đến 2 ngày.

Tình trạng đau bụng âm ỉ và đau bụng nhẹ khi xuất hiện cùng lúc với máu báo thai là hoàn toàn bình thường, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, đau quặn bụng hoặc đau bụng kéo dài khi ra máu báo thai có thể là dấu hiệu của một số trường hợp nguy hiểm, cần có sự tư vấn và thăm khám với bác sĩ.

Đặc điểm của máu báo thai

Đặc điểm nhận biết máu báo thai

Đặc điểm nhận biết máu báo thai

– Máu báo thai có thể xuất hiện ở quần lót dưới dạng đốm nhỏ màu nâu, hồng nâu hoặc đỏ tươi.

– Lượng máu báo thấm hoàn toàn vào quần, không xuất hiện vón cục và không có dịch nhầy kèm theo.

– Lượng máu báo chỉ xuất hiện rất ít (vài giọt), không xuất hiện ồ ạt.

– Thời gian ra máu thường chỉ kéo dài vài giờ và ít hơn 2 ngày (nếu kéo dài hơn có thể là tình trạng nguy hiểm).

– Không kèm đau bụng như máu báo có kinh, không có biểu hiện gì bất thường khác.

Máu báo thai được xem là một trong những dấu hiệu sớm và dễ nhận biết của thai nghén, ngay cả khi chưa trễ kinh, do đó đặc điểm của máu báo thai khi xuất hiện có thể đi kèm các dấu hiệu mang thai khác như:

  • Cảm giác đau thắt nhẹ ở bụng diễn ra trong thời gian ngắn
  • Thay đổi trạng thái cảm xúc
  • Đau đầu, mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Căng tức vùng ngực
  • Đau mỏi thắt lưng
  • Thèm ăn hoặc chán ăn.

(Tuy nhiên những dấu hiệu kể trên cũng có thể là triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS), do đó, để phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt chủ yếu cần dựa trên số lượng máu và thời gian ra máu).

Nguyên nhân xuất hiện máu báo thai

Sau quá trình thụ tinh và hình thành, phôi thai sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung người mẹ và không ngừng phân chia thành hàng trăm tế bào.

Cùng lúc đó, lớp niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) cũng bắt đầu dày lên và phát triển nhiều mạch máu hơn để chuẩn bị cho quá trình phôi thai làm tổ và phát triển sau này.

Khi phôi thai đi vào tử cung và đào sâu vào nội mạc tử cung sẽ khiến vỡ các mạch máu nhỏ và một phần nhỏ lớp niêm mạc bị tổn thương và bong ra gây nên tình trạng ra máu.

>>>Bạn cần biết:

Máu báo thai và Kinh nguyệt khác nhau thế nào

Máu báo thai và kinh nguyệt khác nhau như thế nào?

Máu báo thai và kinh nguyệt khác nhau như thế nào?

Do thời điểm xuất hiện máu báo thai thường rất gần hoặc trùng với kỳ kinh nguyệt nên có thể gây ra sự nhầm lẫn đối với một số chị em, đặc biệt là với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh thất thường. Tuy nhiên, các chị em có thể dựa trên một số đặc điểm khác biệt rõ rệt nhất dưới đây:

Màu sắc

Màu sắc của máu kinh thường là màu đỏ, đỏ nhạt, đỏ tươi đến đỏ sẫm. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu khi thai bắt đầu làm tổ thường có dạng đốm nhỏ màu hồng nhạt hoặc màu nâu sẫm.

Hình thái

Trong kỳ hành kinh, nhiều người sẽ bắt gặp máu cục, các cục máu màu đỏ sẫm hoặc đen. Tuy nhiên, máu báo thai không có máu cục và sẽ thấm hoàn toàn và băng vệ sinh hoặc quần lót.

Lượng máu

Lượng máu khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ ra nhiều, và thậm chí là ra ồ ạt vào những ngày thứ 2 hoặc thứ 3 kỳ kinh ở một số chị em. Tampon, băng vệ sinh hay cốc nguyệt san là những vật dụng không thể thiếu của chị em  trong chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng máu báo thai thường chỉ “lốm đốm”, lượng rất ít và chỉ ra lấm tấm vài giọt màu hồng hoặc nâu và thấm vào quần hoặc giấy sau khi đi vệ sinh.

Thời gian ra máu

Máu báo thai xuất hiện “chớp nhoáng” vài giờ và chỉ kéo dài lên đến khoảng 2 ngày. Nếu hiện tượng ra máu ở âm đạo đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, kéo dài trên 2 ngày với lượng máu nhiều thì sẽ là máu kinh thay vì máu báo thai.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn bình thường, lượng máu rải rác, máu ra có màu hồng hoặc nâu sẫm và không có cảm giác đau bụng hoặc đau bụng ít hơn bình thường thì khả năng cao đó là máu báo thai.

Mẹ bầu mang thai lần đầu tiên cũng thường gặp hiện tượng ra máu báo mang thai làm tổ hơn những người mang thai lần thứ hai trở đi.

Các vấn đề về máu báo thai bạn cần lưu ý

Chảy máu khi thai làm tổ là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, không phải là một vấn đề đáng lo ngại và hoàn toàn không ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng ra máu bất thường ở âm đạo không phải máu báo hoặc kỳ kinh nguyệt thì có thể là triệu chứng của nhiều biến chứng nguy hiểm như: sảy thai, mang thai ngoài tử cung hoặc tiềm ẩn một số bệnh lý ở tử cung, phần phụ của nữ giới như: tổn thương cổ tử cung (đặc biệt là sau khi thăm khám âm đạo), kích ứng hoặc tổn thương âm đạo sau khi quan hệ mạnh, nhiễm trùng, viêm nhiễm phụ khoa.

Chảy máu khi mới mang thai xử trí như thế nào?

Chảy máu khi đang mang thai cần đặc biệt lưu ý

Chảy máu khi đang mang thai cần đặc biệt lưu ý

20-30% phụ nữ có hiện tượng chảy máu ra huyết âm đạo lượng ít (không phải máu báo thai) vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, chảy máu âm đạo kéo dài có thể là dấu hiệu của một vấn đề nguy hiểm hơn, càng trầm trọng hơn là chảy máu trong thời kỳ mang thai.

Ba vấn đề cần lưu ý là thai trứng, mang thai ngoài tử cung hay sảy thai đều gây hiện tượng chảy máu âm đạo. Do đó khi xuất hiện tình trạng ra máu kéo dài khi đã xác định có thai, mẹ bầu cần đi đi khám và thông báo với bác sĩ về tình trạng ra máu âm đạo và các triệu chứng khác. Xuyên suốt trong thai kỳ, khi có bất cứ tình trạng chảy máu nào xảy ra cần lập tức liên hệ với bác sĩ và tới cơ sở y tế để thăm khám.

Ra máu báo nhưng thử thai vẫn lên 1 vạch?

Ngay sau khi xuất hiện máu báo, có thể lúc này que thử thai vẫn chưa xuất hiện 2 vạch do nồng độ HCG vẫn còn thấp, để chắc chắn bạn có thể thử lại sau khi trễ kinh. Việc thử thai quá sớm sẽ cho kết quả không chính xác.

Ra máu báo thai nhưng test vẫn một vạch

Ra máu báo thai nhưng test vẫn một vạch

Sử dụng sai cách que thử thai: Bạn nên chú ý đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng và thực hiện việc thử thai bằng que thử vào buổi sáng sớm, khi nồng độ hCG trong nước tiểu cao hơn các thời điểm khác trong ngày. Đôi khi que thử có thể cho kết quả sai, vì thế bạn có thể sử dụng từ 2-3 que khác nhau để có kết quả chắc chắn hơn.

Ngoài ra, trường hợp ra máu báo nhưng thử que không lên cũng có thể do mẹ bị nhầm lẫn hiện tượng ra máu báo với kỳ kinh nguyệt hoặc tình trạng bệnh lý khác tại phần phụ. Vì thế, nếu xác định đã ra máu báo thai và chậm kinh sau khoảng 1 tuần mà thử thai vẫn nhưng khi thử que cho kết quả âm tính bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu (xét nghiệm Beta HCG) hoặc có thể tới các cơ sở y tế để kiểm tra mình có mang thai không một cách chính xác.

Các bước hành động khi ra máu báo thai

Để dễ phân biệt, khi xuất hiện tình trạng chảy máu ở âm đạo, chị em có thể dùng băng vệ sinh hằng ngày để dễ theo dõi số lượng và màu sắc nhằm phân biệt và dự phòng các trường hợp, biến chứng nguy hiểm.

Sử dụng que thử thai hoặc thử máu để chắc chắn đã có thai

Que thử thai có độ chính xác cao, vì thế khi có máu báo thai, dùng que thử là cách tiết kiệm nhất để xác nhận có đúng bạn đã có thai hay chưa, hoặc bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu (xét nghiệm Beta HCG) để chắc chắn mình có thai hay chưa.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ

Cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ trong thời kỳ đầu mang thai được các bác sĩ khuyến cáo là việc cần ưu tiên hàng đầu đối với các mẹ bầu để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, chị em cũng cần chú ý dành thật nhiều thời gian nghỉ ngơi điều độ, giữ sức khỏe và tinh thần thoải mái để “9 tháng 10 ngày” diễn ra an toàn, thuận lợi.

Khám sản phụ khoa là việc làm cần thiết

Nếu muốn có kết quả chính xác hơn nữa sau khi đã thực hiện thử thai tại nhà, đồng thời để chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh nhất, thì khám sản phụ khoa tại các cơ sở y tế cũng là điều được các bác sĩ khuyến cáo khi xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo.

Thông qua thăm khám với các chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp, các chuyên gia sẽ đưa ra kết quả phù hợp nhất với tình trạng thực tế của bạn, đồng thời đưa ra lời khuyên hữu ích về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt phù hợp nhất cho những tuần đầu của thai kỳ.

Khám sản phụ khoa và khám thai ở những tuần đầu có thể giúp phát hiện sớm những bất thường của ở mẹ bầu có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Do vậy, mẹ bầu nên chú ý thăm khám khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường trong suốt thai kỳ của mình. Khi thăm khám, mẹ bầu nên thông báo kỹ tới bác sĩ những triệu chứng gây khó chịu và những cảm giác bất thường của cơ thể.

❤ Hy vọng những thông tin trên bài viết đã giúp chị em phụ nữ hiểu rõ thêm về máu báo thai, cách phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt dựa trên số lượng, màu sắc và thời gian ra máu. Nếu mẹ bầu còn có bất kỳ thắc mắc gì và tư vấn thêm, thì vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được các chuyên gia đến từ Tổ hợp Y tế MEDIPLUS giải đáp.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Suy buồng trứng sớm – Nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu ở nữ giới

    Suy buồng trứng là bệnh lý khá phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến buồng trứng, đe dọa sức khỏe sinh sản và “khả năng…

    27 Th6, 2023
    465

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản phụ khoa

    Dấu hiệu u nang buồng trứng lành tính và cách chữa tại nhà

    80% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ đều mắc bệnh U nang buồng trứng lành tính. Nhưng lại ít ai biết những dấu hiệu…

    17 Th7, 2023
    1.0K

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Sản phụ khoa

    Viêm tuyến vú là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

    Viêm tuyến vú là tình trạng phổ biến thường gặp ở phụ nữ, bệnh gây ra nhiều đau đớn và khó chịu ở quanh vùng…

    19 Th7, 2023
    524

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Sản phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám