28 tuần siêu âm 2D hay 4D? Các chỉ số thai nhi nào mẹ cần phải lưu ý?

Cập nhật 24/06/2023

12.5K

BSCKI. Mai Văn Bằng

Tham vấn y khoa:BSCKI. Mai Văn Bằng

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Siêu âm

Mang thai 28 tuần siêu âm 2D hay 4D để biết chính xác tình trạng của thai nhi trước khi bước vào giai đoạn 3 tháng cuối cùng của thai kì. Xem ngay bài viết sau để biết chi tiết.

Xem thêm:

1. Thai 28 tuần nên siêu âm 2D hay 4D?

Ở thời điểm 28 tuần, mẹ có thể lựa chọn siêu âm 2D hay 4D đều được. Dựa trên kết quả siêu âm, bác sĩ có thể biết được ngôi thai và phát hiện các bất thường ở thai, tình trạng phát triển thai nhi có chậm hay không để tránh các hiện tượng suy thai, thai chết lưu và ngạt sau đẻ.

Mang thai 28 tuần mẹ siêu âm 2D hay 4D đều được

Mang thai 28 tuần mẹ siêu âm 2D hay 4D đều được

Về bản chất, siêu âm 2D, 4D khác nhau ở cách thể hiện hình ảnh và bác sĩ sản khoa sẽ ứng dụng từng loại tại từng thời điểm thích hợp của thai kỳ. Cụ thể với mỗi loại sẽ có các đặc điểm riêng như sau:

  • Siêu âm 2D: Chi phí thấp, cho biết các thông số cơ bản của trẻ.
  • Siêu âm 4D: Chi phí cao hơn, cho các hình ảnh chân thực, có video bé chuyển động rõ ràng và mạnh mẽ.

Siêu âm 4D chỉ nên áp dụng vào từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 32 mới phát huy hết hiệu quả do đó mẹ lưu ý không nên lạm dụng. Nếu chỉ cần các chỉ số thông thường của thai nhi mẹ hoàn toàn có thể sử dụng siêu âm 2D đã cho đầy đủ các thông số cần thiết. Sau đây là hình ảnh thai nhi 28 tuần khi siêu âm 2D va 4D cho mẹ dễ hình dung.

2. Hình ảnh thai nhi 28 tuần trong bụng mẹ

28 tuần là giai đoạn bé đã phát triển tương đối các hệ cơ quan cần thiết. Từ đây đến cuối thai kỳ, em bé bắt đầu nhận biết được âm thanh và giọng nói thân quen, vì vậy mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn và trò chuyện với bé, gắn kết tình mẫu tử trước khi sinh.

Hình ảnh siêu âm 2D và 4D thai nhi tuần 28

Hình ảnh siêu âm 2D và 4D thai nhi tuần 28

Cụ thể, 28 tuần siêu âm 2D hay 4D mẹ đều có thể quan sát được các thay đổi của bé bao gồm:

  • Cân nặng bé: Thay đổi nhanh, đạt khoảng 1kg tương đương với một quả cà tím dài.
  • Khuôn mặt bé: Đã thể hiện rõ các chi tiết trên khuôn mặt.
  • Sự phát triển của não bộ: Bề mặt não nhẵn và mặt não xuất hiện các rãnh nhăn cùng với vết lõm điển hình của não bộ.
  • Mắt của bé vẫn đang phát triển, tuy nhiên bé vẫn có khả năng nhìn trong trường hợp sinh non. Bé có thể có trạng thái ngủ REM (cử động mắt nhanh), như đang mơ.
  • Phổi hình thành hoàn chỉnh: bé có thể tự thở được nếu sinh non ở tuần thứ 28.
  • Có lông mi, tóc dài ra.
  • Làn da căng mịn hơn.
  • Cấu trúc xương rắn chắc hơn.
  • Bé vận động thường xuyên hơn, cứ động nhiều hơn, hay đạp mẹ, có thể mút ngón tay cái, mắt nhắm mở,…
  • Có xu hướng thay đổi tư thế cho lúc sinh, bé nằm chéo, đầu chúc xuống dưới để chuẩn bị chuyển dạ và chào đời.

3. Các chỉ số thai nhi ở tuần 28 mẹ cần biết

Các chỉ số thai nhi tuần thứ 28

Các chỉ số thai nhi tuần thứ 28

Các chỉ số thai nhi 28 tuần siêu âm 2D hay 4D thu được bao gồm:

  • BPD  (mm): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.
  • FL (mm): Chiều dài xương đùi.
  • AC (mm): Chu vi bụng.
  • HC (mm): Chu vi đầu.
  • CRL (mm): Chiều dài đầu mông.
  • EFW (g): Cân nặng ước tính.

Nhìn chung, ở tuần thứ 28, trung bình bé sẽ có đường kính lưỡng đỉnh BPD là 71mm, chiều dài xương đùi FL là 52mm, chu vi bụng AC 246mm, chu vi đầu HC 266mm và cân nặng ước tính EFW là 1210g.

Nếu em bé của bạn có các chỉ số trên thấp hơn nhiều so với giá trị trung bình tức là thai nhi đang phát triển chậm, bác sĩ sẽ khuyên bạn bổ sung chế độ ăn các chất dinh dưỡng hoặc có thể tiến hành thêm các xét nghiệm khác để theo dõi xem bạn có mắc bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không.

4. Một số triệu chứng thường gặp khi mang thai tuần 28

Đau đầu chóng mặt là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai tuần 28

Đau đầu chóng mặt là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai tuần 28

Ở thời điểm này, mẹ có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Chuột rút: xuất hiện do giãn tĩnh mạch ở chân, áp lực của tử cung mở rộng chèn lên các mạch máu dưới chân, chặn các dây thần kinh từ thân đến chân.
  • Tiết sữa non:
  • Chảy máu nướu răng: Do thay đổi hormon và thói quen ăn uống.
  • Nghẹt mũi: Nồng độ cao estrogen và progesterone làm tăng lưu lượng máu đến các màng nhầy trong mũi, khiến chúng sưng và có thể gây ngạt mũi.
  • Khó thở: bé lớn hơn, dồn nén lên phổi và cơ hoành của mẹ nên có thể khiến mẹ khó thở hơn.
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt: bụng của mẹ ngày càng to sẽ gây áp lực lên các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu lên não và gây chóng mặt.
  • Hạ huyết áp khi nằm ngửa: cảm giác chóng mặt chỉ biến mất khi mẹ quay người sang hướng khác. Do đó, trong giai đoạn này mẹ nên nằm nghiêng để tránh gây áp lực lên bé và mẹ cũng dễ chịu hơn.
  • Rối loạn chức năng mu Symphysis (SPD): Hormone relaxin làm cho các dây chằng ở khớp xương chậu của mẹ quá co giãn, khiến khớp xương chậu không ổn định. Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn thấy đau vùng chậu.
  • Nám da, da nhạy cảm hơn: Các vùng da ở bụng, đùi, hông dễ bị khô, bong tróc, ngứa, phát ban do thời kỳ 28 tuần mẹ thường sẽ tăng cân nhanh.

Hy vọng với thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc mang thai 28 tuần siêu âm 2d hay 4d. Nếu mẹ cần tư vấn thêm vui lòng gọi đến số hotline 1900 3366 chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám