Siêu âm tuyến giáp hết bao nhiêu tiền? Quy trình thực hiện

Cập nhật 22/08/2023

5.1K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Siêu âm

Siêu âm tuyến giáp là kỹ thuật được nhiều cơ sở y tế áp dụng để quan sát, thăm dò hình ảnh của tuyến giáp. Thông qua hình ảnh thu nhận được nhờ sóng âm tần số cao, các bác sĩ có thể đánh giá, xem xét những bất thường trong cấu trúc tuyến giáp. Từ đó đưa ra hướng xử trí, phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh. Vậy, quy trình siêu âm tuyến giáp gồm những giai đoạn nào? Liệu chi phí thực hiện có tốn kém hay không?

Những điều cần biết về tuyến giáp

Tuyến giáp là một trong chín tuyến nội tiết chính của cơ thể, có hình cánh bướm, đảm nhiệm chức năng tiết ra các hormon giáp trạng gồm Thyroxine (T4), Triiodo thyroxine (T3) và một hormon peptide khác có tên là calcitonin giúp kiểm soát hàm lượng canxi trong máu. Bình thường, tuyến giáp nặng khoảng 10-20 gram, được xem là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể.

Về cấu tạo, tuyến giáp được chia thành 2 thùy là thùy trái và thùy phải. Hai thùy này được nối với nhau bởi eo tuyến giáp. Vị trí tuyến giáp nằm từ đốt sống cổ thứ 5 đến đốt sống ngực 1, phía trước được bao bọc bởi da và cơ thịt, phía sau là khí quản. Đơn vị chức năng của tuyến giáp là các nang tuyến giáp hình cầu, được lót bởi các tế bào nang và tế bào parafollicular bao quanh một ống chứa chất keo.

Tuyến giáp giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động chuyển hóa của các chất trong cơ thể. Thông qua T3 và T4, tuyến giáp thực hiện các nhiệm vụ chính:

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể

  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào: Tăng cường chuyển hóa glucid và lipid, qua đó làm tăng đường huyết và cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong cơ thể, đồng thời, thúc đẩy quá trình giảm cân.
  • Tác động và điều hoà hoạt động của tuyến sinh dục và tuyến sữa.
  • Tăng nhịp tim, lưu lượng máu qua tim và nhịp hô hấp để cung cấp đủ oxy cho sự chuyển hoá tại mô và cơ quan.
  • Thúc đẩy và nâng cao hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.
  • Đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
  • Điều hoà và ổn định nồng độ canxi trong máu.

CHỈ CÒN 1 NGÀY NỮA LÀ ĐẾN HỘI THẢO BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP

ĐĂNG KÝ THAM GIA NGAY HÔM NAY

Banner desktop hội thảo bệnh lý tuyến giáp

Siêu âm tuyến giáp là làm gì?

Siêu âm tuyến giáp là kỹ thuật chẩn đoán sử dụng sóng âm để ghi nhận hình ảnh chi tiết về đặc điểm, tính chất tuyến giáp và các cấu trúc lân cận ở cổ. Siêu âm tuyến giáp thường được chỉ định khi có các bất thường phát hiện trong quá trình khám lâm sàng vùng cổ, hoặc thể hiện qua kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Ngoài ra, phương pháp siêu âm cũng được áp dụng để chẩn đoán suy giáp hoặc cường giáp.

>>>Bạn cần biết: Bệnh cường giáp là gì? Bướu cổ, sưng cổ có nguy hiểm không?

Siêu âm tuyến giáp giúp phát hiện các bất thường trong tuyến giáp và các khu vực lân cận

Siêu âm tuyến giáp giúp phát hiện các bất thường trong tuyến giáp và các khu vực lân cận

Lợi ích của việc siêu âm tuyến giáp

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các hormon giáp trạng, giúp điều hòa hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể, bao gồm cả nhịp tim. Theo thống kê, khoảng 5-10% người trưởng thành được bác sĩ phát hiện có những bướu nhỏ trong tuyến giáp.

Đa số các bướu giáp được tìm thấy là lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ nhỏ các bướu phát triển thành khối u ác tính, đòi hỏi phải xem xét, chẩn đoán, theo dõi và điều trị thêm.

Siêu âm tuyến giáp được xem là phương pháp tối ưu và hiệu quả giúp tầm soát, phát hiện sớm bướu giáp ngay cả khi kích thước của chúng quá nhỏ, không thể sờ thấy thông qua khám lâm sàng. Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn mang lại những lợi ích khác như:

  • Đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh: Đây là kỹ thuật không xâm lấn (không sử dụng kim tiêm hoặc thuốc tiêm), không dùng bức xạ nên giảm thiểu tối đa mọi rủi ro cho bệnh nhân.
  • Cho hình ảnh rõ ràng về các mô mềm mà kỹ thuật X-quang không thể hiện được.
  • Cung cấp hình ảnh rõ nét ở thời gian thực, rất hữu ích trong việc hướng dẫn thực hiện các kỹ thuật xâm lấn khác như sinh thiết bằng chọc hút hoặc kim nhỏ.

Tuy nhiên, siêu âm tuyến giáp cũng có những hạn chế trong việc đánh giá, phân biệt bướu giáp lành tính hay ác tính. Khi đó, bác sĩ cần phải thực hiện sinh thiết bằng kim nhỏ hoặc chọc hút dịch bướu để chẩn đoán chính xác. Trong một vài trường hợp, người bệnh sẽ được theo dõi và chỉ định siêu âm lại sau một hoặc vài tháng để chắc chắn rằng tuyến giáp đang trong trạng thái ổn định.

Ngoài ra, kỹ thuật này khó có thể đánh giá mức độ hoạt động và khả năng thực hiện chức năng của tuyến giáp. Do đó, để kiểm tra, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm định lượng hormon tuyến giáp hoặc xét nghiệm hấp thu iod phóng xạ.

Siêu âm tuyến giáp là phương pháp đơn giản, tiện lợi và an toàn cho người bệnh

Siêu âm tuyến giáp là phương pháp đơn giản, tiện lợi và an toàn cho người bệnh

Khi nào cần tiến hành siêu âm tuyến giáp?

Khi phát hiện tuyến giáp có các dấu hiệu bất thường như tăng/giảm chức năng (thông qua kết quả xét nghiệm cận lâm sàng), vùng cổ xuất hiện những u bướu kích thước to nhỏ không đều có thể sờ nắn được,… bác sĩ có thể xem xét và chỉ định người bệnh thực hiện siêu âm tuyến giáp nhằm mục đích sau:

  • Xác định chính xác khối u ở cổ do tuyến giáp hay một cấu trúc lân cận tạo ra.
  • Phân tích nguy cơ xuất hiện u tuyến giáp, nếu đã có u tuyến giáp thì xác định xem nó là u lành tính hay ác tính và liệu có cần thiết phải tiến hành sinh thiết hay không.
  • Tìm kiếm thêm các u/bướu tuyến giáp khác (nếu đã phát hiện bệnh nhân có một hay nhiều u tuyến giáp).
  • Theo dõi, đánh giá kích thước khối u tuyến giáp.
  • Hướng dẫn nhân viên y tế đặt ống thông hoặc thiết bị dẫn lưu phục vụ quá trình chữa trị, đảm bảo đặt dụng cụ an toàn và chính xác.

Tất cả mọi người đều có thể thực hiện siêu âm tuyến giáp trong quá trình khám sức khỏe định kỳ để tầm soát ung thư tuyến giáp cung như theo dõi và phát hiện sớm các bất thường xảy ra tại vị trí này. Đặc biệt, những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao dưới đây cần siêu âm tuyến giáp thường xuyên:

  • Phụ nữ sau 30 tuổi: Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ trong độ tuổi từ 30-50 có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Nguyên nhân là do sự thay đổi trong hormone của nữ giới kích thích quá trình hình thành bướu/hạch tuyến giáp, làm gia tăng nguy cơ ung thư.
  • Người có chế độ ăn thiếu iod: Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 90 – 200 microgram Iod. Việc thiếu hụt iod có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp,…
  • Tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp: Thống kê trên lâm sàng cho thấy, có khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có người thân đã từng mắc bệnh.
  • Người thường xuyên phơi nhiễm với các chất phóng xạ, chất độc hóa học ở nồng độ cao: Việc tiếp xúc và phơi nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, hô hấp có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng tuyến giáp.
  • Người có các dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư tuyến giáp như u/hạch ở cổ, khó nuốt, khó thở, bị khàn tiếng, đau họng, thay đổi giọng nói đột ngột,…
Những người thuộc nhóm nguy cơ cao cần siêu âm tuyến giáp thường xuyên và định kỳ

Những người thuộc nhóm nguy cơ cao cần siêu âm tuyến giáp thường xuyên và định kỳ

Ngoài ra, người bệnh cần chủ động tiến hành siêu âm tuyến giáp nếu phát hiện cơ thể có các biểu hiện bất thường sau:

  • Rối loạn tri giác, kém tập trung: Có thể do nồng độ hormon tuyến giáp tăng cao (cường giáp) hoặc giảm thấp (nhược giáp) làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh. Triệu chứng buồn rầu, chán nản thường gặp ở bệnh nhân suy giáp, trong khi đó, người bệnh cường giáp dễ bị kém tập trung.
  • Tăng cân, hàm lượng cholesterol cao trong máu: Tình trạng này xảy ra do tuyến giáp hoạt động chức năng kém, gây trì hoãn quá trình trao đổi chất, cơ thể phù nề, giữ nước.
  • Rối loạn kinh nguyệt kéo dài: Rong kinh (thường gặp ở bệnh nhân suy giáp), thiếu kinh (gặp ở bệnh nhân cường giáp) đều là những biểu hiện mà chị em phụ nữ cần quan tâm.
  • Nhịp tim tăng nhanh, thường xuyên có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, đau nhức cơ,… là những biểu hiện giai đoạn đầu của cường giáp.
  • Nhạy cảm với nhiệt độ: Người bệnh cường giáp thường chịu nóng khá kém, ngược lại, người bệnh suy giảm lại không thể chịu lạnh.

Quy trình thực hiện siêu âm tuyến giáp như thế nào?

Tại hầu hết các cơ sở y tế, siêu âm tuyến giáp trải qua 3 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Trước khi siêu âm

Nhìn chung, khi siêu âm tuyến giáp, người bệnh không phải chuẩn bị gì đặc biệt. Một lưu ý nhỏ là bệnh nhân nên tháo hết các phụ kiện, trang sức và mặc quần áo rộng rãi, thoải mái nhằm giúp nhân viên y tế thực hiện kỹ thuật được dễ dàng hơn.

Bước 2: Tiến hành siêu âm tuyến giáp

Người bệnh được đặt nằm ngửa trên bàn khám, có thể thay đổi tư thế nằm nghiêng sang trái/phải tùy theo chỉ định của bác sĩ. Việc điều chỉnh tư thế linh hoạt giúp thu nhận hình ảnh chất lượng và rõ ràng hơn.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ thoa một lớp gel mỏng lên vùng cổ và đặt đầu dò tại vị trí này. Lớp gel này cho phép sóng âm truyền thông tin qua lại giữa đầu dò và khu vực cần kiểm tra. Hình ảnh thu nhận được sẽ hiển thị trên màn hình.

Trong hầu hết các trường hợp, siêu âm tuyến giáp được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, hiệu quả mà không gây đau đớn cho người bệnh. Quá trình thăm khám diễn ra khoảng 10-15 phút. Trong quá trình siêu âm, bạn có thể linh hoạt ngửa cổ hoặc nghiêng cổ sang phải/trái để giúp bác sĩ ghi nhận hình ảnh chính xác hơn. Nếu có cảm giác đau ở cổ, hãy báo cho bác sĩ để điều chỉnh tư thế phù hợp và thoải mái nhất.

Bước 3: Đọc kết quả siêu âm

Sau khi kết thúc quá trình siêu âm, phần lớn lớp gel sẽ được lau sạch. Nếu lớp gel còn dính trên cổ thì không cần quá lo lắng, chúng sẽ khô ngay sau đó. Sau khi siêu âm xong, người bệnh sẽ được nhận phiếu kết quả hình ảnh siêu âm (dạng trắng đen hoặc in màu) kèm chữ ký của bác sĩ thực hiện kỹ thuật.

Người bệnh mang kết quả đến gặp bác sĩ điều trị chính và sẽ trực tiếp nghe lời tư vấn liên quan đến kết quả siêu âm vừa nhận được. Nếu phát hiện các bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm những xét nghiệm kiểm tra khác để chẩn đoán chính xác hơn.

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của bạn dựa vào hình ảnh thu nhận được

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của bạn dựa vào hình ảnh thu nhận được

Siêu âm tuyến giáp chi phí hết bao nhiêu tiền?

Chi phí siêu âm tuyến giáp thường dao động từ 800.000 – 1.200.000 VNĐ tùy thuộc vào từng cơ sở khám chữa bệnh. Tại các phòng khám, bệnh viện sử dụng hệ thống máy móc hiện đại hay dịch vụ thăm khám cao cấp, chuyên nghiệp thì mức giá có thể cao hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần dự trù thêm khoản phí cho các xét nghiệm bổ sung trong trường hợp được bác sĩ chỉ định.

Trên đây là những thông tin cơ bản về kỹ thuật siêu âm tuyến giáp mà MEDIPLUS muốn gửi đến bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 3366 hoặc trực tiếp tới địa chỉ Tổ hợp Y tế MEDIPLUS tại địa chỉ 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia của MEDIPLUS nhé!

4.5/5 - (2 votes)

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám