Thai 16 tuần siêu âm 2D hay 4D?

Cập nhật 24/06/2023

6.5K

BSCKI. Mai Văn Bằng

Tham vấn y khoa:BSCKI. Mai Văn Bằng

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Siêu âm

Thai 16 tuần mặc dù không phải là mốc khám thai quan trọng với mẹ bầu (mốc khuyến cáo là 12, 22, 32 tuần). Tuy nhiên nếu cần thực hiện siêu âm thì thai 16 tuần siêu âm 2D hay 4D? Để giải đáp về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi tư vấn đến từ Tổ hợp y tế MEDIPLUS trong bài viết sau!

Xem thêm:

1. Thai 16 tuần nên siêu âm 2D hay 4D?

Vào tuần thai thứ 16 này, mẹ có thể lựa chọn siêu âm 2D hay 4D đều được. Vì thực tế ngay cả khi siêu âm 4D, việc thăm khám vẫn dựa trên nền tảng cơ sở là 2D, chức năng 4D sẽ giúp mẹ dễ dàng quan sát em bé hơn.

Cụ thể, siêu âm 2D và 4D sẽ có sự khác biệt như sau:

  • Siêu âm 2D: Hình ảnh hiển thị trên mặt cắt của không gian 2 chiều giúp đo lường được các thông số, trọng lượng, tuổi thai, dị tật bẩm sinh của trẻ… Đặc biệt, siêu âm 2D có thể thực hiện trong suốt thai kỳ. 
  • Siêu âm 4D: Ngoài đo lường được đủ các thông số trên thì siêu âm 4D cho hình ảnh trực quan, video bé sinh động giúp mẹ dễ dàng quan sát và tăng trải nghiệm, khả năng kết nối với bé hơn. 
Mẹ có thể lựa chọn siêu âm 2D hay 4D đều được vào tuần thứ 16

Mẹ có thể lựa chọn siêu âm 2D hay 4D đều được vào tuần thứ 16

Như vậy, siêu âm 2D và 4D khác nhau ở cách thể hiện hình ảnh, không có loại nào có tính ưu việt cao hơn hẳn. Mẹ sẽ được bác sĩ sản khoa tư vấn áp dụng từng loại siêu âm vào từng thời điểm thích hợp của thai kỳ hoặc theo nhu cầu của mẹ.

  • Nếu mẹ có tiềm lực tài chính mạnh và muốn kết nối với con mình thông qua những hình ảnh chân thực, sống động… thì mẹ có thể lựa chọn siêu âm 4D ở tuần thứ 16.
  • Còn nếu mẹ muốn tối ưu chi phí và chỉ muốn biết các thông số cơ bản của trẻ (kích thước, nhịp tim hay giới tính…) thì siêu âm 2D đã đủ và chính xác rồi.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý: 

Tuần thứ 16 không phải là mốc siêu âm thai quan trọng mẹ cần nhớ (các mốc quan trọng là tuần thứ 12, 22, 32). 

Tuy nhiên, đây là thời điểm thích hợp để bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm Triple test  để sàng lọc nguy cơ một số bệnh lý bẩm liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi và dựa vào siêu âm thấy hình thái thai nhi như: bất sản xương mũi, khe hở vòm miệng… từ đó bác sĩ sản khoa có thể đưa ra chỉ định chọc ối, sinh thiết gai rau  nếu cần thiết để chẩn đoán.

Lúc này mẹ bầu hoàn toàn có thể kết hợp thăm khám siêu âm.

Siêu âm 4D cho hình ảnh chân thực, video bé chuyển động ở tuần thứ 16

Siêu âm 4D cho hình ảnh chân thực, video bé chuyển động ở tuần thứ 16

2. Hình ảnh siêu âm thai 2D ở tuần 16

Dưới đây là một vài hình ảnh siêu âm thai 2D ở tuần 16 để mẹ có thể quan sát và phân biệt:

Siêu âm 2D ở tuần 16 đã phát hiện được giới tính thai nhi

Siêu âm 2D ở tuần 16 đã phát hiện được giới tính thai nhi

Hình ảnh siêu âm ở tuần 16 thể hiện bé trai

Hình ảnh siêu âm ở tuần 16 thể hiện bé trai

Siêu âm 2D giúp phát hiện các bất thường hình thái của thai nhi ở tuần thứ 16

Siêu âm 2D giúp phát hiện các bất thường hình thái của thai nhi ở tuần thứ 16

Các cơ quan của bé đã dần hoàn thiện ở tuần thứ 16

Các cơ quan của bé đã dần hoàn thiện ở tuần thứ 16

3. Bạn có thực sự cần siêu âm ở tuần thứ 16?

Mẹ bầu không nhất thiết cần phải siêu âm ở tuần thứ 16 trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ. 

Theo Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến nghị mẹ nên lưu ý các mốc thời gian được khuyến cáo siêu âm dưới đây:

  • Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất (6-8 tuần): Chủ yếu để xác định mẹ có mang thai hay không, tim thai có hoạt động không, vị trí thai nằm trong tử cung hay ngoài… từ đó dự đoán ngày dự sinh.
  • Giai đoạn 11 – 13 tuần 6 ngày: Đây là thời điểm đánh giá tuổi thai chính xác nhất so với các giai đoạn khác. Là mốc quan trọng để đo độ mờ da gáy nhằm phát hiện sớm các nguy cơ dị tật (hội chứng Down, hội chứng Edward, hội chứng Patau…).
  • Giai đoạn giữa thai kỳ (18 – 22 tuần): Đây là cột mốc đặc biệt quan trọng trong thai kỳ. Cơ thể bé đã phát triển đầy đủ và hoàn thiện, vì thế, siêu âm sẽ kiểm tra được sự phát triển tổng thể của thai nhi, đồng thời phát hiện phần lớn các dị tật bẩm sinh như: sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim bẩm sinh,…
  • Giai đoạn từ 30 – 32 tuần: Đây là mốc quan trọng để đánh giá sự phát triển và sức khỏe của thai, cấu trúc giải phẫu phát hiện dị tật muộn, đánh giá lượng ối và bánh nhau. 
  • Giai đoạn cuối của thai kỳ (sau 32 tuần): Đánh giá các thông số phát triển và các bất thường muộn, tình trạng nhau, ối và ngôi thai, đánh giá xem thai có bị chậm phát triển trong buồng tử cung không để theo dõi và hướng điều trị.

Cần thiết siêu âm vào tuần thứ 16 khi mẹ có các yếu tố nguy cơ: mẹ bầu từ 35 tuổi trở lên, thai có dấu hiệu bất thường ở các lần siêu âm trước, tiền sử bị tiểu đường, sử dụng insulin… Việc phát hiện các yếu tố nguy cơ phải do bác sĩ chuyên khoa xác định.

Không nhất thiết phải siêu âm ở tuần thứ 16 nếu bạn đã siêu âm trước đó và không có chỉ định của bác sĩ.

Không nhất thiết phải siêu âm ở tuần thứ 16 nếu bạn đã siêu âm trước đó và không có chỉ định của bác sĩ.

Mặc dù hiện nay chưa có bằng chứng y khoa nào cho thấy siêu âm làm ảnh hưởng tới thai nhi, nhưng để đảm bảo an toàn FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cũng khuyên sản phụ không nên siêu âm thường xuyên mà chỉ thực hiện khi có mục đích y tế.

4. Thai 16 tuần phát triển như thế nào?

Tuần thứ 16 là giai đoạn thai nhi đang dần hoàn thiện các bộ phận trong cơ thể. Phần đầu cố định hơn nhờ hệ xương cứng cáp, tay và chân bắt đầu cử động nên đôi khi mẹ có thể cảm nhận rõ ràng sự di chuyển của trẻ. Đây cũng là giai đoạn thích hợp để phát hiện nếu bạn sinh đôi/sinh ba.

Các chỉ số đo được lúc này:

  • Cân nặng
  • Chiều dài của xương đùi
  • Đường kính lưỡng đỉnh
  • Chu vi đầu của bé
  • Chu vi của cả vòng bụng
  • Chiều dài xương sống mũi
  • Vị trí tim, dạ dày, động mạch chủ, bàng quang đúng vị trí
  • Chân tay 3 đoạn, trục chi thẳng, không vẹo bàn chân, bàn tay mở không dính ngón, thừa thiếu ngón.
  • Khe hở môi, hàm ếch với các máy chất lượng hình ảnh tốt.

Dưới đây là chỉ số lý tưởng của thai nhi ở tuần thứ 16 để mẹ bầu có thể theo dõi sự phát triển của con:

Tuổi thai BPD (mm) FL (mm) AC (mm) HC (mm) EWF (g)
GH TB GH TB GH TB GH TB GH TB
16+0 26-38 32 18-22 20 98-131 115 117-131 124 121-171 146
16+1 27-39 33 19-23 21 98-134 117 119-134 126 125-177 151
16+2 27-39 33 19-23 21 99-136 118 121-135 128 129-183 156
16+3 28-40 34 20-24 21 99-138 119 123-137 130 133-189 161
16+4 28-40 34 20-24 22 99-140 120 126-142 134 138-194 166
16+5 29-41 35 21-25 22 99-142 121 126-142 134 142-200 171
16+6 29-41 35 21-25 23 100-145 123 128-144 136 146-206 176

Trong đó:

  • Tuổi thai (16+0): Thai 16 tuần tuổi
  • Tuổi thai (16+1): Thai 16 tuần 1 ngày
  • GH: Giới hạn, TB: Trung bình
  • CRL: Chiều dài đầu – mông
  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh
  • FL: Chiều dài xương đùi
  • HC: Chu vi đầu
  • AC: Chu vi vòng bụng
  • EWF: Cân nặng thai nhi ước tính.

Cần lưu ý là việc xuất hiện những sai số nhất định thường xuyên diễn ra, mẹ cần nghe bác sĩ phân tích và giải thích về các thông số này để biết con có đang phát triển khỏe mạnh hay không.

Lúc này, trên màn hình mẹ cũng thể quan sát rõ hình ảnh của thai nhi tuần thứ 16 và  thấy rõ sự thay đổi rõ rệt so với những lần siêu âm đầu tiên:

  • Phần đầu cố định hơn: Thời điểm này  hệ xương đã cứng cáp nên phần đầu cố định hơn so với trước.
  • Mắt bắt đầu di chuyển: Mí mắt vẫn nhắm nhưng mắt đã có thể di chuyển từ bên này sang bên kia và di chuyển gần ra mặt trước của đầu hơn.
  • Tai ở đúng vị trí: Tai đã di chuyển về đúng vị trí và bé bắt đầu nghe thấy giọng nói của mẹ.
  • Nét mặt của trẻ: Mẹ có thể thấy các biểu cảm rõ trên khuôn mặt bé.
  • Tay chân đã cứng cáp và chuyển động: Lúc này hệ xương đã chắc chắn  nên tay chân bé cũng cứng cáp và dài hơn, mọc móng tay, bắt đầu có sự chuyển động tay chân trong bụng mẹ, thậm chí mẹ còn thấy bé mút móng tay.
  • Xác định giới tính của bé: Giai đoạn này, bộ phận sinh dục đã hình thành rõ rệt. Tuy nhiên, thai nhi có nhiều chuyển động ở giai đoạn này có thể che mất bộ phận sinh dục nên sẽ có thể khó xác định.
Hình ảnh 2D ở tuần 16 cho thấy rõ đầu, chân, tay của bé

Hình ảnh 2D ở tuần 16 cho thấy rõ đầu, chân, tay của bé

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ phân tích cho mẹ sự phát triển của thai 16 tuần tuổi về:

  • Nhịp tim, vị trí tim, cấu trúc sơ bộ buồng tim và vị trí các động mạch lớn.
  • Não bộ: Cấu trúc não, não thất, tiểu não, đường giữa, đám rối mạch mạc.
  • Cử động thai nhi: thai nhi bơi trong nước ối với cử động linh hoạt.
  • Tiêu hóa, tiết niệu: nuốt nước ối, bài tiết thận, vị trí và kích thước thận và bàng quang
  • Hình thái của chân tay: dấu hiệu, bàn chân vuông góc, bàn tay mở…
  • Cột sống, xương sườn.

Mẹ chú ý: Siêu âm 2D có thể kiểm tra được hết các yếu tố trên, siêu âm 4D giúp mẹ quan sát những điều ấy một cách chân thực hơn.

5. Ngoài siêu âm, tuần 16 mẹ có cần làm thêm xét nghiệm nào khác không?

Ngoài siêu âm, mẹ có thể kết hợp làm Triple test để tăng độ chính xác khi đánh giá nguy cơ và tầm soát dị tật thai nhi.

Triple test hay gọi là xét nghiệm bộ ba, nằm trong nhóm xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi. Triple test cho biết 3 chỉ số: AFP, hCG, Estriol; dựa vào các chỉ số này sẽ phát hiện được nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Xét nghiệm là không xâm lấn nên an toàn cho mẹ và sự phát triển của bé.

  • AFP: Là protein được bào thai sản xuất.
  • hCG: Là loại nội tiết được nhau sản xuất trong quá trình mang thai.
  • Estriol: Là loại nội tiết estrogen được cả rau và thai sản xuất.

Quá trình xét nghiệm Triple test diễn ra như sau: Bác sĩ thu thập thông tin của mẹ bầu và bé, sau đó lấy mẫu máu của mẹ rồi gửi tới phòng xét nghiệm để kiểm tra và đánh giá nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở bé.

Sau khoảng 3-5 ngày làm xét nghiệm này, mẹ sẽ nhận được kết quả.

Mức giá làm xét nghiệm Triple test hiện nay dao động từ 450.000 – 500.000 đồng/lần. Sự chênh lệch chi phí tùy thuộc vào gói xét nghiệm và cơ sở thực hiện khác nhau.

Nếu kết quả xét nghiệm có nguy cơ cao, lúc này mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định chọc ối để chẩn đoán chính xác hay sàng lọc trước sinh bằng phương pháp NIPT.

Bảng so sánh các phương pháp sàng lọc phát hiện nguy cơ dị tật của thai.

Phương pháp Tỷ lệ sai số (Âm tính giả/ Dương tính giả) Thời gian thực hiện Đánh giá nguy cơ cho mẹ và bé.
Double test/Triple test 5% Tuần 11 – 22 An toàn
Chọc ối Tuần 16 – 24 Chảy máu , nhiễm trùng ối, sinh non, sảy thai.
NIPT <0.1% Tuần thứ 10 trở đi An toàn
Ưu thế của NIPT Độ chính xác cao Có thể thực hiện sớm hơn An toàn

Ngoài xét nghiệm Triple test ở trên, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ làm xét nghiệm khác nhằm phát hiện các dấu hiệu bệnh tiềm ẩn như:

  • Kiểm tra huyết áp: Huyết áp cao khi mang thai là dấu hiệu quan trọng cảnh báo bệnh lý tiền sản giật ở mẹ bầu. Bệnh lý này có thể gây các biến chứng rất nặng nề cho cả mẹ bầu và thai nhi trong thai kỳ. Vì thế nếu mắc, mẹ bầu cần được điều trị kịp thời.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Để kiểm tra xem có xuất hiện các chất bất thường trong nước tiểu hay không? từ đó bác sĩ có thể định hướng các bệnh mẹ đang mắc phải,ví dụ như: nhiễm trùng tiết niệu, đái tháo đường, tiền sản giật…. và có hướng xử lý sớm nhất.
Mẹ có thể được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm Triple test kết hợp với siêu âm để tăng độ chính xác

Mẹ có thể được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm Triple test kết hợp với siêu âm để tăng độ chính xác

6. Lưu ý khi mang thai 16 tuần

Để đảm bảo cho cả mẹ và bé phát triển khỏe mạnh ở tuần thứ 16, mẹ cần chú ý:

  • Ngăn ngừa giãn tĩnh mạch: Mẹ nên tránh đứng lâu, tạo thói quen nâng cao chân khi nằm và ngồi, tập thể dục thường xuyên,..
  • Làm xét nghiệm Triple test (nếu chưa làm Double test trong 3 tháng đầu): Xét nghiệm này cho độ chính xác cao vào tuần thai 16-18 nhằm phát hiện các bất thường ở thai nhi.
  • Chế độ ăn: Mẹ chú ý bổ sung vitamin, sắt, canxi, chất xơ,… đầy đủ từ trái cây, rau xanh, thịt nạc, ngũ cốc,..

7. Các câu hỏi thường gặp khác

Câu hỏi 1: Thai 16 tuần bụng to chưa?

  • MEDIPLUS trả lời: Chưa thay đổi nhiều, do đáy tử cung dưới rốn, kích thước tử cung chưa to 

Câu hỏi 2: Thai 16 tuần siêu âm biết trai hay gái chưa?

  • MEDIPLUS trả lời: Giai đoạn này việc đánh giá giới tính đã khá chính xác, đôi khi sai sót có thể xảy ra do tư thế thai nhi, kinh nghiệm bác sĩ, chất lượng máy siêu âm…

Câu hỏi 3: Siêu âm 2D 16 tuần có chính xác không?

  • MEDIPLUS trả lời: Mọi tuổi thai siêu âm đều có giá trị nhất định dựa vào chất lượng, trình độ và kinh nghiệm bác sĩ.

Như vậy, với thai 16 tuần siêu âm 2D hay 4D đều được. Siêu âm 2D ở tuần 16 là đủ để phát hiện dị tật cũng như quan sát hình hài và các chỉ số của trẻ, còn siêu âm 4D giúp mẹ trải nghiệm chân thực hình ảnh của em bé hơn.

Mẹ bầu tuyệt đối không lạm dụng siêu âm, cần siêu âm theo khuyến cáo, không nên làm siêu âm chỉ vì tò mò. Ngoài ra, mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình siêu âm cũng như các xét nghiệm khác để đem lại kết quả chính xác nhất, đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé. 

Nếu còn thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi tới số Hotline 19003366 để được hỗ trợ.

Bạn đọc lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám