Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Nguy hiểm như thế nào nếu không nhận biết đúng?

Cập nhật 12/05/2023

1.1K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Tổ chức y tế thế giới (WHO) tuyên bố, bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu với tỷ lệ các ca mắc đang tăng nhanh. Vậy bệnh đậu mùa khỉ là gì? Có nguy hiểm không? Mức độ lây nhiễm như thế nào? Cách điều trị ra sao? Theo dõi chia sẻ của chuyên gia MEDIPLUS về những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ – căn bệnh nguy hiểm đang có nguy cơ bùng phát.

Đậu mùa khỉ là bệnh gì?

Đậu mùa khỉ hiện đang là một khái niệm khá mới mẻ đối với người dân Việt Nam. Đây là loại virus “họ hàng” với virus gây bệnh đậu mùa thường gặp. Ca đậu mùa khỉ đầu tiên được ghi nhận tại Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1970 và lan nhanh thành dịch tại khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Theo các nghiên cứu, bệnh đậu mùa khỉ do virus đậu mùa khỉ gây ra, là một loại orthopoxvirus có liên quan đến cấu trúc của virus đậu mùa. Bệnh đậu mùa có 2 biến chủng riêng biệt gồm biến chủng Tây Phi và biến chủng lưu vực Công – gô. Virus đậu mùa khỉ có thể cư trú trong các loài gặm nhấm nhỏ tại các khu rừng nhiệt đới Châu Phi. Tỷ lệ gây tử vong tương ứng của 2 chủng là 1% và 10%.

Trước năm 2022, các ca đậu mùa khỉ ở các nước khác ngoài châu Phi có liên quan trực tiếp đến những người đi đến miền Tây và miền Trung châu Phi hoặc các động vật được nhập khẩu từ các khu vực này.

Đến tháng 5/2022, bệnh đậu mùa khỉ đã lây lan sang hơn 70 quốc gia. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ năm 2022 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Tính đến ngày 3/10/2022, Việt Nam đã xuất hiện ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên – là “hồi chuông” cảnh báo mọi người cần cảnh giác, chủ động phòng ngừa an toàn, hiệu quả.

Bùng phát bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng

Bùng phát bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng

Bệnh đậu mùa khỉ và con đường lây nhiễm

Virus đậu mùa khỉ có thể xâm nhập vào cơ thể qua da bị tổn thương, đường hô hấp hoặc niêm mạc (mắt, mũi hoặc miệng). Chúng cũng có thể lây lan trực tiếp từ động vật sang người thông qua vết cắn hoặc vết xước, quá trình sơ chế thịt động vật, tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể hoặc tiếp xúc gián tiếp với các vật liệu nhiễm virus.

Sự lây truyền từ người sang người chủ yếu xảy ra qua giọt bắn tại đường hô hấp khi giao tiếp gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với vật liệu có chứa virus (dịch tiết, chất thải, áo quần, chăn ga gối đệm…)

Virus đậu mùa khỉ cũng có thể lây nhiễm từ mẹ sang con qua nhau thai gây đậu mùa khỉ bẩm sinh. 

Mặc dù tiếp xúc cơ thể gần gũi là yếu tố nguy cơ lây nhiễm cao, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ liệu bệnh đậu khỉ có thể lây truyền cụ thể qua đường tình dục hay không.

Virus đậu mùa khỉ có thể lây từ động vật sang người hoặc người sang người

Virus đậu mùa khỉ có thể lây từ động vật sang người hoặc người sang người

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ biểu hiện như thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ diễn biến với các triệu chứng và biểu hiện khác nhau. Ở một số người thì chỉ một vài triệu chứng nhẹ một số lại biểu hiện khá nặng và cần đến chăm sóc tại cơ sở y tế. Cụ thể các giai đoạn của bệnh:

Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn này kéo dài từ 6-13 ngày, người bệnh thường không xuất hiện triệu chứng gì ở giai đoạn này và không có khả năng lây nhiễm cho người khác.

Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn khởi phát kéo dài từ 1-5 ngày với các triệu chứng chính như sốt, nổi hạch ngoại vi toàn thân. Khả năng lây nhiễm ở giai đoạn này rất cao. Vì thế người bệnh cần cảnh giác, cách ly với người xung quanh để tránh bệnh lây lan rộng. Các biểu hiện kèm theo như:

  • Sốt cao.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Đau mỏi các cơ và lưng.
  • Ớn lạnh.
  • Nổi hạch ở cổ.

Giai đoạn toàn phát: Sau khi sốt khoảng 1-3 ngày sẽ xuất hiện các nốt ban da ở mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mắt, miệng, cơ quan sinh dục,… Ban đầu chỉ xuất hiện các nốt ban đỏ trên da, sau một thời gian chuyển dần thành các nốt sần có mụn mủ. Nếu điều trị tốt, các nốt mụn mủ sẽ đóng vảy khô và bong tróc dần.

Các nốt ban có thể xuất hiện ở da mặt, lòng bàn tay, bàn chân, mắt, miệng

Các nốt ban có thể xuất hiện ở da mặt, lòng bàn tay, bàn chân, mắt, miệng

Giai đoạn hồi phục: Hầu hết các triệu chứng của bệnh đậu mùa kéo dài trong vòng 2-4 tuần rồi tự khỏi người bệnh không cần thực hiện các biện pháp điều trị đặc biệt nào khác.

Mức độ nguy hiểm của đậu mùa khỉ

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ khoảng 11% (trong đó trẻ em là đối tượng có tỷ lệ tử vong cao). Tuy các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ không quá nghiêm trọng nhưng vẫn là một căn bệnh nguy hiểm. Chính vì thế, người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Đậu mùa khỉ là một bệnh khá mới mẻ và rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng máu.
  • Viêm phế quản phổi.
  • Viêm mô não.
  • Nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực.
  • Vết thương trên da bong thành từng mảng lớn.
Đậu mùa khỉ có tỷ lệ gây tử vong khá cao, đặc biệt là ở trẻ em nếu mắc phải

Đậu mùa khỉ có tỷ lệ gây tử vong khá cao, đặc biệt là ở trẻ em nếu mắc phải

Điều trị đậu mùa khỉ như thế nào?

Đậu mùa khỉ thường được chẩn đoán xác định thông qua xét nghiệm PCR với các bệnh phẩm tương ứng với từng giai đoạn của bệnh, cụ thể: dịch hầu họng (với giai đoạn khởi phát) hay dịch mủ nốt ban (với giai đoạn toàn phát) đối với các ca nghi nhiễm để xác định chính xác căn nguyên.

Ca nghi ngờ đậu mùa khỉ sẽ có dấu hiệu lâm sàng và yếu tố dịch tễ dưới đây:

  • Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, người bệnh có tiếp xúc gần với người mắc đậu mùa khỉ (quan hệ tình dục, sử dụng chung quần áo, giường, đồ dùng cá nhân,…) 
  • Người nhiễm có tiền sử dịch tễ đi đến các quốc gia có dịch bệnh đậu mùa khỉ lưu hành trong 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.
Xét nghiệm PCR giúp chẩn đoán xác định bệnh đậu mùa khỉ

Xét nghiệm PCR giúp chẩn đoán xác định bệnh đậu mùa khỉ

Về phương pháp điều trị đậu mùa khỉ, thì hầu hết các bệnh nhân bị bệnh đều ở thể nhẹ và có thể tự điều trị khỏi. Với các trường hợp này, Bác sĩ sẽ chỉ định các liệu pháp điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau, bù nước điện giải và chăm sóc vết thương tại các vùng mắt, miệng, da.

Những trường hợp ở thể nặng hoặc có dấu hiệu trở nặng như: tổn thương niêm mạc, tổn thương bộ phận sinh dục,… thì cần được cân nhắc điều trị bằng thuốc kháng virus.

  • Thuốc kháng virus tecovirimat.
  • Thuốc kháng virus cidofovir hoặc brincidofovir.
  • Globulin miễn dịch.

*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và điều trị khi chưa có chỉ định hoặc tham vấn y khoa, tránh tác dụng phụ hoặc biến chững nguy hiểm.

Nguyên tắc phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Con đường lây truyền của đậu mùa khỉ rất đa dạng: tiếp xúc trực tiếp, lây qua vết thương, dịch cơ thể, dùng chung đồ bị nhiễm, thậm chí là có thể lây từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc do tiếp xúc gần trong và sau khi sinh. Vì vậy, mọi người cần chủ động tuân thủ thực hiện 6 biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo sau:

  • Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc sử dụng nước sát khuẩn tay nhanh.
  • Tránh tiếp xúc với các loại động vật có nguy cơ nhiễm đậu mùa khỉ như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng.
  • Cần thăm khám khi có dấu hiệu phát ban không rõ nguyên nhân hoặc xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ.
  • Tăng cường vận động thể lực nâng cao sức khỏe, thực hiện lối sống lành mạnh.

Đậu mùa khỉ được đánh giá là bệnh lý dễ lây nhiễm nhưng vẫn có thể kiểm soát được. Tuy nhiên đây cũng là một bệnh lý nguy hiểm, chính vì thế chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa hợp lý cũng như thăm khám và điều trị sớm khi không may nhiễm bệnh để bảo vệ sức khỏe toàn diện. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ chuyên gia MEDIPLUS!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    [Hướng dẫn] Sơ cứu vết thương chảy máu tại nhà an toàn

    Sơ cứu vết thương chảy máu là một trong các kỹ năng cần phải có. Vậy sơ cứu vết thương chảy máu như nào? Sơ…

    22 Th12, 2023
    925

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ 4 tuần có thai 6 tuần là sao? Có phải bị cắm sừng không?

    Nhiều người thắc mắc rằng tại sao quan hệ 4 tuần có thai 6 tuần. Điều này có bình thường hay không hay là người…

    16 Th9, 2024
    726

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Vi khuẩn bạch hầu là gì? Xét nghiệm bệnh được không?

    Bệnh bạch hầu là một căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Việc hiểu rõ về vi khuẩn bạch…

    16 Th9, 2024
    129

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ bao lâu thì thử que cho kết quả đúng? Cần lưu ý gì?

    Quan hệ bao lâu thì thử que cho kết quả đúng là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm nhất, đặc biệt là những…

    16 Th9, 2024
    456

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám