Bị quai bị có vô sinh không? Cách phòng ngừa quai bị

Cập nhật 31/03/2023

867

BSCKI Mai Văn Lực

Tham vấn y khoa:BSCKI Mai Văn Lực

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Bệnh quai bị tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản là viêm buồng trứng, viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn… Vậy bị quai bị có vô sinh không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc này nhé!

Tổng quan bệnh quai bị

Tỷ lệ mắc quai bị ở nam thường cao hơn nữ

Tỷ lệ mắc quai bị ở nam thường cao hơn nữ

Quai bị (hay còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai) là một bệnh lây nhiễm cấp tính, do virus quai bị ( Mumps virus) gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi, khạc nhổ,… Virus lây lan mạnh nhất vào 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng hoặc 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất.

Tại Việt Nam, bệnh phân bố khắp cả nước đặc biệt là vùng Bắc Bộ và Tây Nguyên. Quai bị xảy ra quanh năm, nhất là vào mùa thu-đông. Theo thống kê của Bộ Y Tế, tỷ lệ mắc bệnh giao động vào khoảng 10-40/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp, không quá 1/100.000 dân, thường xảy ra ở các trường hợp nặng, có biến chứng như viêm não, viêm màng não,.. Dịch quai bị thường xảy ra ở nhóm trẻ em mẫu giáo, học sinh ( độ tuổi từ 2 đến 14 tuổi). Trong đó, tỷ lệ mắc ở nam thường cao hơn nữ.

Bệnh quai bị được chia làm 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài trong khoảng 2-3 tuần sau khi cơ thể nhiễm virus. Giai đoạn này thường không có các triệu chứng lâm sàng điển hình.
  • Giai đoạn khởi bệnh: Có thể xuất hiện các triệu chứng như: suy nhược, kén ăn, khó chịu, đau đầu,.. Bệnh nhân sốt nhẹ không kèm theo lạnh run, thường bị đau họng, đau 3 điểm Rillet-Barthez( mỏm chũm, khớp thái dương-hàm và góc dưới của hàm). Sau đó tuyến mang tai to dần và đau nhức, đau tăng lên khi nhai, nói chuyện,..
  • Giai đoạn toàn phát: Lúc này tuyến mang tai sưng to và đau nhức một bên, sau đó lan dần sang bên đối diện. Xuất hiện các triệu chứng như: sốt 38-39 độ trong 3 ngày đầu, có khi sốt lên đến 40 độ, đau đầu, khó nuốt, khó nói.
  • Giai đoạn phục hồi: Tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần, các triệu chứng như đau họng, khó nói, đau đầu cũng từ từ biến mất.
Quai bị làm cho tuyến mang tai sưng to và đau nhức

Quai bị làm cho tuyến mang tai sưng to và đau nhức

Bệnh quai bị được cho là lành tính và có thể tự khỏi nếu người bệnh biết chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm và điều trị triệt để, người bệnh lại có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Biến chứng tại cơ quan sinh sản: như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm buồng trứng,..
  • Nhồi máu phổi: Là tình trạng một vùng phổi bị thiếu máu, có thể tiến đến hoại tử mô phôi, thường gặp ở nam giới sau khi bị viêm tinh hoàn hậu quai bị.
  • Viêm tụy: chiếm tỷ lệ 4-7%, với triệu chứng đau bụng dữ dội, buồn nôn, tụt huyết áp,..
  • Viêm não: chỉ chiếm tỷ lệ 0.5%, bệnh nhân thường cảm thấy bứt rứt, khó chịu, đau đầu, rối loạn thị giác, tri giác, một vài trường hợp đầu bệnh nhân to lên do não úng thủy…
  • Một số biến chứng như viêm cơ tim, viêm phổi, viêm thanh phế quản,… cũng có thể xảy ra.

Bị quai bị có vô sinh không?

Giải đáp thắc mắc bị quai bị có vô sinh không, BSCKI Mai Văn Lực – Bác sĩ Nam học Tiết niệu Bệnh viện E – Bác sĩ Nam học Tiết niệu MEDIPLUS cho biết bệnh quai bị nếu không được điều trị đúng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm buồng trứng,… làm tăng nguy cơ gây vô sinh.

Ở nam giới, tỷ lệ bị viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn sau khi mắc quai bị chiếm tới 20-35%. Nguyên nhân là do virus tấn công và gây tổn thương tinh hoàn khiến cho các ống sinh tinh phù nề và xơ hóa, hậu quả là làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Nếu teo một bên (xuất hiện tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ), khả năng sinh sản tinh trùng sẽ giảm, nhưng vẫn còn bên còn lại bù trừ nên vẫn có khả năng sinh con. Nếu bị cả 2 bên, thì chức năng sinh sản bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Thông thường, viêm tinh hoàn do quai bị tiến triển trong giai đoạn từ 3-4 ngày tùy thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân, sau đó tình trạng tinh hoàn đau nhức và sưng to sẽ giảm dần rồi biến mất. Một số trường hợp khi bệnh nhân đã điều trị khỏi biến chứng viêm tinh hoàn nhưng tổn thương ở ống sinh tinh do virus gây ra vẫn còn, làm tăng nguy cơ tổn thương, vỡ tinh hoàn khi vận động, teo tinh hoàn tiến triển thành vô sinh

Quai bị không chỉ gây vô sinh ở nam mà còn xảy ra ở nữ giới. Theo thống kê, có 7% bệnh nhân nữ lứa tuổi sau dậy thì mắc quai bị xuất hiện biến chứng viêm buồng trứng, các triệu chứng như đau bụng dưới, rong kinh. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mắc quai bị có thể gây sảy thai, sinh non hoặc chết lưu. Ngoài ra, một số biến chứng khác như viêm vú, vô kinh, mãn kinh sớm,..

Như vậy trả lời cho câu hỏi bị quai bị có vô sinh không, thì đáp án là quai bị có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ giới, dù tỷ lệ bị vô sinh không cao. Do đó khi phát hiện những bất thường của cơ thể ( sưng đau tinh hoàn, tinh hoàn một bên to, một bên nhỏ, …) thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nhanh chóng, tránh những tổn thương không thể phục hồi.

Quai bị có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ.

Quai bị có thể làm tăng nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ.

Phòng ngừa quai bị như thế nào?

Quai bị là bệnh lý phổ biến với nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng lại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh và thanh thiếu niên với những triệu chứng mờ nhạt, khó phát hiện. Do đó, chúng ta cần chủ động phòng chống bệnh quai bị.

Tiêm phòng vắc xin quai bị hiện đang là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Ngày nay, vắc xin ngừa quai bị đã được phối hợp cùng vắc xin sởi và rubella trong cùng một chế phẩm 3 trong 1. Để đạt hiệu quả phòng bệnh, cần tiêm chủng 2 liều:

  • Liều thứ nhất khi trẻ từ 12-18 tháng tuổi,
  • Liều thứ 2 khi trẻ đủ 4-6 tuổi.

Những trường hợp chưa tiêm vacxin đã tiếp xúc với người bị quai bị thì cần nhanh chóng tiêm vắc xin trước 72h kể từ khi tiếp xúc, để bảo vệ cơ thể tránh nhiễm bệnh.

Tiêm vắc xin quai bị là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất

Tiêm vắc xin quai bị là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất

Đặc biệt phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm vắc xin quai bị để tránh lây truyền từ mẹ sang con. Theo nghiên cứu, hiệu quả phòng bệnh của vắc xin hiện nay khoảng 90%, do đó chúng ta không được chủ quan.

Đồng thời, cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, đeo khẩu trang khi tiếp xúc nơi đông người và giữ vệ sinh cá nhân, súc họng bằng dung dịch natri clorid 0.9%. Lưu ý không dùng chung đồ dùng cá nhân như cốc, chén, muỗng,.. với người khác.

Ngoài ra nên thường xuyên vệ sinh môi trường sống, đồ chơi, vật dụng trong gia đình để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Khi nghi ngờ bị bệnh thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

>>>Xem thêm: Bệnh quai bị ở trẻ em

Hy vọng bài viết này đã giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về bị quai bị có vô sinh không. Dù tỷ lệ không cao, nhưng quai bị có thể gây vô sinh đặc biệt là ở nam giới. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên tinh hoàn hay thay đổi kinh nguyệt, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn từ chuyên gia MEDIPLUS!

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Quan hệ ở tuổi 13 có sao không? Có phạm tội không?

    Quan hệ tình dục ở tuổi 13 có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ở độ tuổi này, cơ thể và…

    16 Th9, 2024
    1.4K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Nước tiểu màu cam là bị làm sao? Chữa thế nào?

    Cơ thể tốt nhất khi nước tiểu có màu vàng đậm hoặc vàng trong. Tuy nhiên, một số người lại có nước tiểu màu cam,…

    07 Th11, 2024
    466

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Giáp đáp thắc mắc: Thủ dâm nhiều có bị vô sinh không?

    Thủ dâm nhiều có bị vô sinh không?” – Đây là thắc mắc phổ biến của không ít người, đặc biệt là nam giới. Lo…

    06 Th6, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Dịch bạch hầu có nguy hiểm không? Ai có nguy cơ mắc bệnh?

    Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ảnh hưởng đến cổ họng và đường hô hấp. Theo Tổ chức Y tế Thế…

    16 Th9, 2024
    227

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám