Hướng dẫn sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật

Cập nhật 07/11/2023

629

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Sơ cứu gãy xương là một kỹ thuật vô cùng cần thiệt trong cuộc sống. Gãy xương xảy ra khi xương phải chịu một lực tác  động lớn từ bên ngoài, thường xảy ra khi chơi thể thao, gặp tai nạn, bạo lực hay ngã. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách sơ cứu gãy xương trong bài viết dưới đây

Phân loại các loại gãy xương

Trên thực tế có hai loại gãy xương phổ biến là: 

  • Gãy xương kín: Vùng da trên ổ gãy còn nguyên vẹn, xương bên trong bị lệch, gãy và gây chảy máu trong; 
  • Gãy xương hở: Đầu xương chọc ra ngoài, gây chảy nhiều máu. Vết thương dễ bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho nạn nhân. Gãy xương thường không đe dọa tính mạng. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nạn nhân có thể bị sốc do mất máu, sốc do đau hoặc gặp phải các biến chứng có thể khiến nạn nhân bị tàn tật suốt đời. 

Các hướng dẫn trong nội dung này tập trung xử lý các tình huống gãy xương chân, tay. 

Hình ảnh minh họa tình trạng gãy xương

Hình ảnh minh họa tình trạng gãy xương

Dấu hiệu nhận biết bị gãy xương

Nạn nhân bị ngã hoặc gặp tai nạn và có các dấu hiệu dưới đây: 

. Chân, tay có xương gãy bị biến dạng; 

  • Đau ở chân, tay; 
  • Sưng, bầm tím ở chân, tay; 
  • Nghe thấy tiếng “rắc” sau khi bị ngã, va đập; 

Đầu xương gãy lộ ra ngoài, chảy nhiều máu; 

  • Không thể cử động chân, tay ở vị trí bị tổn thương. 

Hướng dẫn xử trí sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật

Hướng dẫn dưới đây áp dụng trong trường hợp gãy xương cánh tay, cẳng tay, cẳng chân và đùi. 

Bước 1: Kiểm tra khu vực xung quanh nạn nhân, loại bỏ các yếu tố gây nguy hiểm. 

Bước 2: Kiểm tra tình trạng của nạn nhân. 

Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra các dấu hiệu sống và thực hiện hồi sinh tim phổi nếu cần. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo hoặc sau khi các dấu hiệu sống được hồi phục, thực hiện các bước tiếp theo. 

Bước 3: Cầm máu. 

Với gãy xương hở và chảy máu, cần cầm máu cho nạn nhân. Dùng gạc sạch, vải sạch không xơ ép lên hai mép của vết thương để cầm máu. Không ép trực tiếp lên xương gãy. 

Bước 4: Cố định xương gãy bằng nẹp hoặc các vật dụng cứng tại hiện trường thấy phù hợp như cành cây, bìa cứng, v.v… để tạo khung cố định. Buộc nẹp chắc chắn tại các vị trí phía trên và dưới ổ gãy, phía trên và dưới ổ gãy một khớp, cụ thể như sau: 

  • Gãy xương cánh tay: Cố định tại khuỷu và dưới nách; 
  • Gãy xương cẳng tay: Cố định tại cổ tay và khuỷu; 
  • Gãy xương cẳng chân: Cố định tại trên và dưới đầu gối, cổ chân; Gãy xương đùi: cần xử trí nhanh chóng và đồng đều vì nạn nhân có thể sốc do đau và do mất máu. Sử dụng 3 nẹp: 1 nẹp từ nách đến cổ chân ở phía ngoài, 1 nẹp từ háng đến cổ chân ở phía trong; 1 nẹp từ hông đến gót chân ở phía sau. Sau đó tiến hành buộc cố định tại các vị trí sau: trên và dưới ổ gãy, trên và dưới đầu gối, ngực, hông và cố định chân lành với chân gãy tại đầu gối, cổ chân. 
  • Gãy xương đùi: Cần xử trí nhanh chóng và đồng đều vì nạn nhân có thể sốc do đau và do mất máu. Sử dụng 3 nẹp: 1 nẹp từ nách đến cổ chân ở phía ngoài; 1 nẹp từ háng đến cổ chân ở phía trong; 1 nẹp từ hông đến gót chân ở phía sau. Sau đó tiến hành buộc cố định tại các vị trí sau: trên và dưới ổ gãy, trên và dưới đầu gối, ngực, hông và cố định chân lành với chân gãy tại đầu gối, cổ chân

LƯU Ý: Tuyệt đối không nắn, ép xương gãy vào vị trí cũ. 

Bước 5: Dùng vải hoặc dây cố định tay bị gãy vào thân mình hoặc chân bị gãy vào chân còn lại. 

Bước 6: Gọi hỗ trợ của nhân viên y tế và thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu sống của nạn nhân, kiểm tra lưu thông máu ở các đầu ngón tay, chân được cố định trong lúc chờ nhân viên y tế tới. 

Video hướng dẫn chi tiết sơ cứu gãy xương

Sơ cứu gãy xương cánh tay 

Sơ cứu gãy xương cẳng tay 

Sơ cứu gãy xương cẳng chân 

Sơ cứu gãy xương đùi 

Sai lầm trong sơ cứu gãy xương

Khi bị gãy xương nhiều người vẫn chưa biết cách sơ cứu sao cho đúng, dẫn đến có những hành động sai gây tình trạng trở nên nặng hơn như:

Xử trí sai cách khi sơ cứu gãy xương

  • Nắn xương bị gãy trở về vị trí cũ -> Gây đau đớn cho nạn nhân và có thể gây các tổn thương khác nghiêm trọng hơn: đầu xương gãy đâm vào cơ, mạch máu, nhiễm trùng vết thương hở. 
  • Không cố định xương gãy mà chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện -> Nạn nhân có thể sốc do đau, đầu xương gãy không được cố định có thể gây thêm các tổn thương khác. 
  • Không chú ý đến chấn thương cột sống khi nạn nhân còn tỉnh -> Tổn thương cột sống có thể dẫn đến liệt chi hoặc toàn bộ cơ thể. 
  • Bó lá, đắp lá -> Điều trị không hiệu quả, gây lệch xương hoặc kích ứng da tại vị trí bó. 

Trên đây là hướng dẫn sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật mà bạn có thể tham khảo. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ qua số 1900 3366 để được tư vấn cụ thể hơn. 

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Tăng prolactin máu đang cảnh báo vấn đề sức khỏe nào?

    Prolactin là một hormone trong cơ thể, liên quan đến việc sản xuất sữa ở phụ nữ cho con bú và chức năng sinh dục…

    27 Th6, 2023
    2.8K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Huyệt vân môn: Vị trí và những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

    Huyệt Vân Môn là huyệt đạo nằm trong hệ thống 108 huyệt quan trọng của con người, có tác dụng điều trị các bệnh liên…

    05 Th9, 2023
    1.7K

    Tham vấn y khoa: TS. BSCKII Lê Quốc Việt

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Huyệt Phong Phủ: Vị trí, tác dụng và cách bấm huyệt

    Huyệt Phong Phủ là một trong những vị trí quan trọng của cơ thể. Đây là huyệt đạo thứ 16 trong Đốc Mạch có tác…

    05 Th9, 2023
    3.8K

    Tham vấn y khoa: TS. BSCKII Lê Quốc Việt

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở bé gái bố mẹ không được bỏ qua

    Thông thường, độ tuổi dậy thì ở bé gái trung bình từ 8 – 13 tuổi. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân nào đó…

    19 Th6, 2023
    962

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám