Nước tiểu có bọt như xà phòng là bị bệnh gì?

Cập nhật 20/07/2023

48.2K

ThS. BS Nguyễn Thị Hoa

Tham vấn y khoa:ThS. BS Nguyễn Thị Hoa

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Nước tiểu có bọt như xà phòng là một trong những dấu hiệu bất thường khiến không ít người hoang mang lo lắng đến sức khỏe của mình. Đây là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu người bệnh cần lưu ý.

Nước tiểu bình thường sẽ như thế nào?

Nước tiểu là chất lỏng do thận tiết ra, nằm tại bàng quang, thông qua đường niệu đạo để bài tiết khỏi cơ thể. Trong nước tiểu bao gồm nước, các chất chuyển hóa, hợp chất hữu cơ như hormone hoặc protein, muối vô cơ.

Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt, trong suốt

Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt, trong suốt

Bình thường, màu sắc nước tiểu sẽ là vàng nhạt, đậm nhất là màu hổ phách. Phụ thuộc vào thời điểm đi tiểu, lượng nước nạp vào cơ thể mà màu sắc nước tiểu sẽ có sự thay đổi. Chẳng hạn như nếu uống ít nước, số lần đi tiểu trong ngày ít thì nước tiểu sẽ có màu sẫm hơn.

Nước tiểu thường có dạng trong suốt. Nếu để nước tiểu lắng đọng một lúc sẽ thấy lớp vẩn đục xuất hiện đáy hoặc lơ lửng ở giữa bình đựng nước tiểu.

Nước tiểu có bọt như xà phòng cảnh báo bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nước tiểu xuất hiện bọt. Trong trường hợp nước tiểu có bọt nhưng không kèm theo bất kỳ dấu hiệu bất thường nào có nghĩa sức khỏe của bạn vẫn bình thường. Ngược lại, nếu triệu chứng này kéo dài kèm theo, mệt mỏi, buồn nôn, mất ngủ, cơ thể phù nề, số lần đi tiểu tăng, nước tiểu vẩn đục hoặc sẫm màu,… có thể bạn đã mắc phải bệnh lý nghiêm trọng dưới đây:

Đi tiểu với lực mạnh

Khi bàng quang đang chứa quá nhiều nước tiểu và cơ thể nhịn tiểu quá lâu có thể khiến bàng quang bị chèn ép. Do đó, lúc đi vệ sinh nước tiểu sẽ được đẩy ra bên ngoài với áp lực mạnh, nhanh dẫn đến xuất hiện bọt trong nước tiểu. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ biến mất sau một vài phút.  

Vì vậy, bạn nên hình thành thói quen đi vệ sinh khi cảm thấy buồn tiểu. Nhịn tiểu lâu ngày có thể khiến nước tiểu tích tụ, tăng nguy cơ mắc sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu không tự chủ.

Đi tiểu với lực mạnh khiến nước tiểu có bọt

Đi tiểu với lực mạnh khiến nước tiểu có bọt

Cơ thể mất nước

Uống quá ít nước hoặc tập thể dục thời gian dài có thể khiến cơ thể bị mất nước. Điều này sẽ làm loãng các thành phần trong nước tiểu dẫn đến cô đặc, xuất hiện bọt. Bên cạnh đó, nước tiểu có thể sẫm màu, có mùi nặng hơn bình thường.

Nếu nguyên nhân đi tiểu có bọt là do cơ thể mất nước, người bệnh nên uống đủ nước từ 1,5 đến 2 lít hằng ngày và bổ sung nhiều nước hơn sau khi vận động.

Tiểu có bọt do cơ thể mất nước

Tiểu có bọt do cơ thể mất nước các thành phần trong nước tiểu bị cô đặc

Protein trong nước tiểu tăng cao

Đối với người khỏe mạnh, hàm lượng protein trong nước tiểu rất thấp. Nhưng khi rối loạn chức năng cầu thận protein bị đào thải ra ngoài bằng đường nước tiểu thay vì đi qua lớp màng lọc và ở lại trong cơ thể. 

Lượng protein bị đào thải tăng lên sẽ gây hiện tượng nước tiểu có bọt như xà phòng. Nguyên nhân có thể do sau khi vận động gắng sức bổ sung lượng protein quá mức cần thiết hoặc là các dấu hiệu sớm của bệnh lý về thận, tiểu đường, huyết áp cao.

Xuất tinh ngược dòng

Xuất tinh ngược dòng là hiện tượng tinh dịch không tiết ra ngoài khi xuất tinh mà đi ngược vào bàng quang. Do đó, khi quan hệ tình dục tinh trùng sẽ thải ra ngoài dẫn đến nước tiểu màu trắng đục lợn cợn, nhìn giống bọt xà phòng.

Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu (hay nhiễm trùng đường tiết niệu) là bệnh lý thường gặp, nhiều người mắc phải. Nguyên nhân gây bệnh do vệ sinh không đúng cách tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn tấn công vào bàng quang. Một số triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu bao gồm nước tiểu có bọt như xà phòng, tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu đục.

Tuy nhiên, để xác định rõ bản thân có mắc nhiễm trùng đường tiết niệu hay không, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm kiểm tra hệ tiết niệu, nước tiểu. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác, tư vấn và có hướng điều trị phù hợp.

Các bệnh lý ở thận

Thận là cơ quan chính sản xuất nước tiểu. Do đó, khi người bệnh gặp bất cứ vấn đề nào tại thận sẽ ảnh hưởng đến tính chất và thành phần của nước tiểu. Các bệnh lý như suy thận, nhiễm trùng thận, sỏi, viêm thận,… có thể làm xuất hiện tình trạng nước tiểu nổi bọt hoặc bị vẩn đục. Trong một số trường hợp bị nhiễm trùng thận có thể kèm theo triệu chứng nước tiểu có tinh dịch.

Nếu nghi ngờ nguyên nhân nước tiểu có bọt do các bệnh lý về thận, người bệnh nên đến chuyên khoa thận để làm các xét nghiệm và xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để điều trị hiệu quả.

Mắc một số bệnh lý ở thận cũng là nguyên nhân nước tiểu có bọt

Mắc một số bệnh lý ở thận cũng là nguyên nhân nước tiểu có bọt

Bệnh đái tháo đường

Người bị tiểu đường hoặc lượng đường trong máu tăng cao có thể gặp phải tình trạng nước tiểu có bọt như xà phòng. Đái tháo đường sẽ khiến người bệnh không thể kiểm soát được lượng đường huyết bên trong cơ thể. Khi nồng độ đường trong máu quá cao sẽ gây khó khăn cho thận để chuyển hóa hết cũng như chọn lọc các phân tử. Vì vậy, lượng đường và protein có thể bị đào thải bằng đường nước tiểu gây tình trạng tiểu nhiều bọt.

Ngoài nước tiểu có nhiều bọt, bệnh nhân bị đái tháo đường có thể gặp phải các triệu chứng khác như khát, đói thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, ngứa da, buồn tiểu liên tục, mắt mờ.

Bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp có thể gây nên tổn thương cho thận, tạo microalbumin niệu khiến người bệnh đi tiểu có nhiều bọt. Bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

BẠN ĐANG GẶP TÌNH TRẠNG NƯỚC TIỂU CÓ BỌT
Nghi ngờ mình mắc phải bệnh lý liên hệ Bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn ngay!
Button đặt lịch khám

Cách khắc phục chứng nước tiểu nổi bọt

Để tình trạng nước tiểu có bọt như xà phòng chấm dứt, cần căn cứ vào nguyên nhân để tìm được phương pháp điều trị hiệu quả, cụ thể:

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để khắc phục chứng tiểu đêm có bọt

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để khắc phục chứng tiểu đêm có bọt

Kiểm soát tốt đường huyết

Để điều trị bệnh đái tháo đường, ngăn ngừa tổn thương đến thận người bệnh cần phải kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Người bệnh cần có chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế tinh bột và bổ sung nhiều chất xơ, tránh xa các đồ uống có gas, có cồn và hình thành thói quen tập thể dục mỗi ngày.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên nhằm đảm bảo hàm lượng đường trong máu không vượt quá mức cho phép.

Điều trị cao huyết áp

Nếu nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt là do cao huyết áp, bạn có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách đưa chỉ số huyết áp về mức an toàn và giữ ở mức độ ổn định. Tương tự như bệnh đái tháo đường, người bệnh cũng nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục hằng ngày.

Đặc biệt, cần hạn chế muối và protein trong thực đơn hàng ngày tránh để thận phải làm việc quá sức, chấm dứt tình trạng nhiều bọt trong nước tiểu.

Điều trị bệnh xuất tinh ngược dòng

Tuy xuất tinh ngược không ảnh hưởng đến khả năng cương cứng và khoái cảm và cũng không nguy hiểm tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới. Vì khi tinh trùng chạy ngược vào bàng quang, không xuất ra ngoài sẽ khiến lượng tinh trùng ít và yếu và gây khó khăn cho việc thụ thai. Do đó người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị dứt điểm. 

Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc có tác dụng đóng cổ bàng quang để ngăn chặn tinh dịch đi vào bên trong. Một số loại thuốc có thể dùng trong trường hợp này bao gồm: imipramine, phenylephrine, brompheniramine, pseudoephedrine, chlorpheniramine. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể khiến người bệnh có nguy cơ cao bị tăng huyết áp hoặc các bệnh lý về tim.

Người bệnh lưu ý không tự mua thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ tránh để tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nước tiểu có bọt như xà phòng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ tiết niệu. Chính vì thế, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ tới hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia MEDIPLUS!

    ĐẶT LỊCH KHÁM & TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Đặt lịch ngay để được Tư vấn và thăm khám trực tiếp với các Bác sĩ chuyên gia đầu ngành



    Bài viết liên quan

    Top 10 món ăn bổ máu giúp tăng cường sức đề kháng

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Chính vì thế, rất nhiều chị em quan tâm…

    28 Th4, 2023
    1.3K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Vô sinh thứ phát – Nguyên nhân gây hiếm muộn cho các cặp vợ chồng

    Hiện nay, tỷ lệ vô sinh thứ phát ngày càng tăng cao và trở thành nỗi lo, sự trăn trở của những cặp vợ chồng.…

    28 Th4, 2023
    578

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Thai trứng bán phần là gì? Có nguy hiểm hay không?

    Thai trứng bán phần hay bệnh lý thai trứng nói chung là một bệnh lý rất hay gặp ở các mẹ bầu trong quá trình…

    16 Th8, 2023
    1.4K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sức khỏe, Sản khoa

    Hạ canxi máu (tụt canxi) là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

    Canxi đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, 99% canxi tập trung ở răng với xương, chỉ còn lại 1%canxi nằm trong máu.…

    02 Th6, 2023
    831

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám