Tăng prolactin máu đang cảnh báo vấn đề sức khỏe nào?

Cập nhật 27/06/2023

3.7K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Prolactin là một hormone trong cơ thể, liên quan đến việc sản xuất sữa ở phụ nữ cho con bú và chức năng sinh dục ở hai giới. Việc tăng prolactin máu là tình trạng hormone này tăng cao Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc prolactin tăng như: sự rối loạn trục dưới đồi-tuyến yên, suy tuyến giáp, bệnh nhân xơ gan, suy thận mạn tính hay ở phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú,… Nguyên nhân gây tăng cũng có thể từ việc sử dụng một số loại thuốc. Hãy cùng tìm hiểu prolactin máu, cũng như một số nguyên nhân prolactin cao qua bài viết dưới đây!

1. Prolactin là gì?

Prolactin là một loại hormone được sản xuất từ thùy trước tuyến yên có ở cả nam và nữ giới, tuy nhiên, tăng cao hơn ở phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú.

Prolactin là một loại hormone được sản xuất từ thùy trước tuyến yên.

Prolactin là một loại hormone được sản xuất từ thùy trước tuyến yên.

Sự tiết prolactin của thùy trước tuyến yên được điều hòa bởi các tế bào thần kinh của tuyến nội tiết ở vùng dưới đồi. Đây là hormone prolactin có vai trò quan trọng đối với cơ thể, bao gồm:

  • Prolactin đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, điều hòa hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tế bào và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của tuyến tụy.
  • Với hệ sinh dục, prolactin liên quan trực tiếp đến quá trình rụng trứng, hình thành kinh nguyệt và tạo điều kiện thụ thai ở phụ nữ. Khi nồng độ prolactin máu tăng cao sẽ làm giảm nồng độ estrogen trong máu, cản trở estrogen tác động ngược lên trục dưới đồi – tuyến yên tăng tiết LH. Khi cơ thể thiếu LH, dẫn đến không có yếu tố kích thích rụng trứng, gây vô kinh và khó thụ thai, dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
  • Đây cũng là một hormone quan trọng liên quan đến sản xuất sữa ở phụ nữ cho con bú. Prolactin thúc đẩy sự phát triển của tuyến vú, biệt hóa tuyến vú, kích thích vú tiết sữa sau khi sinh con. Hormone này kết hợp với oxytocin làm tăng (ở một số trường hợp phụ nữ sau sinh bị giảm prolactin dẫn đến không có đủ sữa cho con bú).

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm nồng độ prolactin máu trên lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị trong một số trường hợp:

  • Đánh giá chức năng, bệnh lý ở tuyến yên.
  • Chẩn đoán các khối u ở tuyến vú, u tuyến yên,…
  • Chẩn đoán vấn đề hệ sinh dục ở cả nam và nữ giới: vô kinh, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương ở nam giới, vô sinh,…

*LH – Luteinizing Hormone loại hormone rất quan trọng được sản xuất bởi các tuyến yên trong não.

2. Nguyên nhân gây tăng prolactin máu

Tăng prolactin máu có thể do nhiều nguyên nhân như nguyên nhân về sinh lý ở phụ nữ mang thai hay đang cho con bú,… Nguyên nhân bệnh lý ở các bệnh nhân bị bệnh ở tuyến yên (u tuyến yên, bệnh tự miễn ở tuyến yên…) bệnh nhân suy tuyến giáp,… hay prolactin tăng do sử dụng một số loại thuốc.

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Một số nguyên nhân sinh lý khiến nồng độ prolactin trong máu tăng cao có thể kể đến như:

  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai: Ở phụ nữ có thai, prolactin huyết thanh sẽ tăng trong suốt thời kỳ mang thai và đạt đỉnh khi sinh con. Việc tăng cao nồng độ estradiol huyết thanh (hormone sinh dục chính ở nữ, có mặt ở nhau thai) khiến cho prolactin cũng tăng cao trong thai kỳ. Nồng độ prolactin trong máu sẽ giảm dần sau sinh và  khoảng sáu tuần sẽ trở lại bình thường.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Trong thời kỳ cho con bú ở phụ nữ, việc kích thích các núm vú làm tăng nồng độ prolactin trong máu. Prolactin biệt hóa các tế bào tuyến vú và kích thích tiết sữa ở nữ giới sau sinh. Hormone này khi kết hợp với oxytocin sẽ kích thích làm tăng tiết sữa.
  • Việc mặc áo ngực quá chật, kích thích núm vú và xoa nắn vùng ngực cũng làm núm vú bị kích thích và từ đó làm tăng tiết prolactin trong máu (có thể qua cơ chế thần kinh, núm vú bị kích thích truyền lên từ tế bào thần kinh và đến thùy trước tuyến yên, kích thích sản sinh prolactin vào máu).
  • Sau khi quan hệ tình dục, và khi ngủ cũng khiến nồng độ prolactin máu tăng lên.
  • Stress tâm lý, chán ăn cũng làm hormone prolactin tăng cao.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân sinh lý kể trên, tăng prolactin máu còn do một số nguyên nhân bệnh lý dưới đây:

  • Rối loạn vùng dưới đồi (vùng liên kết giữa hệ thống thần kinh và tuyến yên): Các khối u vùng dưới đồi, chấn thương vùng dưới đồi, thâm nhiễm vùng dưới đồi không do u (Lao, Sarcoidosis-bệnh u hạt, tình trạng tăng trưởng quá mức của tế bào viêm nhiễm,…) hay các nhiễm trùng tại vùng này.
  • Khối u tuyến yên: có hai dạng là microadenoma (nhỏ hơn 10mm) và macroadenoma (lớn hơn 10mm)
    • Các khối gây chèn ép cuống tuyến yên, ngăn dopamin từ vùng dưới đồi xuống, thiếu sự cản tiết của dopamin làm prolactin tăng tiết nhiều hơn, gây prolactin tăng trong máu.
    • Các u tuyến yên tiết GH làm tăng tiết prolactin.
    • U tuyến yên tiết prolactin (chiếm khoảng 30% trường hợp tăng prolactin máu), từ đó làm tăng hormone này trong máu.
  • Suy tuyến giáp (nồng độ hormone tuyến giáp thấp): Tuyến giáp không có khả năng sản xuất đủ hormone trong quá trình trao đổi chất. Nồng độ tuyến giáp thấp sẽ kích thích tuyến yên hoạt động quá mức, từ đó prolactin cũng được sản sinh ra nhiều và làm prolactin tăng cao.
  • Một số bệnh lý khác như: xơ gan (bệnh lý não gan gây tổn thương các vùng sản xuất dopamine ở hạ đồi, từ đó thiếu sự cản tiết prolactin) và suy thận mạn (gây giảm thoái hóa, giảm thanh thải prolactin).
Khối u tuyến yên hay u vùng dưới đồi là nguyên nhân gây tăng prolactin.

Khối u tuyến yên hay u vùng dưới đồi là nguyên nhân gây tăng prolactin.

2.3. Sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc khi sử dụng có tác dụng phụ gây tăng prolactin trong máu có thể do ức chế tác dụng của dopamin nội sinh để cản tiết prolactin:

  • Các loại thuốc an thần: thorazine, promazine, dopamin, chlorpromazine,…
  • Thuốc chống trầm cảm: amoxapine, imipramine,…
  • Thuốc hạ huyết áp: verapamil, alpha-methyldopa, labetalol,…
  • Thuốc kháng thụ thể H2: ranitidin, cimetidine…
  • Thuốc ngừa thai và estrogen.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) như morphine, codein.

*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và sử dụng khi chưa có chỉ định hoặc hướng dẫn cụ thể từ Bác sĩ chuyên khoa, tránh những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe!

3. Tăng prolactin máu có gây vô sinh không?

Nồng độ prolactin tăng cao trong máu sẽ gây ức chế hormone GnRH tiết ra bình thường ở vùng dưới đồi, từ đó làm giảm tiết hormone FSH (kích thích nang trứng phát triển) và LH (gây rụng trứng và hỗ trợ hoàng thể). Hai hormone FSH và LH giảm thấp gây rối loạn quá trình rụng trứng hoặc không rụng trứng dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt làm vô kinh, giảm ham muốn sinh dục, chức năng buồng trứng suy giảm.

Hơn nữa, việc prolactin tăng cao làm giảm nồng độ estrogen cản trở tác động ngược lên trục dưới đồi-tuyến yên gây giảm tiết LH. Điều này làm tăng nguy cơ gây vô kinh và khó thụ thai, dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

Một số trường hợp, phụ nữ có prolactin cao trong máu vẫn có kinh nguyệt và rụng trứng đều nhưng cơ thể sản xuất không đủ progesterone sau khi rụng trứng, làm trứng không thể làm tổ trong tử cung phụ nữ. Bởi vậy, tăng prolactin máu có thể là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới.

4. Prolactin cao cần lưu ý và bổ sung những gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tăng prolactin máu mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau ở từng người với mục tiêu điều trị đưa prolactin máu trở lại bình thường.

Với nguyên nhân sinh lý khiến prolactin cao, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để hỗ trợ giảm prolactin:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các chất: chất xơ, protein, các loại vitamin,… và nên ăn ít thịt.
  • Kiểm soát căng thẳng, stress, đảm bảo có giấc ngủ đủ.
  • Luyện tập thể dục thể thao ở mức độ vừa phải, không nên tập luyện với cường độ quá cao.
  • Bổ sung vitamin B6 để tăng cường quá trình sản xuất dopamine và vitamin E, ngăn chặn tăng tiết prolactin.

Trong trường hợp đi khám, phát hiện nguyên nhân gây tăng prolactin máu do sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc khác thay thế có tác dụng tương tự nhưng không gây tăng prolactin, hoặc sẽ kê một số thuốc giúp giảm prolactin (thuốc chủ vận dopamin: cabergoline và bromocriptine).

Đối với người mắc bệnh suy tuyến giáp, thuốc nội tiết thay thế hoặc hỗ trợ hormone tuyến giáp sẽ được chỉ định để đưa mức prolactin trở lại bình thường.

Những người có khối u ở tuyến yên hay vùng hạ đồi gây ảnh hưởng và chèn ép tới các tổ chức thần kinh lân cận, làm tăng mức prolactin, có thể được điều trị như sau:

  • Điều trị nội khoa bằng thuốc: Cabergoline và bromocriptine sẽ giúp thu nhỏ khối u tuyến yên và phục hồi khả năng rụng trứng.
  • Phẫu thuật: Khi người bệnh không đáp ứng với thuốc, khối u phát triển kích thước to hơn và có thể ảnh hưởng làm giảm thị lực ở mắt thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối u. Tỷ lệ thành công ở phẫu thuật phụ thuộc vào kinh nghiệm, tay nghề các bác sĩ, phẫu thuật viên và kích thước khối u.

Prolactin là một hormone với vai trò quan trọng trong kích thích bài tiết sữa mẹ ở phụ nữ đang cho con bú. Việc tăng prolactin máu có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn do sự rối loạn trục dưới đồi-tuyến yên dẫn đến vô sinh ở cả hai giới, đặc biệt là phụ nữ.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ tăng prolactin máu như rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh, khô âm đạo, vú có tiết sữa ngay cả khi không mang thai hoặc cho con bú,… chị em cần đi khám và kiểm tra để được thăm khám, tư vấn và có hướng điều trị phù hợp. Nếu còn điều gì thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 1900 3366 để được hỗ trợ sớm nhất!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    [Giải đáp] Quan hệ cho ra ngoài có thai không?

    Nhiều người lầm tưởng rằng quan hệ tình dục “ra ngoài” là cách an toàn để tránh thai. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai…

    16 Th9, 2024
    290

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ bị rách môi bé có sao không? 2 Cách xử lý

    Rách môi bé khi quan hệ là tình trạng của nhiều chị em phụ nữ. Vậy nguyên nhân do đâu mà môi cô bé bị…

    16 Th9, 2024
    1.3K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ xong uống nước dừa có sao không? 

    Quan hệ xong uống nước dừa có sao không? Ngoài việc tìm kiếm một phương pháp tránh thai “tự nhiên”, nhiều người còn quan tâm…

    10 Th10, 2024
    71

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ xong đi tiểu buốt là bệnh gì? Khi nào cần đi khám?

    Hiện tượng quan hệ xong đi tiểu buốt thường gặp ở cả nam và nữ. Điều này không chỉ gây ra sự khó chịu mà…

    16 Th9, 2024
    204

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám