Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?

Cập nhật 17/08/2023

982

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Phụ khoa

Chị N.T.H.N gửi câu hỏi về hòm thư của MEDIPLUS như sau: “Bác sĩ cho em hỏi năm nay 34 tuổi đã có 1 đứa con. Trước đây khi chưa mang thai bé đầu, chu kỳ kinh nguyệt của em tương đối đều, dao động trong khoảng 28-32 ngày. Tuy nhiên sau khi sinh em bé chu kỳ kinh nguyệt của em thất thường, 3-4 tháng mới có kinh, mỗi lần hành kinh lại kéo dài khoảng 1 tuần. Điều này khiến em vô cùng lo lắng. Bác sĩ cho em hỏi: Kinh nguyệt không đều có gây vô sinh không? Em cần phải làm cách nào để chu kỳ kinh nguyệt ổn định?

Cảm ơn chị N đã quan tâm và gửi câu hỏi tới Mediplus, ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân – Bác sĩ sản phụ khoa Tổ hợp Y tế MEDIPLUS sẽ giải đáp cho chị N cũng như nhiều chị em khác cũng đang quan tâm tới vấn đề kinh nguyệt bị rối loạn qua bài viết dưới đây, chị em cùng theo dõi để có thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe!

Rối loạn kinh nguyệt là như thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường liên quan đến số lượng máu, số ngày hành kinh và chu kỳ kinh nguyệt. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường trong cơ thể. Đây là tình trạng có thể xảy ra ở phụ nữ trong mọi độ tuổi với các mức độ biểu hiện khác nhau gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của chị em.

Một chu kỳ trung bình thường kéo dài 28 ngày, có trường hợp dài hơn hoặc ngắn hơn. Thời gian hành kinh của mỗi chu kỳ kéo dài 4-7 ngày và lượng máu mất đi trong giai đoạn này khoảng 50-150ml.

Rối loạn kinh nguyệt đôi khi không phải là dấu hiệu cảnh báo bất thường về sức khỏe mà có thể chỉ là do thay đổi môi trường hay chế độ sinh hoạt. Tuy nhiên chị em vẫn cần lưu ý khi xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây:

  • Bất thường về chu kỳ kinh: Chu kỳ kinh kéo dài trên 35 ngày (kinh thưa) hoặc ít hơn 22 ngày (kinh mau), không có kinh từ 6 tháng trở lên.
  • Bất thường về máu kinh: số lượng màu sắc máu kinh thay đổi so với bình thường. Máu kinh thường màu đỏ thẫm, mùi hơi tanh, không đông, nếu máu kinh có lẫn máu cục, màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt là bất thường.
  • Cường kinh: lượng máu kinh >20ml/kỳ.
  • Thiểu kinh: giai đoạn hành kinh ít hơn 2 ngày và lượng kinh dưới 20ml/chu kỳ kinh.
  • Rong kinh: giai đoạn hành kinh kéo dài trên 7 ngày.
Rối loạn kinh nguyệt là như thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt là như thế nào?

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt thay đổi, bị rối loạn thất thường xảy ra ở nhiều chị em, tuy nhiên không phải chị em nào cũng biết được nguyên nhân do đâu, cũng không phải lúc nào cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng này lặp lại. Dưới đây là một số nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt phổ biến chị em cần biết:

Thay đổi của nội tiết tố

Mỗi giai đoạn từ tuổi dậy thì đến mang thai, sinh con, cho con bú và mãn kinh đều ảnh hưởng đến các hormone nội tiết tố, điều này cũng là nguyên nhân khiến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn:

  • Ở tuổi dậy thì, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể. Có thể mất khoảng vài năm để hormone estrogen và progesterone đạt cân bằng và đây là thời gian bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đến giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng bị suy giảm gây ảnh hưởng đến nội tiết tố khiến cho lượng máu kinh và chu kỳ kinh bị thay đổi. Sau thời kỳ mãn kinh, chị em phụ nữ sẽ không còn chu kỳ kinh nữa.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú chu kỳ kinh nguyệt cũng tạm thời chấm dứt.

Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt

Chu kỳ kinh nguyệt do cơ chế thần kinh – nội tiết chi phối. Vì vậy, khi thay đổi môi trường sống, thay đổi công việc hoặc bị áp lực hàng ngày gây căng thẳng, stress cho chị em phụ nữ cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Chế độ dinh dưỡng giàu dầu mỡ, ăn nhiều đồ ăn cay nóng cũng có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn bất thường.

Xem thêm

Không có kinh nguyệt trong thời gian dài phải làm sao?

Kinh nguyệt ra ít nối lo lắng của nhiều chị em

Nguyên nhân chậm kinh nguyệt (trễ kinh) không phải chị em nào cũng biết

Mắc một số bệnh lý phụ khoa

Bác sĩ Thanh vân chia sẻ thêm, kinh nguyệt bị rối loạn đa phần là do tâm lý và lối sống không khoa học, lành mạnh. Tuy nhiên đây cũng là những cảnh báo sớm một số bệnh lý phụ khoa ở chị em như:

  • Hiện tượng chửa ngoài tử cung, sảy thai.
  • U xơ tử cung, polyp cổ tử cung, polyp buồng tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung,…
  • Bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, tiểu đường.
  • Viêm nhiễm đường niệu – sinh dục, viêm niêm mạc tử cung.
Lối sống sinh hoạt cũng là nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Lối sống sinh hoạt cũng là nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt bị rối loạn ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Rối loạn kinh nguyệt rất dễ gặp ở nhiều chị em, tình trạng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản cần hết sức lưu ý.

Thiếu máu do rong kinh

Rong kinh kéo dài hơn 1 tuần, máu kinh ra nhiều, lượng máu vượt quá 80ml tăng nguy cơ gây thiếu máu. Trong trường hợp này, nguyên nhân gây thiếu máu thường do thiếu sắt do cơ thể sử dụng sắt cơ thể tạo huyết sắc tố và vận chuyển oxy trên các tế bào hồng cầu. Mất máu trong mỗi chu kỳ có thể gây thiếu máu nhẹ gây các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, có thể ngất xỉu nhiều lần. Nếu hiện tượng rong kinh kéo dài dẫn đến thiếu máu nặng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch, thậm chí gây tử vong.

Nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa

Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp tử cung… Nguyên nhân là do vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Bệnh lý phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ chuyển thành bệnh ác tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.

Rối loạn kinh nguyệt nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa

Rối loạn kinh nguyệt nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa

Tiềm ẩn nguy cơ vô sinh

Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể làm tăng nguy cơ gây rối loạn kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể gây khó khăn khi dự tính ngày rụng trứng, giảm khả năng thụ thai. Một số nghiên cứu cho thấy, các chị em ở độ tuổi 30-40 vẫn chưa có con bị rối loạn kinh nguyệt chứng tỏ rằng rối loạn kinh nguyệt sẽ làm giảm khả năng thụ thai và vô sinh.

Ảnh hưởng tới chuyện “chăn gối”

Quan hệ tình dục vào những ngày “dâu rụng” sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Rong kinh kéo dài phần nào ảnh hưởng đến “chuyện yêu” của chị em phụ nữ.

Tâm lý và nhan sắc chị em phụ nữ

Estrogen và progesterone là 2 hormone quan trọng đối với sắc đẹp của phái nữ. Vì thế, khi chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, sự bài tiết các hormone này suy giảm khiến cho khí huyết kém lưu thông gây da kém mịn màng, xuống sắc, thiếu sức sống. Ngoài ra, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt còn khiến chị em căng thẳng, mệt mỏi, chất lượng cuộc sống giảm sút.

Rối loạn kinh nguyệt chị em phải làm gì?

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường gặp nhưng chị em phụ nữ cũng không được chủ quan. Hãy đến gặp bác sĩ để được xác định chính xác nguyên nhân cũng như tư vấn phác đồ điều trị và hướng dẫn tự chăm sóc tại nhà. Một vài những lưu ý chị em nên thực hiện:

  • Điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và làm việc phù hợp: Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa sắt, tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày. Chỉ là một vài động tác nhẹ nhàng chỉ khoảng 15-30 phút vào mỗi buổi sáng cũng giúp chị em cải thiện được tình trạng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.
Bổ sung dưỡng chất điều chỉnh kinh nguyệt đều hơn

Bổ sung dưỡng chất điều chỉnh kinh nguyệt đều hơn

  • Luôn giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái: Luôn giữ trạng thái vui vẻ, tích cực, có thể thư giãn đầu óc bằng một bài hát hoặc tán gẫu, đi chơi với bạn bè. Tránh để căng thẳng, stress hay những cảm xúc tiêu cực lấn át.
  • Tránh uống rượu bia cũng như các chất kích thích khác: Rượu bia và các chất kích thích không những gây rối loạn nội tiết mà còn khiến cho làn da sạm đi và thiếu sức sống. Chính vì thế, chị em phụ nữ nên hạn chế sử dụng các chất kích thích này.
  • Không lạm dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai nội tiết có chứa hormone estrogen và progestin. Hai hormone này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc tránh thai sẽ làm nồng độ hormone thay đổi nhiều gây mất cân bằng dẫn đến chậm kinh hoặc vô kinh.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp chị N cũng như chị em phụ nữ hiểu được vấn đề rối loạn kinh nguyệt là như thế nào và những ảnh hưởng khi gặp phải tình trạng này. Để ngăn ngừa nhưng hậu quả khôn lường do rối loạn kinh nguyệt mang lại, chị em phụ nữ nên đi khám bác sĩ sớm để chẩn đoán sớm nguyên nhân và phương pháp điều trị kịp thời.

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Nữ xuất tinh có bình thường không? Cơ chế xuất tinh ở phụ nữ

    Nữ xuất tinh luôn là một chủ đề gây tò mò và tranh cãi trong lĩnh vực tình dục và sức khỏe. Mọi người thường cho…

    11 Th8, 2023
    5.4K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    U vú lành tính có biến chứng ung thư và có nguy hiểm không?

    U vú lành tính là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Việc nhận biết…

    07 Th8, 2023
    525

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Cách đặt viên phụ khoa tại nhà đúng cách an toàn hiệu quả

    Cách đặt viên phụ khoa như thế nào mới đúng là thắc mắc chung của nhiều chị em phụ nữ. Hiện nay nhiều phụ nữ…

    18 Th8, 2023
    1.8K

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám