Thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống Covid – 19

Cập nhật 12/05/2023

1.3K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Thực phẩm tăng cường sức đề kháng đang trở thành ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh “đại dịch toàn cầu” Covid-19 chưa có hồi kết. Do đó, khách hàng cần chú trọng chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, giữ tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát tốt các bệnh lý nền nhằm phòng ngừa virus Sars-Cov-2.

1. Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, “hàng rào chắn” chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Sức đề kháng trong cơ thể được tạo ra từ hệ thống miễn dịch. Nếu có một sức đề kháng tốt, cơ thể bạn sẽ ngăn chặn được những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách loại bỏ, tiêu diệt nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong.

Hệ thống miễn dịch của con người gồm có 3 loại: miễn dịch tự nhiên (hay bẩm sinh) và miễn dịch thu được (hay còn gọi là miễn dịch thích nghi) và miễn dịch thụ động. Trong đó, miễn dịch tự nhiên là dòng đáp ứng miễn dịch đầu tiên của cơ thể, liên quan đến di truyền (da, niêm mạc…)

Miễn dịch thu được do con người tạo ra để giúp cơ thể sinh ra chất chống lại tác nhân gây bệnh. Miễn dịch thụ động là việc cung cấp kháng thể thụ động vào cơ thể một người thay vì cơ thể đó phải tự sản xuất chúng thông qua hệ thống miễn dịch của cơ thể (kháng thể qua nhau thai, sữa mẹ hay chế phẩm máu có chứa kháng thể…)

>>> XEM THÊM: Top 10 loại trái cây nhiều Vitamin C nhất

Sức đề kháng trong cơ thể được tạo ra từ hệ thống miễn dịch

Sức đề kháng trong cơ thể được tạo ra từ hệ thống miễn dịch

2. Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể

Khi sức đề kháng suy yếu, hệ miễn dịch sẽ trở nên mỏng manh, yếu ớt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19. Các nghiên cứu gần đây cho biết các yếu tố làm suy giảm sức đề kháng bao gồm:

  • Suy giảm hệ miễn dịch: đây là nguyên nhân chính gây suy giảm sức đề kháng, bao gồm suy giảm miễn dịch tiên phát (khiếm khuyết về mặt di truyền, rối loạn tế bào mầm,…) và suy giảm miễn dịch thứ phát (do bức xạ X-quang, điều trị kìm tế bào, chấn thương, can thiệp phẫu thuật,…)
  • Sự ô nhiễm không khí: khi hít phải khói bụi, hơi hóa chất,… phổi của bạn sẽ bị nhiễm bẩn. Các nghiên cứu đã phát hiện, không khí bẩn sẽ ngăn chặn sự tăng sinh của các lympho T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) và lympho B (miễn dịch thể dịch) gây ra viêm nhiễm hô hấp.
  • Ăn các thức ăn chế biến sẵn: Nếu ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đóng hộp,… có quá nhiều đường, mỡ và muối có hại cho cơ thể – các thực phẩm này sẽ làm suy yếu các lympho T và B là “đội quân” chủ lực chống lại bệnh tật.
  • Uống ít nước: nước giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Ngoài cung cấp nước cho sự sống, chúng còn giúp thận lọc bỏ các yếu tố độc hại đồng thời nâng cao sức đề kháng.
  • Thức quá khuya: Nếu bạn không nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt khi thức khuya, sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ melatonin trong khi ngủ, hệ thống miễn dịch không thể tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ vi khuẩn.
  • Stress: Việc thường xuyên căng thẳng, lo lắng khiến nồng độ hormone như testosterone và estrogen bị suy giảm, gây mất thăng bằng, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Lạm dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh là “con dao hai lưỡi”. Theo các chuyên gia, trẻ em và người lớn ốm khi uống kháng sinh sẽ khỏi rất nhanh, song khiến cơ thể người bệnh yếu hơn, dễ có nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau, giảm khả năng tự chống chịu với vi khuẩn, virus. Ngoài ra, kháng sinh còn dẫn đến giảm lượng cytokine – một hormone cần thiết cho hệ miễn dịch.
  • Thừa cân: Việc thừa cân không chỉ gây khó khăn cho tim, não mà còn khiến sự tăng tiết hormone mất kiểm soát, chúng phá hỏng khả năng phòng bệnh của hệ miễn dịch.

3. Thực phẩm tăng cường sức đề kháng phòng Covid-19

Chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh. Một bữa ăn cần phải ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Nhóm 1: Carbohydrate- Nhóm bột đường

Các thực phẩm thuộc nhóm bột đường:

  • Carbohydrate đơn: sữa, đường ăn, kẹo, nước ngọt, siro…
  • Carbohydrate phức tạp: đậu, khoai, ngô, củ cải, bánh mì nguyên cám…

Nhóm bột đường là nhóm có dinh dưỡng cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động của cơ thể. Carbohydrate đơn có cấu trúc đơn giản, dễ hấp thụ hơn so với Carbohydrate phức tạp có thời gian tiêu hóa chậm hơn. Một gram Carbohydrate có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 4 kcal năng lượng, chiến đến 60% – 65% tổng năng lượng một ngày.

Các thực phẩm thuộc nhóm bột đường

Các thực phẩm thuộc nhóm bột đường

Nhóm 2: Protein- Nhóm chất đạm

Các thực phẩm thuộc nhóm Protein:

  • Thịt, cá, trứng, đậu (đỗ), sữa cùng các chế phẩm từ sữa…
  • Sữa mẹ cũng là nguồn protein dồi dào cho trẻ trong giai đoạn phát triển

Nhóm thực phẩm cung cấp Protein giúp cơ thể xây dựng tế bào, tạo ra dịch tiêu hóa, men cũng như các hormon giúp tạo kháng thể chống đỡ bệnh tật. 1 gram chất đạm sẽ cung cấp khoảng 4 kcal năng lượng. Protein cũng là thành phần giúp điều hòa sự cân bằng nước và hỗ trợ vận chuyển dưỡng chất đến các cơ quan cơ thể.

Các thực phẩm thuộc nhóm Protein

Các thực phẩm thuộc nhóm Protein

Nhóm 3: Lipid – Nhóm chất béo

Các thực phẩm thuộc nhóm lipid:

  • Các loại bơ, đậu, mỡ có trong thịt, trứng, sữa, các loại hạt có dầu.
  • Tuy nhiên để tránh trường hợp mắc bệnh mỡ trong máu, bạn nên cung cấp chất béo từ dầu thực vật, cá và các chế phẩm đậu nành thay vì chất béo có từ động vật.
Các thực phẩm thuộc nhóm lipid

Các thực phẩm thuộc nhóm lipid

Nhóm 4: Vitamin & khoáng chất

Vitamin cùng với khoáng chất sẽ được gọi chung là vi chất dinh dưỡng. Nhóm chất này không cung cấp năng lượng như những nhóm dinh dưỡng khác. Vì chất dinh dưỡng là những chất có vai trò quan trọng, đặc biệt là trẻ em. Về cơ bản, mỗi cơ thể của người khỏe mạnh sẽ cần trên 20 loại Vitamin và khoáng chất.

Chế độ dinh dưỡng tốt là chế độ có thể kết hợp và cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm chứa đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Đồng thời cũng cần bổ sung nước để cơ thể không bị thiếu sức sống và hoạt động tốt hơn.

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin & khoáng chất

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin & khoáng chất

4. Những biện pháp khác giúp tăng cường sức đề kháng

Các nghiên cứu cho thấy người có sức đề kháng suy yếu khi bị nhiễm Covid-19 thường có diễn biến nặng và nguy kịch hơn, ở hai khía cạnh, thứ nhất là bản thân bệnh nghiêm trọng và thứ 2 là ngoài bị nhiễm Covid-19, khi người bệnh có bệnh nền thì có thể bội nhiễm thêm nhiều bệnh khác như nấm, vi khuẩn…

Vì vậy, bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và khoa học, mỗi người cần xây dựng cho bản thân và gia đình cuộc sống lành mạnh, vui khỏe, sống khỏe để tạo nên bộ “áo giáp hoàn hảo” để chủ động phòng chống lại dịch bệnh. Dưới đây là những gợi ý hữu ích cho bạn:

  • Uống nhiều nước
  • Ăn chín uống sôi
  • Tập thể dục
  • Sống lành mạnh
  • Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ 1 năm từ 1-2 lần để theo dõi sức khỏe của bản thân và cho cả gia đình.
Tập thể dục để giữ vóc dáng cân đối và tăng sức khỏe của bản thân

Tập thể dục để giữ vóc dáng cân đối và tăng sức khỏe của bản thân

TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS – ĐỊA CHỈ VÀNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE

✅ Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám.
✅ Phối hợp đa khoa, không bỏ lọt bệnh, đem lại hiệu quả điều trị vượt trội
✅ Hệ thống trang thiết bị y tế tối tân, giúp chẩn đoán chính xác bệnh
✅ Không gian y tế đẳng cấp, tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái cho khách hàng
✅ Công nghệ khám chữa bệnh 4.0 đầu tiên tại Hà Nội
✅ Chất lượng dịch vụ chu đáo, ân cần.
✅ Lịch hẹn khám chữa của Khách hàng sẽ luôn được đặt trước chính xác, không phải chờ đợi.

Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi Hotline của Tổ hợp y tế MEDIPLUS 19003366 để được các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS

  • Địa chỉ: Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
  • Hotline: 1900 3366
  • Website:https://www.mediplus.vn/
Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    [Hướng dẫn] Sơ cứu vết thương chảy máu tại nhà an toàn

    Sơ cứu vết thương chảy máu là một trong các kỹ năng cần phải có. Vậy sơ cứu vết thương chảy máu như nào? Sơ…

    22 Th12, 2023
    528

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Top 10 loại kháng sinh tự nhiên ngay trong tủ bếp [Khám phá]

    Kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài kháng sinh tổng hợp và bán tổng…

    22 Th5, 2023
    596

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Tăng prolactin máu đang cảnh báo vấn đề sức khỏe nào?

    Prolactin là một hormone trong cơ thể, liên quan đến việc sản xuất sữa ở phụ nữ cho con bú và chức năng sinh dục…

    27 Th6, 2023
    2.7K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Huyệt Phong Phủ: Vị trí, tác dụng và cách bấm huyệt

    Huyệt Phong Phủ là một trong những vị trí quan trọng của cơ thể. Đây là huyệt đạo thứ 16 trong Đốc Mạch có tác…

    05 Th9, 2023
    3.7K

    Tham vấn y khoa: TS. BSCKII Lê Quốc Việt

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám