#6 Thuốc nhỏ viêm tai giữa an toàn hiệu quả [THAM KHẢO]

Cập nhật 19/06/2023

2.9K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tai mũi họng

Thuốc nhỏ viêm tai giữa chắc hẳn đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Đây được cho là phương pháp đơn giản nhưng vẫn hiệu quả đối với bệnh lý viêm tai giữa ở cả trẻ em và người lớn. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các loại thuốc nhỏ viêm tai giữa phổ biến hiện nay nhé!

1. Viêm tai giữa là gì?

Cấu trúc của tai gồm có 3 phần riêng biệt: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong đó viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm, thương tổn xoay quanh vùng tai giữa, thường do virus hay vi khuẩn gây ra với các biểu hiện như ù tai, đau nhức, sưng, sốt, chảy mủ tai…

Triệu chứng đau tai chủ yếu do viêm tai giữa cấp tính gây nên. Do vậy, cần thăm khám và điều trị kịp thời lúc còn nhẹ để ngăn chặn triệt để tình trạng viêm tránh biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý viêm tai giữa thường được chia thành 2 loại: viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mạn tính (viêm tai giữa có dịch tiết). Chi tiết:

Viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, do virus hoặc vi khuẩn gây ra và có sự liên quan với viêm nhiễm hệ hô hấp trên.

Trẻ em ở độ tuổi (từ 3 tháng – 3 tuổi) dễ mắc viêm tai giữa cấp tính nhất. Lý do vì cấu trúc cơ quan và chức năng của bộ phận chưa được hoàn thiện như ở người lớn.

Viêm tai giữa mạn tính (viêm tai giữa có tiết dịch)

Trái với viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mạn gặp ở tất cả các lứa tuổi. Các biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm xương chũm… hay ảnh hưởng đến thính giác (gây điếc) nếu tình trạng viêm này vẫn tiếp tục kéo dài và không được điều trị tốt. Sau khi bị viêm tai giữa mạn tính còn có thể xuất hiện một tổ chức biểu mô phát triển trong tai giữa, xương chũm hoặc tầng trên của hòm nhĩ (thượng nhĩ), được gọi là cholesteatoma.

>>> Xem thêm:

1.2 Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa

Tai, mũi, họng là 3 cửa ngõ thông với nhau và thông ra bên ngoài nên rất dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm. Khi có một ổ viêm cấp tính tại đường hô hấp trên thì niêm mạc tai, mũi, họng cũng sẽ bị viêm. Như vậy, nếu điều trị triệt để hết tất cả các ổ viêm xuất hiện ở hệ hô hấp trên thì tuyệt nhiên sẽ khắc phục được các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa.

Bình thường, nhờ hàng rào sinh lý tự nhiên thì cơ thể có thể tự chống lại quá trình viêm nhiễm này. Nhưng khi sức đề kháng của con người bị giảm sút, cơ chế bảo vệ tự nhiên sẽ không thể chống lại sự viêm nhiễm và gây ra viêm tai giữa. Chủ yếu con đường nhiễm khuẩn là từ họng qua vòi nhĩ rồi vào tai, hiếm khi do nguyên nhân từ ống tai ngoài vào.

Cụ thể các nguyên nhân chính gây ra viêm tai giữa bao gồm:

  • Vi khuẩn: E.coli, Staph. aureus là những vi khuẩn thường gây viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh. Ở trẻ lớn hơn và dưới 14 tuổi, thường do các vi khuẩn Strep. pneumonia, Moraxella catarrhalis và Haemophilus influenzae gây nên. Liên cầu tan huyết beta nhóm A và tụ cầu vàng Staph. aureus gây viêm tai giữa ở bệnh nhân từ 14 tuổi trở lên.
  • Đối với viêm tai giữa mạn có thể là do viêm cấp kéo dài điều trị không triệt để, chữa không đúng cách hoặc do các tác động vật lý bên ngoài như bỏng nhiệt, chấn thương cơ học, chấn thương hộp sọ…
  • Cấu trúc của tai: Ở trẻ em thường dễ bị viêm tai giữa do cấu trúc tai chưa hoàn thiện. Ống eustachian (vòi nhĩ) ngắn hơn và ngang hơn so với người lớn làm cho vi khuẩn rất dễ lây lan từ mũi họng lên tai và gây viêm tai.
  • Do bất thường cấu trúc sọ mặt ở những bệnh nhân mắc hội chứng Down, hở hàm ếch…
  • Do các yếu tố bên ngoài: thường xuyên chọc ngoáy lỗ tai, đi bơi không cẩn thận làm nước vào tai nhưng không vệ sinh tai sạch sẽ gây viêm nhiễm, sự ô nhiễm không khí…

1.3 Triệu chứng và biểu hiện của viêm tai giữa

Viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa mạn tính

  • Đau tai, thính lực giảm.
  • Ở trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu sờ tay lên tai (do đau), hay khóc nhè, chán chơi, khó ngủ.
  • Ở trẻ nhỏ thường sốt do viêm cấp, tiêu chảy, buồn nôn…
  • Viêm nhiễm có thể đến ống Fallop (ống dây thần kinh VII) hoặc mê nhĩ (tai trong), với biểu hiện như liệt mặt, chóng mặt…
  • Chảy mủ tai nhưng không đau, giảm sức nghe.
  • Ống tai luôn ẩm ướt do mủ tai chảy thông qua lỗ thủng màng nhĩ, ngoài ra có cả tổ chức u hạt.
  • Triệu chứng đau trong viêm xương thái dương (đau không đặc hiệu).
  • Sốt, đau tai, chóng mặt… (do có cholesteatoma).

2. Phương pháp điều trị viêm tai giữa

Ngày nay với công nghệ y khoa tiên tiến hiện đại thì việc điều trị triệt để bệnh viêm tai giữa trở nên dễ dàng hơn. Nhiều phương pháp điều trị được đưa ra đều nhằm mục đích giúp bệnh nhân khỏi bệnh, tránh tái phát cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa như viêm não, màng não…

2.1 Điều trị viêm tai giữa bằng thuốc

Đây là phương pháp điều trị nội khoa vừa đơn giản, hiệu quả khi tình trạng viêm tai giữa ở mức độ chưa quá nặng. Tuy nhiên người bệnh cần đặc biệt tuân thủ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để việc điều trị có kết quả tốt nhất.

  • Điều trị bằng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn. Kháng sinh sẽ giúp điều trị nhanh hơn, giảm các biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa. Thường bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh nhỏ tại chỗ (nhỏ tai) bởi cách dùng đơn giản mà lại hiệu quả, riêng kháng sinh toàn thân được chỉ định khi bệnh nặng hơn. Thực tế, trong vòng 48h sau khi dùng kháng sinh toàn thân thì các triệu chứng sẽ giảm.
  • Thuốc giảm đau khi có triệu chứng đau nhiều. Ưu tiên vẫn là Paracetamol, Ibuprofen… dưới sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ.

2.2 Điều trị triệt để các nhiễm trùng của đường hô hấp trên

Như trên chúng ta đã biết tai – mũi – họng có sự thông nhau, do vậy khi bị viêm họng, viêm mũi không được điều trị cẩn thận thì dễ gây ra viêm tai. Khi có bất kỳ ổ viêm nào ở đường hô hấp trên thì cần phải được kiểm soát tốt để tránh lây lan sang tai. Một số biện pháp có thể kể đến như xông thuốc, cắt amidan (nếu nó quá ảnh hưởng), nhỏ mũi,… và không quên nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Trong trường hợp nặng tái đi tái lại nhiều lần và người bệnh không đáp ứng với các phác đồ điều trị trên, bác sĩ có thể can thiệp phẫu thuật bao gồm: mở hang chũm, phẫu thuật tiệt căn xương chũm hay đặt ống dẫn lưu tai,…

3. Các loại thuốc nhỏ viêm tai giữa hiệu quả

Thuốc nhỏ viêm tai giữa là thuốc đầu tay mà các bác sĩ thường xuyên chỉ định để điều trị viêm tai giữa ở cả trẻ nhỏ và người lớn, bởi tính an toàn, hiệu quả, dễ sử dụng.

3.1 Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprodex

a. Tác dụng của thuốc nhỏ tai Ciprodex

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprodex

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprodex

Thành phần của Ciprodex gồm Ciprofloxacin 0,3% và Dexamethasone 0,1%.

Ciprofloxacin thuộc nhóm Quinolon, là kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng, diệt được cả vi khuẩn Gram âm và dương ở tai, bằng cách ức chế hoạt động của enzym cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA của các loại vi khuẩn.

Dexamethasone là một Corticoid hoạt lực rất mạnh, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch.

Với sự kết hợp này, Ciprodex có tác dụng ngăn ngừa và điều trị viêm tai giữa nhiễm khuẩn và viêm tai ngoài (nhiễm trùng ống tai) hiệu quả.

b. Công dụng của thuốc Ciprodex

Diệt các loại vi khuẩn, mầm bệnh gây ra viêm tai giữa nhiễm trùng; Giảm các triệu chứng viêm tai giữa như đau tai, ù tai, chảy mủ tai…

c. Cách sử dụng thuốc Ciprodex

Ciprodex chỉ dùng để nhỏ tai, dùng được cho cả trẻ em và người lớn.

Lắc kỹ lọ thuốc trước khi dùng. Trong quá trình nhỏ tránh để đầu thuốc chạm vào tai sẽ dễ nhiễm bẩn đầu thuốc, tạo điều kiện lây nhiễm khuẩn khác từ ngoài vào tai, đồng thời nhớ vệ sinh đầu thuốc sau mỗi lần dùng.

Sử dụng thuốc đúng và đủ liều quy định để tránh vi khuẩn kháng thuốc cũng như giúp điều trị dứt điểm bệnh.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu triệu chứng không đỡ sau 7 ngày điều trị.

*Lưu ý khi sử dụng thuốc Ciprodex

  • Thuốc chỉ dùng nhỏ tai, tuyệt đối không nhỏ mắt hoặc uống…
  • Nhiễm virus như thủy đậu, mụn rộp… thì không dùng thuốc này.
  • Không dùng thuốc nếu có mẫn cảm với thành phần của thuốc. Ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ nếu gặp một số tác dụng phụ như dị ứng (nổi mẩn, ngứa, khó chịu ở da vùng tai…)
  • Không dùng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp, rối loạn cơ bắp, PNCT, CCB, trẻ dưới 6 tháng…
  • Tránh dùng Ciprodex cùng với một số thuốc gây tương tác bất lợi như Aspirin, Antacid…
  • Bảo quản thuốc tránh ánh sáng, nơi mát mẻ.

3.2. Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprofloxacin 0,3%

a. Tác dụng của thuốc nhỏ tai Ciprofloxacin 0,3%

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprofloxacin 0,3%

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprofloxacin 0,3%

Thành phần Ciprofloxacin của thuốc thuộc nhóm Quinolon, là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn phổ rộng, diệt được cả vi khuẩn Gram âm và dương gây ra viêm tai giữa, viêm tai ngoài và các nhiễm khuẩn khác.

b. Công dụng của thuốc Ciprofloxacin 0,3%

Đối với viêm tai giữa, thuốc có công dụng điều trị viêm tai giữa cấp và mạn tính có chảy mủ tai. Ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa cho bệnh nhân phẫu thuật xương chũm.

c. Cách sử dụng thuốc Ciprofloxacin 0,3%

Đối với nhiễm khuẩn tai, liều dùng 2 – 3 giọt/ lần, mỗi 2 – 3h, sau đó giảm dần khi triệu chứng thuyên giảm và tuyệt đối không tự ý tăng liều dùng.

*Lưu ý khi sử dụng thuốc Ciprofloxacin 0,3%

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như cảm giác đau rát, khó chịu khi dùng, buồn nôn, nôn, đau bụng, sốt, tiêu chảy… Nên báo cáo với bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn hướng xử lý thích hợp.

Thuốc dùng được cho trẻ từ 1 tuổi trở lên tuy nhiên vẫn nên tham vấn từ bác sĩ chuyên môn. Chống chỉ định cho những người có tiền sử mẫn cảm thành phần thuốc, phụ nữ có thai và cho con bú.

3.3. Thuốc nhỏ viêm tai giữa Earex Plus

a. Tác dụng, công dụng của thuốc nhỏ tai Earex Plus

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Earex Plus

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Earex Plus

Thành phần chính của thuốc nhỏ tai Earex Plus là Choline salicylate với tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Thuốc mang đến công dụng: Loại bỏ viêm nhiễm ở tai đặc biệt là viêm tai giữa, giúp tai thông thoáng, loại trừ ráy tai, dưỡng ẩm cho tai. Mang lại cảm giác dễ chịu cho trẻ và người lớn bị viêm tai giữa cấp, mãn tính.

b. Cách sử dụng thuốc nhỏ tai Earex Plus

Dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, chỉ dùng để nhỏ tai, không uống hoặc tiêm.

*Lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ tai Earex Plus

Thuốc nhỏ tai Earex Plus có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như dị ứng nổi mẩn, sưng tai, kích thích da, chóng mặt… Không dùng thuốc với những đối tượng mẫn cảm với thành phần thuốc. PNCT, CCB cũng không dùng thuốc này.

3.4 Thuốc nhỏ viêm tai giữa Otosan

Otosan là thuốc nhỏ tai được sản xuất tại Ý, vừa xâm nhập vào thị trường Việt Nam đã ngay lập tức chiếm được cảm tình của khách hàng bởi hiệu quả mà nó mang lại cho bệnh nhân viêm tai giữa.

a. Tác dụng, công dụng của thuốc nhỏ tai Otosan

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Otosan

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Otosan

Với thành phần từ các loại thảo dược, an toàn cho người dùng, otosan có công dụng:

  • Làm sạch ráy tai, giúp tai dễ chịu, thông thoáng hơn.
  • Ngăn cản sự phát triển sinh sôi của vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa viêm tai.
  • Cân bằng hệ vi khuẩn chí ở tai, nâng cao chất lượng của hàng rào bảo vệ tự nhiên cho tai.

b. Cách dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ tai Otosan

Thuốc chỉ dùng để nhỏ tai, tuyệt đối không được uống hoặc tiêm. Tác dụng phụ chưa được ghi nhận, tuy nhiên bố mẹ vẫn nên đọc kỹ thành phần của thuốc để xem trẻ có mẫn cảm với loại nào không. Các đối tượng đặc biệt như PNCT, CCB vẫn nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

3.5 Thuốc nhỏ viêm tai giữa Betnesol-N

a. Tác dụng, công dụng chính của Betnesol-N

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Betnesol-N

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Betnesol-N

Thành phần chứa kháng sinh Neomycin và kháng viêm steroid là Betamethasone có tác dụng:

  • Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong tai.
  • Giảm viêm nhiễm và nhiễm khuẩn ở tai.
  • Giảm triệu chứng viêm tai giữa như: ngứa tai, ù tai, đau nhức tai…

b. Cách sử dụng, lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ tai Betnesol-N

Thuốc dùng nhỏ tai, tuyệt đối không uống hay tiêm truyền. Các phản ứng phụ có thể có ở bệnh nhân sử dụng thuốc này như: dị ứng nổi mẩn, kích thích da, viêm da, mất vị giác, khô mũi… Thuốc nhỏ tai này chứa Betamethasone là một Corticoid có tác dụng phụ gây ức chế miễn dịch và lâu lành vết thương, do vậy không dùng thuốc cho những đối tượng suy giảm miễn dịch, dễ kích ứng da.

*Lưu ý: Không dùng thuốc trên những đối tượng mẫn cảm với thành phần của thuốc, hay bệnh nhân nhiễm virus như thủy đậu, zona,  PNCT và CCB.

3.6 Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ofloxacin Otic

a. Tác dụng, công dụng chính của thuốc Ofloxacin Otic

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ofloxacin Otic

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ofloxacin Otic

Thành phần chính của thuốc là Ofloxacin, đây là một Quinolon có tác dụng diệt khuẩn mạnh cả Gram âm và dương, với công dụng:

  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh cũng như các mầm bệnh khác trong tai.
  • Điều trị viêm nhiễm xuất hiện trong tai, đặc biệt là viêm tai giữa.

b. Cách sử dụng, lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ tai Ofloxacin Otic

Thuốc chỉ sử dụng cho nhỏ tai, tuyệt đối không được uống hoặc tiêm. Ofloxacin Otic dùng được cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Đối với viêm tai giữa, liều dùng từ 2 – 3 giọt/lần, ngày dùng 2 – 3 lần. Nếu trong vòng 10 ngày sử dụng thuốc bệnh không thuyên giảm thì cần thông báo lại với bác sĩ để thay thế phác đồ điều trị.

Thuốc có thành phần là kháng sinh do vậy không dùng cho những trường hợp viêm tai giữa do virus.

Thuốc cũng có thể có một số tác dụng phụ như dị ứng nổi mẩn, phát ban, nhịp tim nhanh, đau đầu chóng mặt. Trước khi sử dụng cho các đối tượng đặc biệt như PNCT, CCB thì nên có tham vấn từ người có chuyên môn để tránh xảy ra tai nạn không mong muốn.

Việc sử dụng thuốc viêm tai giữa cần phải thật cẩn trọng, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Muốn dùng thuốc hiệu quả cần xác định được nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Do đó, khi tai có những bất thường bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và thăm khám kịp thời. Nếu còn có thắc mắc gì, quý khách vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 3366 để được chuyên gia tư vấn!

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Phòng khám tai mũi họng gần nhất, UY TÍN tại Hà Nội

    Tai mũi họng là nhóm bệnh thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, nhất là vào thời điểm giao mùa. Do đó, việc…

    17 Th5, 2023
    1.6K

    Tham vấn y khoa: Riêng tư: ThS. BS Võ Thế Anh

    Chuyên mục: Tai mũi họng

    Viêm tai giữa kiêng ăn gì? Top 5 thực phẩm cần tránh

    Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em và cũng có thể xảy ra ở người lớn. Duy trì một chế độ ăn uống phù…

    14 Th6, 2023
    2.4K

    Tham vấn y khoa: Riêng tư: ThS. BS Võ Thế Anh

    Chuyên mục: Tai mũi họng

    Mẹo chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà – NHỎ MÀ CÓ VÕ 

    Bé bị viêm tai giữa nhiễm trùng, gây đau nhức ảnh hưởng đến sức khỏe. Ba mẹ nếu không phát hiện và đưa ra hướng…

    21 Th6, 2023
    4.7K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Tai mũi họng

    Nội soi tai mũi họng có đau không? Các vấn đề cần biết khi thực hiện

    Nội soi tai mũi họng là một trong những kỹ thuật y khoa an toàn, tiên tiến. Thực hiện nội soi giúp chẩn đoán và…

    22 Th5, 2023
    683

    Tham vấn y khoa: Riêng tư: ThS. BS Võ Thế Anh

    Chuyên mục: Tai mũi họng

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám