[Gợi ý] 14 cách chữa co thắt đại tràng tại nhà 

Cập nhật 13/09/2024

161

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Co thắt đại tràng, còn gọi là viêm đại tràng, gây đau quặn bụng từng cơn và các triệu chứng như sốt, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn. Có rất nhiều người đang tìm kiếm các cách điều trị bệnh lý này. Bài viết sau đây của MEDIPLUS sẽ giới thiệu cho bạn đọc 14 cách chữa co thắt đại tràng tại nhà hiệu quả, an toàn và nhanh chóng. 

1. Co thắt đại tràng (co thắt đường ruột) là gì? 

Hội chứng ruột kích thích (IBS), hay còn gọi là đại tràng co thắt, là một rối loạn chức năng của đại tràng. Người bệnh thường trải qua các triệu chứng như đau quặn bụng, rối loạn đại tiện (lúc tiêu chảy, lúc táo bón), đầy hơi, chướng bụng. Phân có thể lẫn nhầy nhưng không có máu, do không có tổn thương ở niêm mạc đại tràng.

Co thắt đại tràng gây các cơn đau bụng  quặn bụng, rối loạn đại tiện, đầy hơi, chướng bụng

Co thắt đại tràng gây các cơn đau bụng  quặn bụng, rối loạn đại tiện, đầy hơi, chướng bụng

2. 14 Cách chữa co thắt đường ruột tại nhà đơn giản, hiệu quả

Co thắt đại tràng gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là 14 cách chữa co thắt đại tràng tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng. 

Xoa bụng là cách giúp giảm cơn co thắt đại tràng hiệu quả

Bị co thắt đường ruột nên làm gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Xoa bụng là một cách giảm đau đại tràng tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả để giảm cơn đau do viêm đại tràng co thắt. Người bệnh có thể nằm hoặc đứng, dùng lòng bàn tay đặt lên bụng (vị trí rốn) và xoa theo chiều kim đồng hồ trong 5-10 phút. 

Xoa bụng cũng là cách chữa co thắt đại tràng tại nhà 

Xoa bụng cũng là cách chữa co thắt đại tràng tại nhà

Động tác này kích thích tiêu hóa, giảm kích ứng nhu động ruột, chống táo bón và giảm đau. Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày có thể giúp điều hòa nhu động ruột. Tuy nhiên, không nên xoa bụng sau khi ăn no, khi đói, hoặc khi cơ thể đang mệt mỏi.

Chườm ấm bụng

Một cách giảm đau đại tràng tại nhà hiệu quả tiếp theo là làm ấm bụng. Làm ấm bụng bằng cách chườm nóng là phương pháp hiệu quả giúp giảm đau do đại tràng co thắt. Người bệnh có thể dùng túi chườm nóng hoặc rang muối, gạo, sau đó bọc vào túi vải hoặc khăn sạch và đặt lên vùng bụng. Hơi nóng giúp tăng lưu thông máu, làm dịu cơn đau và cải thiện tình trạng co thắt đại tràng.

Cách chữa co thắt đại tràng tại nhà từ lá ổi

Lá ổi chứa các thành phần như Flavonoid, Tanin và Quercetin, có khả năng kích thích cơ trơn thành ruột, giảm đau, se niêm mạc, kháng viêm và cầm tiêu chảy, nên rất hiệu quả trong việc chữa viêm đại tràng co thắt. Với nguyên liệu dễ tìm và sử dụng, nhiều người tin dùng lá ổi như một phương pháp tự nhiên tại nhà. Nếu bạn chưa biết bị co thắt đường ruột nên làm gì thì có thể dùng lá ổi để chữa bệnh. Cách chữa viêm đại tràng bằng lá ổi như sau: 

  • Chuẩn bị: Rửa sạch lá ổi non, sấy khô và nghiền thành bột mịn. Bảo quản nơi khô mát.
  • Cách thực hiện:
  • Dùng khoảng 6g bột lá ổi, hòa với 200ml nước ấm.
  • Để nguội rồi uống.

Ngoài ra, có thể đun lá ổi non trực tiếp với nước để sắc uống, hoặc thêm vài lát gừng để tăng hiệu quả chữa bệnh. Chữa viêm đại tràng bằng lá ổi vừa đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Đây được xem là một bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng co thắt hiệu quả tại nhà.

Chữa viêm co thắt đại tràng co thắt từ lá mơ 

Một cách chữa co thắt đại tràng tại nhà hiệu quả là sử dụng lá mơ. Lá mơ lông, chứa Carotin, Protein, Vitamin C và tinh dầu, là một phương thuốc hiệu quả cho viêm đại tràng co thắt nhờ khả năng chống nhiễm khuẩn đường ruột, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đại tràng. 

Cách chữa co thắt đại tràng bằng lá mơ

Cách chữa co thắt đại tràng bằng lá mơ

Sử dụng lá mơ lông thường xuyên giúp giảm triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi và chướng bụng do đại tràng co thắt. Cách sử dụng lá mơ lông tại nhà:

Ăn với trứng gà

  • Chuẩn bị 50g lá mơ lông và 2 lòng đỏ trứng gà. Thái nhỏ lá mơ.
  • Trộn lá mơ và lòng đỏ trứng gà lại với nhau. 
  • Chiên hỗn hợp trên chảo nhỏ lửa, sau đó ăn trực tiếp hoặc kèm cơm.

Kết hợp với dược liệu khác

  • Lá mơ lông có thể kết hợp với các dược liệu như mộc hoa trắng, sa nhân, trần bì, lá khôi tía, mạch nha để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc về liều lượng và cách dùng để đạt kết quả tốt nhất.

Lá nha đam chữa đại tràng co thắt

Nha đam chứa các thành phần như Glycoprotein, Chromone C, Acid salicylic, Glucosyl, giúp chống viêm, sát khuẩn và loại bỏ vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nha đam giàu vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng. Nha đam được xem là cách chữa co thắt đại tràng tại nhà hiệu quả và đơn giản. Cách dùng nha đam để chữa bệnh như sau: 

  • Chuẩn bị: Lấy khoảng 20g lá nha đam, rửa sạch, gọt bỏ vỏ và xay nhuyễn.
  • Cách thực hiện:
  • Đun sôi 500ml nước, cho nha đam vào và đun tiếp trong 10 phút.
  • Để nguội và uống. Chia thành 3 phần và nên uống hết trong ngày. 

Giảm co thắt đại tràng từ cây lược vàng

Bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng co thắt hiệu quả hiện nay là sử dụng cây lược vàng. Cây lược vàng chứa Flavonoid, Steroid, vitamin PP, B2,… có tác dụng giảm co thắt, giảm đau, kháng viêm và chống oxy hóa, giúp điều trị viêm đại tràng co thắt và bảo vệ sức khỏe.

  • Chuẩn bị: Rửa sạch lá và thân cây, cắt nhỏ.
  • Cách thực hiện: Hãm với 1 lít nước sôi trong 12 tiếng, để nguội và lọc lấy nước uống.

Cách giảm đau đại tràng tại nhà từ nghệ và mật ong

Nghệ, giàu Curcumin, có tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa, trong khi mật ong giúp sát khuẩn, giảm đau và cải thiện thể lực. Kết hợp nghệ và mật ong tạo ra bài thuốc hiệu quả cho viêm đại tràng co thắt, giúp giảm triệu chứng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Cách chữa co thắt đại tràng tại nhà với mật ong và nghệ được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Rửa sạch và cạo vỏ 50g nghệ tươi, sau đó xay hoặc nghiền để lấy nước cốt.
  • Cách thực hiện:
  • Thêm 3 thìa mật ong vào nước nghệ, sau đó khuấy đều hỗn hợp. 
  • Uống ngay sau khi pha, 2 lần/ngày trước bữa ăn.
Nghệ và mật ong chữa co thắt đại tràng rất tốt

Nghệ và mật ong chữa co thắt đại tràng rất tốt

Bài thuốc chữa đại tràng co thắt từ củ riềng

Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay, tính ấm, giúp ôn trung tán hàn và hỗ trợ chức năng tỳ thổ, thường được dùng để điều trị đại tràng co thắt. Một cách chữa co thắt đại tràng tại nhà là sử dụng bài thuốc từ củ riềng. 

Nguyên liệu gồm 20g riềng tươi, rửa sạch và thái nhỏ, sau đó hãm với nước sôi trong 30 phút, để nguội rồi lọc lấy nước uống. Ngoài ra, có thể kết hợp với lá lốt, lá nhót, lá mã đề hoặc lá ổi để tăng hiệu quả. Đâ được xem là một bài thuốc nam chữa đại tràng co thắt khác hiệu quả.

Bài thuốc từ lá vối

Một bài thuốc nam chữa đại tràng co thắt hiệu quả tại nhà đó là bài thuốc từ lá vối. Lá vối có vị đắng, tính hàn, với công dụng kiện tỳ, hoá trệ và tiêu thực, thường được sử dụng để chữa các bệnh về tiêu hoá. Hoạt chất tanin, tinh dầu và chất đắng có trong lá và nụ vối giúp bảo vệ niêm mạc, kích thích tiêu hoá, kháng khuẩn tốt, hỗ trợ điều trị đại tràng co thắt. 

Cách chữa viêm đại tràng tại nhà bằng lá vối gồm: chuẩn bị 250g lá vối tươi, rửa sạch và vò nát, sau đó đun sôi với 2 lít nước trong 45 phút, để nguội và lọc lấy nước uống.

Dầu ô liu

Cách chữa co thắt đại tràng tại nhà hiệu quả tiếp theo là dùng dầu oliu. Dầu ô liu chứa Axit Oleic, giúp hỗ trợ tiêu hoá, chống viêm và tăng cường chức năng ruột, nên rất hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị đại tràng co thắt. Để bảo vệ đại tràng tốt hơn, mỗi ngày nên dùng 2-3 thìa dầu ô liu, lý tưởng nhất là vào buổi sáng.

Hoa chuối

Trong y học cổ truyền, hoa chuối có vị ngọt, tính lạnh, giúp thông kinh hoạt lạc, bình can tiêu ứ và hoá đàm, thường dùng để chữa các vấn đề tiêu hoá như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng và khó tiêu. Với những công dụng này, hoa chuối được dùng để cải thiện triệu chứng của viêm đại tràng co thắt. 

Cách chữa co thắt đại tràng tại nhà bằng hoa chuối như sau: 10g hoa chuối rửa sạch, sắc với 500ml nước trong 15 phút, để nguội rồi lọc lấy nước uống. Ngoài ra, có thể sấy khô hoa chuối và xay thành bột để pha với nước ấm khi cần.

Sử dụng men vi sinh chữa đại tràng co thắt

Ngoài các bài thuốc dân gian, bổ sung men vi sinh là một giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng đại tràng co thắt. Nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân đại tràng co thắt thường thiếu hụt hai lợi khuẩn quan trọng là Bifidobacterium và Lactobacillus. Việc bổ sung men vi sinh chứa hai lợi khuẩn này giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chống viêm, cải thiện chức năng tiêu hoá và giảm kích ứng ruột.

Dùng men vi sinh để điều trị co thắt đại tràng

Dùng men vi sinh để điều trị co thắt đại tràng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Imiale A+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và Lactobacillus LA-5, giúp lợi khuẩn gắn đích tại đại tràng một cách hiệu quả. Sự kết hợp của hai lợi khuẩn này còn tăng khả năng bám dính niêm mạc gấp đôi, giúp tối ưu hoá hiệu quả bảo vệ. Imiale A+ sử dụng công nghệ bao kép Cryoprotectant, giúp lợi khuẩn bền vững khi đi qua môi trường axit dạ dày và không bị ảnh hưởng bởi điều kiện vận chuyển.

Đặc biệt, Imiale A+ còn bổ sung 4g chất xơ Inulin, tạo môi trường dinh dưỡng cho lợi khuẩn phát triển. Với công thức tối ưu này, Imiale A+ đã được các tổ chức uy tín trên thế giới chứng nhận và tin dùng cho sức khỏe đại tràng.

Uống trà thảo dược (trà gừng, hoa cúc)

Theo y học cổ truyền, gừng có tính chống viêm, kháng khuẩn và khả năng chống oxi hóa cao. Nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh rằng nước gừng giúp xoa dịu và giảm đau do đại tràng co thắt, đồng thời ngăn ngừa viêm đại tràng hiệu quả. 

Trà gừng không chỉ kháng viêm, chống khuẩn mà còn giảm cơn đau đại tràng co thắt nhanh chóng. Cách thực hiện: gọt vỏ, rửa sạch và cắt lát 1 củ gừng tươi, sau đó đun sôi với nước trong 10 phút. Rót ra ly, thêm mật ong nếu thích, và uống khi còn ấm.

Cách chữa co thắt đại tràng tại nhà khi tập Yoga

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng yoga là phương pháp hiệu quả hỗ trợ hệ tiêu hóa, đặc biệt cho đại tràng. Các động tác yoga giúp giảm viêm, kích thích hoạt động ruột và giảm đau nhanh chóng, rất hữu ích trong điều trị đại tràng co thắt. 

Bài tập yoga tư thế em bé có vật đỡ là biện pháp chữa đại tràng co thắt tại nhà được khuyến nghị. Thực hiện đơn giản: chống hai tay và đầu gối xuống sàn, đặt chăn hoặc gối lên đùi, gập người tựa vào vật đỡ, tay thả lỏng hai bên và giữ tư thế trong 5 phút.

Uống thuốc chữa co thắt đại tràng (cần chỉ định từ Bác sĩ)

Các thuốc phổ biến chữa đại tràng co thắt bao gồm:

Thuốc ức chế cơ trơn

  • Phloroglucinol: Chống co thắt trực tiếp trên cơ trơn, dùng khi đau với liều 80mg, tối đa 6 viên/ngày. Tác dụng phụ gồm dị ứng, phát ban, hạ huyết áp khi tiêm.
  • Spasmaverine: Giảm co thắt cơ trơn tiêu hóa, liều từ 60-120mg, không dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú hay người huyết áp thấp.

Thuốc cho đầy hơi, chướng bụng

  • Trimebutine: Điều hòa nhu động ruột, chống co thắt, dùng 300mg/ngày, gây tác dụng phụ như khô miệng, tiêu chảy.
  • Domperidon: Điều trị đại tràng co thắt nhưng đã bị ngưng tại một số nước do tác dụng phụ nghiêm trọng như loạn nhịp tim.

Thuốc điều trị phân lỏng, nát

  • Loperamid: Giảm nhu động ruột, tăng trương lực hậu môn. Cần lưu ý tác dụng phụ như táo bón, khô miệng.
  • Smectite intergrade: Tăng cường bảo vệ niêm mạc, tác dụng phụ gồm đầy hơi, táo bón.

-> Khi sử dụng các loại thuốc trên, bạn nên tuân thủ theo theo quy định của bác sĩ. Để biết rõ tình trạng bệnh, bạn nên khám bác sĩ để được kiểm tra và có cách điều trị phù hợp. 

Xem thêm: 7 loại thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả tốt nhất 2024

3. 5 Lưu ý khi chữa đại tràng co thắt tại nhà

Khi sử dụng cách chữa co thắt đại tràng tại nhà, bạn cần lưu ý một vài điều như sau: 

Chỉ nên dùng bài thuốc và thảo dược khi bệnh nhẹ 

Các phương pháp này thường hiệu quả cho triệu chứng nhẹ và cần thời gian để cải thiện. Nếu bệnh nặng hơn, nên tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia y tế.

Bài thuốc dân gian chỉ dùng để chữa co thắt đại tràng mức độ nhẹ

Bài thuốc dân gian chỉ dùng để chữa co thắt đại tràng mức độ nhẹ

Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất

Để xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho người mắc viêm đại tràng co thắt, hãy tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Loại bỏ gluten: Tránh thực phẩm chứa gluten như lúa mạch và lúa mì, vì gluten có thể làm tăng nhạy cảm của đường ruột.
  • Hạn chế chất kích thích: Tránh rượu, bia, cà phê, bánh kẹo, và nước ngọt có gas để giảm nguy cơ khó tiêu và chướng bụng.
  • Kiểm soát dầu mỡ và thực phẩm dễ gây dị ứng: Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm chua cay và các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa bò và đậu phộng.
  • Ăn chín và uống nước sôi: Đảm bảo thực phẩm được nấu chín và uống nước sôi để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Ăn chậm và chia nhỏ bữa ăn: Ăn chậm và chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Uống đủ nước: Uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để điều hòa nhu động ruột và cân bằng chất điện giải, đặc biệt khi tiêu chảy kéo dài.

Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học

Để kiểm soát và phòng ngừa tái phát cơn đau đại tràng, người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Không nên để bản thân sụt cân quá nhiều vì dễ bị suy nhược cơ thể.
  • Thể dục 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
  • Đọc sách, thư giãn hợp lý để hạn chế căng thẳng. 
Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày 

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Trên đây là 14 cách chữa co thắt đại tràng tại nhà nhanh, hiệu quả mà MEDIPLUS muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn chọn được cách chữa co thắt đại tràng tại nhà phù hợp. 

**Lưu ý: Bài viết là các kiến thức tổng hợp, không thay thế cho khám và điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Viêm dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? 7 lưu ý để bệnh mau khỏi?

    Viêm dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chế…

    16 Th9, 2024
    242

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có được ăn măng không? 3 Lưu ý khi ăn

    Măng khô, măng tươi là thực phẩm được dùng để làm ra nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn măng.…

    28 Th9, 2024
    46

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Xuất huyết dạ dày có chữa được không? 3 cách điều trị, 7 lưu ý

    Xuất huyết dạ dày là một tình trạng nguy hiểm khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương và chảy máu, gây ra nhiều biến…

    25 Th9, 2024
    105

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày HP dương tính có nguy hiểm không? 

    Sau khi tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán, nếu kết quả cho thấy vi khuẩn HP dương tính, điều đó có nghĩa là bệnh…

    13 Th9, 2024
    98

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám