Cách điều trị viêm loét dạ dày nội khoa, phẫu thuật hiệu quả

Cập nhật 09/05/2023

1.1K

ThS. BS Lê Văn Vinh

Tham vấn y khoa:ThS. BS Lê Văn Vinh

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tiêu hóa

Viêm loét dạ dày là một tình trạng bệnh lý ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Theo thống kê cho thấy có đến 10% dân số tại Hoa Kỳ có các dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng. Trên thực tế cũng có nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này, trong đó nhiều trường hợp phải điều trị nội khoa, phẫu thuật. Trong bài viết này chuyên gia của MEDIPLUS sẽ chia sẻ đôi nét về các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày nhé!

Bị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là thuật ngữ chung để chỉ hai tình trạng viêm và loét dạ dày. Sự viêm nhiễm tại niêm mạc dạ dày có thể hình thành do nhiều yếu tố tác động chẳng hạn như sự tăng tiết quá mức acid dịch vị hoặc do vi khuẩn Hp.

Tình trạng viêm có thể chữa dứt điểm và ít có di chứng nếu như điều trị sớm. Trong khi đó, ở mức độ nặng hơn thì các tế bào niêm mạc dạ dày bị tổn thương và hình thành các vết loét nông sâu tùy trường hợp. Lúc này, người bệnh cần tích cực để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như: thủng dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị,…

Bị viêm loét dạ dày, niêm mạc bị tổn thương gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Bị viêm loét dạ dày, niêm mạc bị tổn thương gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc tây

Nguyên tắc chung trong điều trị viêm loét dạ dày là loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến viêm loét, làm lành vết loét, cải thiện các triệu chứng cũng như ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Các nhóm thuốc thường được chỉ định trong trường hợp viêm loét dạ dày bao gồm:

  • Nhóm thuốc làm giảm bài tiết acid dịch vị: các thuốc ức chế bơm proton – PPI ( gồm các thuốc như Omeprazol, Esomeprazol, Rabeprazol,…) các thuốc kháng H2 (Cimetidin), Misoprostol,…
  • Nhóm thuốc trung hòa acid dịch vị: gồm các thuốc nhóm Antacid chứa hoạt chất là các base của kim loại như nhôm hydroxyd, magie hydroxyd.
  • Trường hợp viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp) thì cần phối hợp thêm các thuốc kháng sinh đường uống. Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế thì nên lựa chọn các kháng sinh theo phác đồ điều trị được khuyến cáo để tăng cường hiệu quả tiệt trừ HP.

Các phác đồ điều trị HP được chỉ định kéo dài trong 14 ngày mỗi đợt. Đối với bệnh nhân lần đầu điều trị Hp sẽ được chỉ định một trong các phác đồ dưới đây:

  • Phác đồ 4 thuốc không chứa Bismuth: gồm có các thuốc Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol hoặc Tinidazol phối hợp với một thuốc PPI liều cao.
  • Phác đồ 4 thuốc có chứa Bismuth: gồm có các thuốc Tetracyclin, Metronidazol hoặc Tinidazol, Bismuth và PPI liều cao.
  • Phác đồ 3 thuốc cổ điển: gồm có Amoxicillin, Clarithromycin, PPI liều cao.
  • Phác đồ 3 thuốc có Fluoroquinolon: gồm có Amoxicillin, Levofloxacin, PPI liều cao.
  • Phác đồ nối tiếp: 7 ngày đầu sử dụng Amoxicillin phối hợp với PPI liều cao, 7 ngày kế tiếp dùng Clarithromycin, Tinidazole hoặc Metronidazol và PPI liều cao.
  • Phác đồ lai ghép: 7 ngày đầu sử dụng Amoxicillin phối hợp với PPI liều cao, 7 ngày kế tiếp dùng Amoxicillin, Clarithromycin, Tinidazol hoặc Metronidazol và PPI liều cao.

Trong trường bệnh nhân tái phát viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp, phác đồ điều trị nên được thay đổi so với lần điều trị trước đó. Nếu không còn lựa chọn khác có thể sử dụng các phác đồ cứu vãn có phối hợp Rifabutin hoặc có phối hợp Furazolidon.

*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và tự điều trị khi chưa có sự chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa, tránh tác dụng không mong muốn.

Khám và theo dõi tình trạng theo chỉ định

Sau khi điều trị để đánh giá hiệu quả cũng như khả năng hồi phục của cơ thể thì bệnh nhân cần đến tái khám đúng hẹn. Thông thường, thời gian cần tái khám đối với viêm dạ dày là 4 tuần sau khi điều trị và tái khám không cần nội soi lại dạ dày.

Đối với trường hợp loét dạ dày có hoặc không có biến chứng thì cần nội soi lại dạ dày sau 8 tuần điều trị để kiểm tra vết loét có lành hay chưa. Nếu vết loét chưa lành sau 8 tuần thì được gọi là loét dạ dày kháng trị và cần điều chỉnh việc điều trị càng sớm càng tốt.

Sau liệu trình điều trị cần thăm khám và theo dõi theo chỉ định của bác sĩ

Sau liệu trình điều trị cần thăm khám và theo dõi theo chỉ định của bác sĩ

Kết hợp các thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét

Các bệnh lý đường tiêu hoá thường bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không khoa học. Do đó, có thể phòng ngừa hoặc gia tăng hiệu quả điều trị bằng cách phối hợp với các thực phẩm hỗ trợ tốt cho dạ dày. Dưới đây là một số thực phẩm được giới chuyên gia khuyên dùng để tăng cường hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày.

Nghệ vàng

Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin có tác dụng làm lành các vết thương niêm mạc, hỗ trợ làm lành vết loét nhanh chóng. Đồng thời, với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên của nghệ sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp cũng như hạn chế khởi phát các phản ứng viêm bên trong cơ thể giúp gia tăng hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày.

Nghệ vàng sẽ thường được phối hợp với mật ong rừng để tăng hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày. Cách dùng vô cùng đơn giản chỉ cần trộn đều bột nghệ với mật ong theo tỉ lệ 2 nghệ: 1 mật ong rồi vo tròn thành các viên khoảng 4-5gam, bảo quản trong lọ thuỷ tinh tránh nhiệt độ và độ ẩm. Mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần 3 viên để làm lành vết loét dạ dày.

Nghệ vàng tươi kết hợp với mật ong là cách chữa viêm khá hiệu quả

Nghệ vàng tươi kết hợp với mật ong là cách chữa viêm khá hiệu quả

Nghệ đen

Bên cạnh nghệ vàng thì nghệ đen cũng là một loại thảo dược có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Ngoài thành phần curcumin giúp làm lành vết loét nhanh chóng giống nghệ vàng thì nghệ đen còn giúp giảm nhẹ sự bài tiết acid dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi niêm mạc dạ dày.

Bệnh nhân có thể điều trị viêm loét dạ dày bằng cách giã nhỏ nghệ đen trong cối, trộn chung với khoảng 2 thìa mật ong rồi nuốt hỗn hợp này. Làm lặp lại như vậy mỗi ngày 3 lần để mau lành vết loét.

Cũng như nghệ vàng, nghệ đen cũng được nhiều người chia sẻ về công dụng khá tốt trong điều trị viêm loét dạ dày

Cũng như nghệ vàng, nghệ đen cũng được nhiều người chia sẻ về công dụng khá tốt trong điều trị viêm loét dạ dày

Nha đam

Nha đam là một dược liệu đa công dụng từ làm nước uống, mỹ phẩm, đến các công dụng chữa bệnh. Một trong những tác dụng tuyệt vời của nha đam là giúp hỗ trợ giảm tiết acid dịch vị và kích thích các vết viêm loét mau chóng lành, phối hợp nha đam trong giai đoạn điều trị giúp cải thiện đáp ứng của cơ thể với thuốc.

Cách sử dụng nha đam điều trị viêm loét dạ dày tá tràng: lá nha đam mang về rửa sạch bụi bẩn, tách lấy phần thịt nha đam bên trong cho vào máy xay sinh tố. Ngâm hỗn hợp thịt nha đam vừa xay với khoảng 500ml mật ong, đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tuần là có thể sử dụng. Uống hỗn hợp đã ngâm mỗi ngày 2-3 lần mỗi lần 2 muỗng cà phê để cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày.

Nha đam có tác dụng trong làm đẹp cũng như hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày khá tốt

Nha đam có tác dụng trong làm đẹp cũng như hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày khá tốt

>>>Xem thêm: Cách chữa đau dạ dày theo dân gian tại nhà hiệu quả

Phẫu thuật điều trị viêm loét dạ dày

Phẫu thuật gần như là lựa chọn cuối cùng trong đa số các trường hợp điều trị viêm loét dạ dày khi có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của bệnh nhân. Các phương pháp phẫu thuật thường gặp bao gồm: Khâu dạ dày thủng, cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày. Một số trường hợp cần phải can thiệp phẫu thuật điều trị viêm loét dạ dày bao gồm:

  • Ung thư dạ dày: phẫu thuật cắt bỏ đoạn dạ dày chứa tế bào bị ung thư để ngăn ngừa biến chứng.
  • Thủng dạ dày: Biến chứng thủng dạ dày khiến dịch tràn ồ ạt vào dạ dày gây viêm nhiễm trong ổ bụng. Lúc này, phẫu thuật  khâu vết thủng nhanh chóng và xử lý dịch tràn là cần thiết để bảo vệ tính mạng cho người bệnh.
  • Xuất huyết tiêu hóa nặng: Các vết loét được hình thành và phát triển ngày càng sâu vào trong niêm mạc dạ dày có thể lan đến hệ thống các mạch máu lớn đi ngang qua dạ dày. Điều này làm cơ thể thất thoát một lượng máu lớn đi vào dịch tiêu hoá có thể ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan khác đặc biệt là tim và não. Khi này cần thực hiện phẫu thuật khâu các vết loét lại nhanh chóng để phòng ngừa thiếu máu.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị viêm loét dạ dày thường để lại nhiều di chứng, người bệnh sau khi điều trị sẽ không thể hồi phục lại sức khỏe hoàn toàn như trước đó, tuy nhiên các phương pháp này có ý nghĩa trong việc bảo vệ tính mạng cho người bệnh.

Nôi soi phẫu thuật điều trị viêm loét dạ dày

Nôi soi phẫu thuật điều trị viêm loét dạ dày

Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng, người bệnh thăm khám tại cơ sở y tế uy tín chất lượng để bảo vệ sức khoẻ. Tổ hợp Y tế MEDIPLUS là một lựa chọn tuyệt vời để thăm khám và điều trị các vấn đề viêm loét dạ dày mà bạn nên lựa chọn. Nơi đây được trang bị các thiết bị y tế tiên tiến được áp dụng các công nghệ chẩn đoán và điều trị hiện đại nhất, đi kèm theo đó là đội ngũ bác sĩ đầu ngành có kinh nghiệm cao cam kết mang lại dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất hiện nay.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày phổ biến. Để tiến hành thăm khám, điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày nhanh chóng liên hệ Hotline 1900 3366, Inbox trực tiếp tới Fanpage Facebook để được các chuyên gia sức khỏe hàng đầu tại Tổ hợp y tế MEDIPLUS tư vấn và đặt lịch thăm khám.

*Bài viết tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền? [Chi phí 2024]

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền đang là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi thực hiện dịch vụ này.…

    11 Th12, 2023
    374

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Kiến thức về bệnh, Tiêu hóa

    Đau bụng đi ngoài nhiều lần là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng đi ngoài nhiều lần thì có thể cơ thể bạn đang báo hiệu mắc các bệnh lý liên…

    01 Th8, 2023
    759

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Thuốc thụt hậu môn là gì? Lưu ý sử dụng để tránh tác dụng phụ

    Thuốc thụt hậu môn là giải pháp tuyệt vời cho những người gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Tuy nhiên, không ít người…

    16 Th8, 2023
    754

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau quặn bụng từng cơn báo hiệu bệnh lý gì? Cách điều trị

    Đau bụng là một triệu chứng thông thường mà hầu hết chúng ta từng trải qua. Tuy nhiên, đau bụng quặn từng cơn có thể…

    16 Th8, 2023
    3.3K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám