ĐAU DẠ DÀY NÊN LÀM GÌ? 6 VIỆC CẦN LÀM NGAY GIÚP GIẢM ĐAU

Cập nhật 24/06/2023

2.4K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Đau dạ dày là tình trạng đau ở vị trí đối chiếu của dạ dày trên thành bụng. Đây là biểu hiện của một số bệnh như: viêm dạ dày, loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị,… Khi bị đau dạ dày nên làm gì để giảm các cơn đau, tránh được những bất tiện trong cuộc sống, chuyên gia MEDIPLUS sẽ giải đáp cụ thể ngay trong bài viết sau.

1. Đau dạ dày nên đi khám dạ dày ngay

Để trả lời cho câu hỏi đau dạ dày nên làm gì thì các chuyên gia khuyên rằng người bệnh nên đi khám tại các khoa tiêu hóa của bệnh viện, phòng khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và loại trừ các nguyên nhân có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý gây đau dạ dày. Đau dạ dày thường có những dấu hiệu sau:

  • Nóng rát thượng vị: Là tình trạng người bệnh cảm thấy đau nhói, bỏng rát, nóng ở vùng bụng trên rốn.
  • Ợ hơi, ợ chua: Đây là dấu hiệu xảy ra khi hơi, axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây khó chịu, chua miệng cho người bệnh.
  • Đau bụng: Cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội vùng bụng trên rốn và dưới xương ức.
  • Đi ngoài phân đen: Đây là dấu hiệu cảnh báo xuất huyết tiêu hóa ở người viêm loét dạ dày. Phân thường đen như bã cà phê, có mùi khẳn.
Khi bị đau bụng trên rốn thì người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán bệnh

Khi bị đau bụng trên rốn thì người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán bệnh

Những người có các dấu hiệu đau dạ dày trên cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giảm cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.

2. Đau dạ dày nên điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp

Đối với người đau dạ dày, chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng trong việc giúp giảm các cơn đau và làm cho dạ dày dễ chịu hơn. Người đau dạ dày nên điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, cụ thể:

  • Nên ăn thức ăn mềm: Thức ăn nên được thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.
  • Cách ăn khoa học: Ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế vừa ăn vừa đọc báo, xem phim, dùng điện thoại.
  • Ăn đúng giờ, đủ lượng: Không ăn quá no trong 1 bữa mà nên chia nhỏ từng khẩu phần ăn trong ngày và ăn đúng giờ, không để dạ dày rỗng quá lâu.
  • Ăn ít thực phẩm ngâm muối: Không nên ăn cà muối, dưa muối, hành muối,… vì những thực phẩm này có lượng axit cao dễ gây tổn thương thành dạ dày, viêm loét và đau dạ dày càng nghiêm trọng hơn.
  • Ăn ít thực phẩm chiên rán: Thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, chất béo làm tăng sản xuất axit trong dạ dày gây khó tiêu, chướng bụng.

Đau dạ dày nên ăn các thực phẩm sau:

  • Bí đỏ chứa pectin giúp dễ tiêu hóa, ngăn ngừa viêm loét dạ dày.
  • Bánh mì đen, bánh mì yến mạch: giúp thấm hút axit dịch vị dư thừa.
Người đau dạ dày nên ăn bánh mì đen giúp thấm hút dịch vị dạ dày

Người đau dạ dày nên ăn bánh mì đen giúp thấm hút dịch vị dạ dày

Đau dạ dày nên tránh ăn các loại thực phẩm sau:

  • Trái cây có tính axit cao như cam-chanh-bưởi chua, dứa, đồ cay nóng, nước có gas… vì có thể gây đau dạ dày nặng hơn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, thịt muối…vì những thực phẩm này chứa hàm lượng muối cao gây hại cho dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

3. Tích cực tập thể dục thể thao hàng ngày

Vận động thể dục rất tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giải tỏa căng thẳng. Người đau dạ dày có thể tập các bộ môn nhẹ như:

Thường xuyên đi bộ

Đi bộ giúp phòng ngừa béo phì, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm trào ngược và giảm nguy cơ đau dạ dày. Bạn nên đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày sau khi ăn 1 giờ và nên đi nhanh với tốc độ 5 – 6 km/h.

Đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Tập yoga

Yoga đặc biệt tốt cho người đau dạ dày nhờ việc hít thở bằng cơ bụng. Yoga giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hạn chế dư thừa dịch vị axit, đẩy lùi các triệu chứng đau dạ dày như khó tiêu, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua…

Người đau dạ dày nên làm gì khi tập yoga cần lưu ý:

  • Nên kiên trì tập luyện đều đặn 15 – 20 phút mỗi ngày.
  • Ăn nhẹ hoa quả hoặc món ăn nhẹ trước khi tập khoảng 1 – 2 giờ.
  • Khởi động làm nóng cơ thể và thư giãn trước khi tập.
  • Không nên tập bài tập gây áp lực lớn lên bụng, không gồng cứng các cơ khi tập.

4. Người đau dạ dày nên tránh bị căng thẳng

Các trường hợp căng thẳng trong học tập hay công việc có thể gây đau dạ dày. Căng thẳng, stress có thể gây rối loạn nhu động dạ dày ruột, tăng tiết axit dạ dày gây đau dạ dày, khó tiêu.

Vậy, người bị đau dạ dày nên làm gì để giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng hiệu quả?

Bạn có thể tham khảo một số hoạt động giảm căng thẳng như tập thể dục, nghe nhạc thư giãn, đọc sách, thiền, tham gia hoạt động ngoài trời sẽ giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả. Từ đó giảm đau dạ dày hiệu quả mà không cần phụ thuộc vào thuốc.

Thiền định giảm stress hiệu quả, giảm triệu chứng đau dạ dày

Thiền định giảm stress hiệu quả, giảm triệu chứng đau dạ dày

5. Nằm nghiêng bên trái đối với bệnh nhân bị hội chứng trào ngược

Nằm nghiêng bên trái là tư thế được các chuyên gia y tế khuyên nên áp dụng với người bị hội chứng trào ngược dạ dày vì:

  • Khi nằm nghiêng sang trái, dạ dày và tuyến tụy được giữ ở vị trí thấp hơn thực quản, giúp ngăn ngừa trào ngược hiệu quả.
  • Quá trình vận chuyển chất thải từ ruột non vào ruột già dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

6. Người bị dau dạ dày nên tránh sử dụng các chất kích thích

Các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, trà, cafe gây hại cho dạ dày, làm tình trạng đau dạ dày nặng hơn nên người đau dạ dày cần tránh sử dụng. Chính vì vậy đau dạ dày nên làm gì thì việc đầu tiên là nên tránh các chất kích thích. Dưới đây là những lý do vì sao người đau dạ dày nên kiêng dùng chất kích thích:

  • Thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa các chất độc hại như nicotine, monoxit carbon,… có thể làm tăng tiết acid, suy yếu cơ vòng thực quản dưới và dạ dày. Tình trạng này sẽ khiến cho axit dễ dàng tấn công gây trào ngược thực quản. Thêm vào đó, thuốc lá còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hp gây viêm loét dạ dày.
  • Cafe: Trong cafe có chứa acid chlorogenic,caffeine, tanin gây kích thích niêm mạc dạ dày, tăng tiết dịch vị dạ dày dẫn tới đau bụng, ợ nóng, viêm loét nặng hơn.
  • Trà đặc: Trà đặc có chứa quá nhiều theophylline, caffeine gây tăng tiết axit, kích thích niêm mạc dạ dày, viêm loét và đau dạ dày nặng hơn.
  • Rượu, bia: Rượu, bia gây ra các vết loét dạ dày hoặc làm tổn thương nghiêm trọng hơn. Rượu, bia cũng phá hủy lớp bảo  vệ niêm mạc dạ dày, tăng tiết axit gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, đau rát thượng vị.
Tránh xa các chất kích thích để bảo vệ dạ dày

Tránh xa các chất kích thích để bảo vệ dạ dày

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết đau dạ dày nên làm gì để nhanh chóng giảm cơn đau và bảo vệ dạ dày. Đau dạ dày có thể ngăn ngừa từ chế độ ăn lành mạnh, tập luyện khoa học mỗi ngày. Nếu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu uy tín tại Hà Nội?

    Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu cũng là câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều. Ngày nay ung thư đại tràng cũng là…

    15 Th12, 2023
    437

    Tham vấn y khoa: Riêng tư: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền? [Chi phí 2024]

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền đang là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi thực hiện dịch vụ này.…

    11 Th12, 2023
    1.1K

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám