Đau dạ dày ở trẻ em – Những nguyên nhân không ngờ tới 

Cập nhật 24/06/2023

1.5K

ThS. BS Lê Văn Vinh

Tham vấn y khoa:ThS. BS Lê Văn Vinh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Trẻ em cũng có thể bị đau dạ dày và tình trạng này đang trở nên khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày ở trẻ em thường do viêm loét dạ dày. Bài viết dưới đây của chuyên gia Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này cho bố mẹ có cách phòng và chữa bệnh hiệu quả cho con.

1. Triệu chứng viêm loét dạ dày ở trẻ em

Viêm loét dạ dày ở trẻ em là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương và thường có các triệu chứng như:

  • Đau bụng vùng thượng vị: Là triệu chứng phổ biến nhất và không điển hình như người lớn. Đau liên quan đến bữa ăn (loét dạ dày đau tăng ngay sau ăn, loét tá tràng đau tăng sau ăn vài giờ).
  • Cảm giác nóng rát thượng vị, tức, đầy vùng thượng vị.
  • Nôn tái diễn có thể liên quan đến bữa ăn.
  • Xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện: nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

Những triệu chứng viêm loét dạ dày ở trẻ thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh cấp tính khác như viêm ruột thừa, tắc ruột…. Vì vậy phụ huynh cần chú ý quan sát và đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Đau dạ dày ở trẻ em không phải trường hợp hiếm gặp

Đau dạ dày ở trẻ em không phải trường hợp hiếm gặp

2. Nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ em

Những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em mắc các bệnh liên quan tới dạ dày như:

  • Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Hp là một loại vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ ký sinh tại niêm mạc và phá hủy niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét,… Trẻ thường bị lây vi khuẩn Hp từ người lớn qua đồ ăn, vấn đề về sinh thực phẩm, nguồn nước ô nhiễm,…
  • Sử dụng các thuốc (aspirin, kháng viêm không steroids, corticoides): Sử dụng không đúng các hoặc kéo dài các thuốc có thể gây viêm loét dạ dày do tăng tiết acid và suy giảm chất nhầy, các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Căng thẳng – stress: Áp lực học hành từ người lớn, xem ti vi, điện thoại, chơi các trò chơi điện tử trong thời gian dài… sẽ gây ra căng thẳng – stress lên não trẻ làm tăng tiết acid dịch vị, rối loạn nhu động dạ dày ruột, gây nhiều rối loạn về tiêu hóa, đặc biệt là viêm loét dạ dày.
  • Chế độ ăn uống: Các thức ăn chua cay, nước có gas, ăn uống không đúng bữa hoặc cho trẻ uống rượu bia, tiếp xúc với thuốc lá cũng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày ở trẻ.

Đau dạ dày ở trẻ em khi mới khởi phát sẽ không để lại biến chứng nguy hiểm nếu bố mẹ đưa trẻ đi điều trị kịp thời. Vì vậy, bố mẹ nên đưa con đi khám khi có các triệu chứng bất thường về tiêu hóa.

3. Điều trị đau dạ dày ở trẻ em

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn… bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán cho chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp dứt điểm.

Lưu ý: Bố mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc Tây hoặc các bài thuốc dân gian khi chưa có chỉ định từ bác sĩ để điều trị đau dạ dày ở trẻ em.

Trẻ có khả năng bị các bệnh liên quan tới dạ dày khi có các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, đau vùng thượng vị,...

Trẻ có khả năng bị các bệnh liên quan tới dạ dày khi có các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, đau vùng thượng vị,…

4. Cách phòng bệnh liên quan tới dạ dày ở trẻ em

Ngoài những nguyên nhân khách quan như vi khuẩn tấn công, viêm loét dạ dày ở trẻ do chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa khoa học. Do đó, bố mẹ nên chủ động phòng ngừa tình trạng đau dạ dày ở trẻ em bằng các cách sau:

  • Không nên nhai và mớm thức ăn cho trẻ nhỏ.
  • Không để trẻ vừa ăn vừa xem chương trình trên TV, điện thoại, iPad, laptop.
  • Khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao, tham gia các môn vận động để tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh gây các áp lực cho trẻ (áp lực học tập, ép ăn nhiều,…) 
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt dưỡng chất
  • Không nên cho trẻ em ăn cơm cùng với canh thường xuyên. Vì có thể trẻ sẽ không nhai kỹ khiến cho dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến đau, viêm loét.
Không để trẻ vừa ăn vừa xem chương trình trên TV, điện thoại,... để việc tiêu hóa diễn ra thuận lợi

Không để trẻ vừa ăn vừa xem chương trình trên TV, điện thoại,… để việc tiêu hóa diễn ra thuận lợi

5. Trẻ em bị đau dạ dày nên ăn gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày cho trẻ. Bố mẹ nên lưu ý một số loại thực phẩm trẻ nên ăn và không nên ăn để tránh tình trạng đau dạ dày ở trẻ em nghiêm trọng hơn.

Những loại thực phẩm trẻ nên ăn:

  • Thức ăn giảm tiết acid dịch vị như mật ong, bánh quy, dầu thực vật,…
  • Thức ăn giúp trung hòa acid dịch vị như sữa, trứng,…
  • Thức ăn hỗ trợ bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày như gạo nếp, khoai, bánh mỳ,…
  • Thức ăn ít xơ sợi (rau củ non) để giảm áp lực tiêu hóa.
Trẻ em bị đau dạ dày nên ăn các loại thực phẩm giúp trung hòa acid dịch vị

Trẻ em bị đau dạ dày nên ăn các loại thực phẩm giúp trung hòa acid dịch vị

Những loại thực phẩm trẻ không nên ăn:

  • Các loại thức ăn chế biến sẵn như dăm bông, lạp xưởng, xúc xích,…
  • Thức ăn cứng, dai, nhiều xơ sợi như sụn, rau sống, rau quả chứa nhiều chất xơ,…
  • Thức ăn có vị chua như dưa cà, hành muối, hoa quả chua.
  • Tránh thức ăn cay nóng và các loại đồ uống có ga.
Trẻ em bị đau dạ dày không nên uống nhiều nước có ga

Trẻ em bị đau dạ dày không nên uống nhiều nước có ga

Đau dạ dày ở trẻ em là tình trạng có thể xảy ra nếu bố mẹ có thói quen chăm sóc con không khoa học. Khi trẻ có các vấn đề về dạ dày thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để có phương án điều trị kịp thời, giảm cảm giác khó chịu cho con. Nếu bố mẹ có những câu hỏi về sức khỏe, thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Viêm đại tràng nên ăn gì giúp cải thiện tình trạng bệnh?

    Viêm đại tràng cấp là bệnh lý đường tiêu hóa, gây nên các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi,… ảnh hưởng đến sức khỏe…

    17 Th8, 2023
    1.2K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Thuốc thụt hậu môn là gì? Lưu ý sử dụng để tránh tác dụng phụ

    Thuốc thụt hậu môn là giải pháp tuyệt vời cho những người gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Tuy nhiên, không ít người…

    16 Th8, 2023
    826

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau quặn bụng từng cơn báo hiệu bệnh lý gì? Cách điều trị

    Đau bụng là một triệu chứng thông thường mà hầu hết chúng ta từng trải qua. Tuy nhiên, đau bụng quặn từng cơn có thể…

    16 Th8, 2023
    3.6K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau bụng đi ngoài nhiều lần là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng đi ngoài nhiều lần thì có thể cơ thể bạn đang báo hiệu mắc các bệnh lý liên…

    01 Th8, 2023
    857

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám