Đau dạ dày uống trà sữa được không? 4 Lưu ý khi uống

Cập nhật 26/11/2024

199

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Trà sữa hiện nay là một loại đồ uống yêu thích của rất nhiều bạn trẻ với nhiều hương vị và các thương hiệu nổi tiếng khác nhau. Tuy nhiên thành phần trong các ly trà sữa lại khá giống nhau, chủ yếu sẽ là trà, sữa bột và trân châu. Nhưng liệu người bị đau dạ dày uống trà sữa được không? Hãy cùng Mediplus giải đáp thắc mắc cũng như tìm hiểu về những lưu ý khi uống. 

1. Tác dụng của trà sữa tới sức khỏe

Trước khi tìm hiểu xem đau bao tử uống trà sữa được không, bạn sẽ cần hiểu rõ những tác hại đối với sức khỏe của loại đồ uống này. Trà sữa thường được làm từ trà, sữa cùng nhiều loại nguyên liệu như trân châu, kem tươi và thạch. Món đồ uống này chứa rất nhiều đường và về mặt các chất dinh dưỡng thiết yếu thì rất ít, khiến trà sữa trở thành nguồn cung cấp calo rỗng. 

Một số loại trà sữa sẽ được cho thêm hương liệu để tăng hương vị nhưng lại rất có hại. Các chất tạo mùi thơm như penzylacetat hay P-dimethoxy benzin là những chất độc hại tiềm ẩn trong các loại hương liệu. Do đó khi uống trà sữa quá nhiều có thể gây ra những tác hại như sau: 

Tăng cân mất kiểm soát

Trong trà sữa chất rất nhiều đường và chất béo nên khi nạp vào cơ thể với số lượng nhiều sẽ rất dễ khiến bạn bị tăng cân. Bên cạnh đó, trà sữa cũng chứa các chất kích thích như taurine hay caffeine sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn hơn. 

Trà sữa chứa lượng đường lớn, dễ gây tăng cân

Trà sữa chứa lượng đường lớn, dễ gây tăng cân

Rối loạn giấc ngủ và mất ngủ

Uống trà sữa thường xuyên, đặc biệt trước khi đi ngủ có thể gây cản trở giấc ngủ của bạn. Với hàm lượng caffeine cao tích tụ trong cơ thể sẽ làm bạn khó đi vào giấc ngủ hơn, ngủ bị gián đoạn hoặc mất ngủ. Và duy trì một giấc ngủ lành mạnh là điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của mỗi người nên bạn sẽ cần điều chỉnh lượng trà sữa nạp vào. 

Mất cân bằng và lo lắng quá mức

Cũng với hàm lượng caffeine lớn trong trà sữa cũng có thể gây mất cân bằng trạng thái tự nhiên trong cơ thể. Uống nhiều trà sữa sẽ dễ dẫn tới tình trạng lo lắng, bồn chồn và cảm thấy khó chịu. 

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Một số loại trà sữa sử dụng các thành phần kém chất lượng hoặc không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ dẫn tới nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm cho người uống. Vì vậy điều quan trọng là bạn cần đảm bảo trà sữa mình uống được pha từ những nguyên liệu chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và được pha trong môi trường vệ sinh. 

2. Đau dạ dày uống trà sữa được không?

Đau dạ dày uống trà sữa được không là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ. Câu trả lời là uống được, nhưng uống ít, tốt nhất là nên kiêng

Bởi trà sữa là đồ uống vô cùng hấp dẫn với hương vị ngọt ngào, thơm ngon và đa dạng mùi vị. Tuy nhiên, trà sữa cũng là loại đồ uống được pha chế từ nhiều nguyên liệu, nhiều mùi vị có thể gây khó tiêu và khó chịu ở nhiều người. 

Đau dạ dày uống trà sữa được không? 

Đau dạ dày uống trà sữa được không?

Ngoài ra, người bị đau dạ dày nếu uống trà sữa quá nhiều có thể làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Các thành phần, nguyên liệu trong trà sữa sẽ gây áp lực lên thành dạ dày, và có thể gây trào ngược thực quản. 

3. Các loại sữa dành cho người đau dạ dày

Thay vì trà sữa bạn cũng có thể lựa chọn một số loại sữa như sữa tươi, sữa chua, sữa hạt sẽ rất tốt cho bệnh dạ dày nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Trong sữa tươi có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như sắt, canxi, vitamin thiết yếu, protein,…Các chất này sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa tốt, hạn chế tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Với người bị dạ dày thì sữa cũng sẽ giúp trung hòa axit dịch vị và làm dịch các cơn đau khó chịu. 

Sữa chua

Trong sữa chua chứa axit lactic có công dụng tiêu diệt khuẩn Hp hiệu quả. Chính vì vậy đây là loại đồ uống rất tốt cho người bị đau dạ dày. Tuy nhiên sẽ có một số lưu ý khi uống/ăn sữa chua: 

  • Bạn chỉ nên ăn từ 3-4 hũ sữa chua trong một tuần để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và không bị ảnh hưởng nếu ăn quá nhiều. 
  • Không ăn sữa chua khi đói vì trong sữa chua có chứa axit sẽ làm bệnh dạ dày bị nghiêm trọng hơn. 

Sữa hạt

Sữa hạt là loại sữa được làm từ các loại hạt như hạt sen, hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó,…Trong sữa hạt nói chung chứa lượng axit béo omega 3 lớn, rất tốt cho hệ tim mạch. Đặc biệt chất xơ trong sữa hạt cũng có lợi cho hệ tiêu hóa của những người bị đau dạ dày. Một số lưu ý khi uống sữa hạt là: 

  • Chỉ uống 1 ly sữa hạt một ngày để tránh gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu
  • Sữa hạt có thể hâm nóng trước khi uống để hạn chế nguy cơ bị lạnh bụng
  • Bạn không nên uống sữa hạt khi đói vì sẽ kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, làm xuất hiện các cơn đau. 
Sữa hạt nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày

Sữa hạt nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày

4. 4 Lưu ý về uống trà sữa khi đau dạ dày

Một số lưu ý khi uống trà sữa để làm giảm tác hại đối với người bị đau dạ dày như sau: 

Lựa chọn thương hiệu uy tín

Lựa chọn trà sữa có thương hiệu uy tín là điều rất quan trọng vì việc uống một ly trà sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng như không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bạn. Bạn có thể kiểm tra thương hiệu và nguồn gốc của trà sữa qua các phương tiện truyền thông cũng như ở ngay tại cửa hàng. 

Thời điểm uống trà sữa

Để làm giảm các tác hại của trà sữa đến dạ dày, bạn nên hạn chế uống trà sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ. Hãy thưởng thức đồ uống này vào ban ngày, sau các bữa ăn từ 2-3 giờ. Điều này sẽ giúp cho dạ dày của bạn có nhiều thời gian hơn để tiêu hóa đúng cách cũng như giảm khó chịu và tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ. 

Liều lượng uống lượng vừa phải, có kiểm soát

Trà sữa có hương vị rất thơm ngon nhưng điều quan trọng là bạn cần uống với liều lượng vừa phải. Bạn chỉ nên uống với mức 1 cốc một tuần. Và bằng cách thực hiện như vậy sẽ giúp bạn giảm được các tác hại tiềm ẩn với dạ dày cũng như duy trì được chế độ ăn uống tổng thể. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giảm những nguyên liệu đi kèm với trà sữa như thạch, trân châu hay pudding cũng như điều chỉnh lượng đường vừa phải. 

Không uống trà sữa khi no, khi đói

Không nên uống trà sữa khi no hoặc đói vì trà sữa sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hệ tiêu hóa. Cụ thể, nếu bạn uống trà sữa sau khi ăn no sẽ dễ khiến cơ thể bị tăng cân vì hệ tiêu hóa sẽ hoạt động quá tải vừa gây khó chịu, đầy bụng, vừa khiến cơ thể bị dư thừa năng lượng. 

Ngoài ra, khi uống trà sữa lúc bụng rỗng cũng sẽ gây hại cho sức khỏe. Vì trong đồ uống này có trà, sẽ gây ra tình trạng cồn cào bụng, trào ngược axit. Đồng thời uống trà sữa khi đói cũng sẽ khiến bạn buồn ngủ, mệt mỏi vì dịch vị trong dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột và bài tiết ra ngoài. 

Nên uống trà sữa với liều lượng vừa phải

Nên uống trà sữa với liều lượng vừa phải

5. Giải đáp thắc mắc khi uống trà 

Ngoài thắc mắc “đau dạ dày uống trà sữa được không” thì với các loại trà nói chung cũng được rất nhiều người đặt ra các câu hỏi liên quan tới sức khỏe khi tiêu thụ. 

  • Uống trà có hại dạ dày không?

Uống trà sẽ gây hại cho dạ dày nếu bạn uống không đúng cách. Khi uống vào lúc đói hay trước hoặc sau khi ăn sẽ làm loãng dịch dạ dày, từ đó giảm khả năng tiêu hóa và dễ gây ra viêm dạ dày. 

  • Uống trà xanh có bị đau dạ dày không?

Trà xanh với các lá tươi có chứa chất kháng viêm, chống oxy hóa không chỉ giúp đẹp da mà còn điều trị đau dạ dày hiệu quả. Và để uống trà xanh không gây hại cho dạ dày, bạn nên uống vào buổi sáng sau khi ăn từ 1-2 tiếng để vừa giúp tỉnh táo, vừa tránh khó chịu do đau dạ dày. 

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc đau dạ dày uống trà sữa được không. Bằng cách thực hiện theo các lưu ý trong bài sẽ giúp bạn vừa có thể thưởng thức được những ly trà sữa thơm ngon, vừa đảm bảo được sức khỏe và không ảnh hưởng tới dạ dày. 

*Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám và điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đau dạ dày uống nước mía được không? 4 Lưu ý

    Nước mía là thức uống phổ biến ở nhiều quốc gia, không chỉ mang lại cảm giác mát lạnh mà còn chứa nhiều dưỡng chất…

    23 Th11, 2024
    106

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm niêm mạc dạ dày: 7 Nguyên nhân và 2 cách điều trị

    Viêm niêm mạc dạ dày là một bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh. Đây cũng được xem là căn…

    16 Th9, 2024
    315

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được củ cải không? 7 lợi ích và 4 lưu ý 

    Củ cải là một loại rau củ giàu dưỡng chất, cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng người bị đau dạ dày có…

    14 Th9, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý 4 cách chữa tại nhà

    Đau thượng vị dạ dày là một triệu chứng phổ biến của các bệnh liên quan đến dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ…

    16 Th9, 2024
    419

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám