Sự thật về “Đau dạ dày về chiều”

Cập nhật 24/06/2023

11.8K

ThS. BS Lê Văn Vinh

Tham vấn y khoa:ThS. BS Lê Văn Vinh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Nhiều người thường gặp phải tình trạng “đau dạ dày về chiều” và lo lắng rằng bản thân đang bị bệnh gì, tại sao lại đau và có cách giải quyết không. Tình trạng này hoàn toàn có cách giải quyết và Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ đề cập đến ngay trong bài viết dưới đây.

1. Khái niệm “đau dạ dày về chiều” có chính xác không?

Khái niệm “đau dạ dày về chiều” là không chính xác mà chỉ có “tình trạng đau bụng về chiều” hoặc “bệnh lý đau dạ dày”. Sở dĩ xuất hiện cụm từ này là do cơn đau bụng xuất hiện ở vùng dạ dày vào buổi chiều và được nhiều người gọi là đau dạ dày về chiều.

Nếu tình trạng đau bụng về chiều kéo dài không dứt thì người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị kịp thời. Bởi vì, nhiều bệnh lý có triệu chứng đau bụng về chiều như đau dạ dày mạn tính, viêm dạ dày, ung thư dạ dày,…

Đau dạ dày về chiều là cụm từ không chính xác trên khía cạnh y khoa, thực tế đây là tình trạng đau bụng về chiều.

Đau dạ dày về chiều là cụm từ không chính xác trên khía cạnh y khoa, thực tế đây là tình trạng đau bụng về chiều

Như vậy, khái niệm chính xác là đau bụng về chiều. Vậy khi nào đau bụng về chiều là biểu hiện cho bệnh lý dạ dày nguy hiểm? Câu trả lời sẽ nằm ở phần tiếp theo.

2. Khi nào đau bụng về chiều là biểu hiện của đau dạ dày?

Nếu người bệnh liên tục đau bụng về chiều và xuất hiện một số dấu hiệu điển hình dưới đây thì có khả năng là biểu hiện của viêm, loét hay thậm chí là ung thư dạ dày.

  • Vị trí đau: Thường gặp nhất là vị trí vùng thượng vị, tiếp theo là ở hạ sườn trái và quanh rốn.
  • Hướng lan của cơn đau: Thường đau bụng về chiều do bệnh dạ dày sẽ không đau lan ra vị trí khác.
  • Tính chất cơn đau: Cơn đau diễn ra theo chu kỳ, âm ỉ và có cảm giác nóng rát trong bụng. Nếu đau liên tục, thường xuyên thì đây có thể là biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày.

Đau bụng về chiều có nguy hiểm không?

Khó có thể kết luận được đau bụng về chiều có nguy hiểm không vì không thể chỉ dựa vào biểu hiện đau bụng về chiều mà kết luận nguyên nhân bệnh. Người bệnh cần thăm khám bác sĩ kết hợp cận lâm sàng để chẩn đoán đúng bệnh.

Đau bụng về chiều do bệnh dạ dày thường xuất hiện ở vùng thượng vị.

Đau bụng về chiều do bệnh dạ dày thường xuất hiện ở vùng thượng vị

Trên đây là một số biểu hiện của đau bụng về chiều do bệnh lý dạ dày, tuy nhiên người bệnh không nên chỉ dựa vào đó để đưa ra kết luận mà cần thăm khám chuyên môn. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây ra đau bụng về chiều sẽ được đề cập ở phần tiếp theo.

3. Các nguyên nhân khác gây đau bụng về chiều

Ngoài đau bụng về chiều do biểu hiện bệnh lý của dạ dày, còn có những nguyên nhân khác mà người bệnh nên biết để phòng tránh hoặc đưa ra hướng xử lý đúng.

3.1. Để bụng quá đói

Ngoài nguyên nhân đau dạ dày về chiều thì nguyên nhân gây đau bụng về chiều có thể do người bệnh có thói quen bỏ bữa hoặc ăn ít vào bữa trưa. Vì vậy không cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động vào buổi chiều, thức ăn nhanh bị tiêu hóa dẫn tới dạ dày rỗng. Khi đó acid dịch vị sẽ tiếp xúc trực tiếp tới niêm mạc dạ dày, gây kích ứng và gây đau.

Tình trạng đau bụng về chiều do đói thường nhẹ và có thể nhanh chóng được xoa dịu nếu người bệnh áp dụng các giải pháp sau đây:

  • Ăn bánh mì để thấm hút acid dịch vị dư thừa: Bánh mì có đặc tính khô, mềm, chủ yếu làm từ tinh bột dễ tiêu hóa. Nhờ đó sẽ thấm hút bớt lượng acid dịch vị dư thừa và tạo nên một lớp nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản acid tiếp xúc với niêm mạc giúp xoa dịu cơn đau.
  • Ăn chút bánh ngọt, mềm (không chứa chất bảo quản): Tương tự như bánh mì, bánh ngọt mềm có thể hỗ trợ thấm hút acid dịch vị, giảm bớt triệu chứng đau.
  • Ăn mì, cháo, súp: Người bị đau bụng chú ý ăn mì, cháo, súp tươi, tránh các dạng đóng gói chứa gia vị và chất bảo quản kích thích dạ dày. Mì, cháo, súp thường mềm, dễ tiêu hóa, giảm lực lên dạ dày sau khoảng thời gian bụng bị đói.

Bên cạnh đó, nếu đang bị đau bụng về chiều thì người bệnh không nên ăn uống các loại thực phẩm dưới đây:

  • Rượu, bia, cà phê, trà đặc
  • Các món ăn chứa nhiều gia vị kích thích như ớt, tiêu,…
  • Nước ngọt có gas
  • Các loại thức ăn nhanh như gà rán, hamburger,…
  • Trái cây chua như cam, chanh, quýt,…

Những loại thực phẩm trên dễ gây đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Do đó dạ dày phải làm việc nặng, co bóp và tiết acid dịch vị liên tục làm trầm trọng cơn đau.

Rượu, bia có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng tiết acid dịch vị khiến cơn đau trầm trọng hơn.

Rượu, bia có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng tiết acid dịch vị khiến cơn đau trầm trọng hơn

Mặc dù đau bụng do đói sẽ nhanh chóng được giải quyết nhưng lặp đi lặp lại sẽ nhanh chóng gây hại cho dạ dày, vì thế người bệnh cần lưu ý:

  • Không để dạ dày quá đói: Để dạ dày quá đói sẽ không đủ năng lượng để người bệnh vận động và suy nghĩ, dễ dẫn đến suy nhược, căng thẳng. Đồng thời gây tác động xấu đến niêm mạc, dễ dẫn tới đau, viêm loét dạ dày.
  • Ăn đúng bữa: Cần có thời gian ăn uống phù hợp và cố định, tránh dồn hoặc bỏ bữa giúp hoạt động tiêu hóa hoạt động có quy luật, tránh để dạ dày bị đói.
  • Ăn chậm, nhai kỹ: Việc này giúp thức ăn được cắt nhỏ và trộn đều với enzyme amilaza để phân giải một phần tinh bột thành đường. Qua đó giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày, tránh các cơn đau hoặc phản ứng sưng, viêm do thức ăn cọ xát thành dạ dày.
Người bị đau bụng về chiều nên ăn đúng bữa, ăn chậm, nhai kỹ và tránh để dạ dày quá đói.

Người bị đau bụng về chiều nên ăn đúng bữa, ăn chậm, nhai kỹ và tránh để dạ dày quá đói

3.2. Thức ăn bữa trưa

Người bệnh có thể bị đau bụng về chiều do thức ăn đã ăn vào bữa trưa, một số thức ăn có thể kích thích niêm mạc dạ dày và gây đau khiến nhiều người nhầm tưởng là do đau dạ dày về chiều. Điển hình như các nhóm thực phẩm dưới đây.

  • Đồ ăn cay: Gia vị cay như ớt, tiêu, gừng khô,… trong thức ăn kích thích dạ dày tiết nhiều acid dịch vị hơn, tác động đến niêm mạc gây đau dạ dày.
  • Đồ ăn chua: Các loại trái cây ăn sau bữa ăn, thực phẩm muối chua, giấm,… vào bữa trưa đều làm tăng tổng lượng acid trong dạ dày, qua đó kích thích đến niêm mạc và gây đau.
  • Bia rượu: Bia rượu là chất kích thích sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày nhanh chóng, do đó khởi phát các cơn đau, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Hậu quả là bụng đau âm ỉ, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn,…
  • Nước uống có gas: Thức uống có gas chứa carbon dioxide, chất tác dụng với nước sẽ tạo thành một acid yếu và có nhiều chất phụ gia kích thích tăng acid dịch vị. Acid sẽ gây kích ứng niêm mạc, dẫn đến đau, viêm, sưng dạ dày.
  • Món chiên xào nhiều dầu mỡ: Dầu mỡ tạo nên gánh nặng tiêu hoá, bởi chất béo là thực phẩm khó tiêu, tồn tại lâu trong dạ dày, dẫn đến đầy bụng, ợ hơi, dạ dày phải tăng hoạt động.
  • Thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất phụ gia và bảo quản: Thực phẩm chế biến sẵn tại các cơ sở sản xuất kém uy tín có lượng chất bảo quản cao. Do đó dễ gây ra phát ban, tiêu chảy, ngộ độc cấp tính, thậm chí là ung thư hay tử vong.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa phụ gia và chất bảo quản, có nguy cơ gây ngộ độc cấp tính, nôn ói, tiêu chảy hoặc thậm chí là tử vong.

Các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa phụ gia và chất bảo quản, có nguy cơ gây ngộ độc cấp tính, nôn ói, tiêu chảy hoặc thậm chí là tử vong

Nếu người bệnh xác định nguyên nhân đau bụng do thức ăn bữa trưa thì có thể áp dụng một số giải pháp dưới đây giúp nhanh chóng xoa dịu cơn đau:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn: Nghỉ ngơi, thư giãn giúp giảm căng thẳng, tránh tạo áp lực lên dạ dày, đồng thời tạo điều kiện để máu tập trung về dạ dày hỗ trợ tiêu hóa.
  • Ăn bánh mì, súp, cháo (chú ý không uống nước sau ăn): Bánh mì, súp, cháo là những món ăn dễ tiêu hóa, chứa nhiều tinh bột, giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng. Người bệnh sau khi ăn thì không nên uống nước để tránh lượng nước vào cơ thể quá nhiều, tạo áp lực lên thành dạ dày.
  • Chườm nóng: Lúc người bệnh chườm nóng nhiệt độ tăng sẽ làm giãn nở mạch máu vùng dạ dày, khiến máu tập trung đến dạ dày nhiều hơn. Nhờ đó tạo cảm giác dễ chịu, thúc đẩy tiêu hóa.
Súp dễ tiêu hóa, ngoài ra còn bổ sung tinh bột, giúp hình thành lớp nhầy bao lấy niêm mạc, tránh tiếp xúc acid gây đau dạ dày.

Súp dễ tiêu hóa, ngoài ra còn bổ sung tinh bột, giúp hình thành lớp nhầy bao lấy niêm mạc, tránh tiếp xúc acid gây đau dạ dày

Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh lặp lại tình trạng đau bụng về chiều do thức ăn bữa trưa bằng cách không ăn các nhóm thực phẩm gây kích thích niêm mạc đã nêu trên. Ngoài ra còn có thể bổ sung một số đồ uống thường xuyên như:

Nước cà rốt

Nước cà rốt có tính kiềm, giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày. Nhờ đó tránh tình trạng ợ chua, ợ nóng, đau dạ dày, trào ngược acid thực quản,…

Thời điểm để người bệnh uống nước cà rốt tốt nhất là khoảng 100ml vào  2 – 3 giờ sau bữa ăn và chỉ nên uống 2 – 3 lần/tuần. Bởi trong cà rốt chứa nhiều beta-caroten, chất này nếu bổ sung thường xuyên trong thời gian dài sẽ bị ứ đọng, gây vàng mắt, vàng da.

Sữa tiệt trùng

Sữa tiệt trùng đã qua xử lý tiệt trùng ở nhiệt độ cao nên sẽ không chứa vi khuẩn gây hại cho dạ dày người bệnh. Trong sữa có nhiều vitamin, khoáng chất hỗ trợ tiêu hóa, sữa ấm có thể giúp dạ dày thư giãn, hỗ trợ lưu thông máu.

Tuy nhiên, sữa cũng là một thức uống khó tiêu do chứa nhiều đạm nên người bệnh chỉ nên uống khoảng 100-150ml sữa/lần. Ngoài ra, nhiều người có cơ địa không tiêu hóa được lactose thì không nên uống sữa để tránh đầy bụng, khó tiêu,…

Sữa ấm có thể xoa dịu cơn đau dạ dày vào buổi chiều, bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết.

Sữa ấm có thể xoa dịu cơn đau dạ dày vào buổi chiều, bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết

Nước tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ chứa curcumin, có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Đặc biệt, curcumin còn có khả năng tiêu diệt đến hơn 65 chủng vi khuẩn Hp trong cơ thể. Nhờ đó, nước tinh bột nghệ giúp người bệnh tránh bị đau, viêm loét dạ dày.

Thời điểm tốt nhất để uống tinh bột nghệ là 15-20 phút trước bữa ăn. Lúc này curcumin trong tinh bột nghệ đi vào dạ dày sẽ tạo thành một lớp màng bao quanh dạ dày người bệnh, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, acid hay cọ xát từ thức ăn.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavones, apigenin, streptococcus và staphylococcus,… giúp hạn chế sản sinh gốc tự do, chống sưng, viêm dạ dày. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn làm thư giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, làm dịu căng thẳng tránh gây áp lực lên dạ dày người bệnh.

Thời điểm thích hợp để uống trà hoa cúc là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút. Bởi vì lúc này uống trà sẽ tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho người bệnh, đồng thời hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, tránh ứ đọng thức ăn gây đau dạ dày.

Trà hoa cúc chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp thư giãn và hạn chế gốc tự do, tránh sưng, viêm dạ dày.

Trà hoa cúc chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp thư giãn và hạn chế gốc tự do, tránh sưng, viêm dạ dày

3.3. Đau bụng về chiều do tác dụng phụ của thuốc

Nhiều người đang trong quá trình điều trị có thể sử dụng phải một vài thuốc có tác dụng phụ gây đau dạ dày. Cho nên uống thuốc vào bữa trưa có thể là nguyên nhân đau bụng về chiều, cụ thể là các loại thuốc dưới đây:

Thuốc chứa Corticoid

Corticoid có tác dụng giúp người bệnh chống viêm, sưng, giảm đau, dị ứng. Tuy nhiên thuốc cũng làm chậm chuyển hóa đường, đạm, chất béo, khiến hoạt động tiêu hóa trì trệ, dễ dẫn tới viêm hay xuất huyết dạ dày. Đặc biệt, corticoid dạng tiêm có khả năng đào thải qua niêm mạc dạ dày, gây viêm, loét, chảy máu,…

Thuốc có chứa corticoid làm chậm tiêu hóa, có khả năng gây viêm, loét dạ dày.

Thuốc có chứa corticoid làm chậm tiêu hóa, có khả năng gây viêm, loét dạ dày

Thuốc giảm đau hạ sốt

Thuốc giảm đau hạ sốt thường chứa aspirin có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh. Tuy nhiên, nếu người bệnh lạm dụng thuốc thì có thể dẫn tới viêm, loét, chảy máu dạ dày,…

Thuốc kháng viêm không steroid

Các loại thuốc kháng viêm không steroid như diclofenac, indomethacin,… thường dùng để điều trị viêm, thoái hóa khớp,… Nếu người bệnh lạm dụng có thể gây chướng bụng, đầy hơi, đau dạ dày, buồn nôn, viêm loét dạ dày hoặc nghiêm trọng hơn là thủng dạ dày.

Bên cạnh đó, phần lớn thuốc kháng sinh không steroid chứa aspirin, diclofenac, ibuprofen, naproxen, ketoprofen,… tan kém trong môi trường acid dịch vị. Do đó dễ tích tụ và ứ đọng trong dạ dày, gây cọ xát với thành niêm mạc, có thể dẫn tới viêm, loét hay chảy máu dạ dày.

Thuốc kháng sinh không steroid chứa thành phần tan kém trong môi trường acid dịch vị, vì vậy gây ra cọ xát dạ dày, dẫn đến đau.

Thuốc kháng sinh không steroid chứa thành phần tan kém trong môi trường acid dịch vị, vì vậy gây ra cọ xát dạ dày, dẫn đến đau

Như vậy, nếu người bệnh xác định được nguyên nhân gây đau dạ dày là do dùng thuốc thì nên thực hiện các biện pháp dưới đây.

Ăn no mới dùng thuốc

Người bệnh cần chú ý xem loại thuốc mình đang dùng có chỉ định uống sau bữa ăn hay không, nếu có thì cần đặc biệt tuân thủ. Bởi khi uống thuốc, thức ăn sẽ đóng vai trò như một chất trung hòa hay rào chắn bảo vệ niêm mạc, tránh gây đau dạ dày.

Lưu ý: Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây đau dạ dày khi dùng chung với một số thực phẩm nào đó. Chẳng hạn như tetracycline khi uống cùng sữa hoặc các sản phẩm làm từ sữa sẽ tạo kết tủa cọ xát thành dạ dày. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các thực phẩm kiêng kị với loại thuốc đang sử dụng.

Thông báo với bác sĩ về tình trạng đau dạ dày để bác sĩ có kết hợp thuốc phù hợp.

Người bệnh nên liên hệ bác sĩ để nhận được chỉ dẫn chuyên môn, khi đó bác sĩ có thể sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc như:

  • Viên thuốc không tan trong dạ dày mà tan trong đường ruột: Viên thuốc không tan trong dạ dày sẽ không gây ứ đọng và cọ xát tại niêm mạc dạ dày. Thay vào đó, thuốc sẽ tan trong đường ruột, sau khi hấp thụ dược tính thì sẽ được đưa ra ngoài theo lực đẩy của phân.
  • Thuốc tráng niêm mạc dạ dày (gastropulgite, pepsane,…): Các loại thuốc này thường dùng trước khi ăn khoảng 15 – 30 phút để tạo thành một lớp bảo vệ niêm mạc, giúp người bệnh tránh bị đau, viêm loét dạ dày.

Như vậy, đau bụng về chiều không có nghĩa là đau dạ dày về chiều, mà có thể đến từ nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng kéo dài thì người bệnh nên đi thăm khám vì đây có thể là biểu hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm cần phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền? [Chi phí 2024]

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền đang là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi thực hiện dịch vụ này.…

    11 Th12, 2023
    497

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Kiến thức về bệnh, Tiêu hóa

    Viêm đại tràng nên ăn gì giúp cải thiện tình trạng bệnh?

    Viêm đại tràng cấp là bệnh lý đường tiêu hóa, gây nên các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi,… ảnh hưởng đến sức khỏe…

    17 Th8, 2023
    1.2K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau bụng đi ngoài nhiều lần là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng đi ngoài nhiều lần thì có thể cơ thể bạn đang báo hiệu mắc các bệnh lý liên…

    01 Th8, 2023
    862

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau quặn bụng từng cơn báo hiệu bệnh lý gì? Cách điều trị

    Đau bụng là một triệu chứng thông thường mà hầu hết chúng ta từng trải qua. Tuy nhiên, đau bụng quặn từng cơn có thể…

    16 Th8, 2023
    3.6K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám