Người đau dạ dày ăn nho được không? Hướng dẫn ăn đúng cách

Cập nhật 24/06/2023

6.1K

TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tham vấn y khoa:TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Nho có vị chua do chứa nhiều acid hữu cơ, vì vậy nhiều người đau dạ dày lo ngại ăn nho sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Vậy, đau dạ dày ăn nho được không? Câu trả lời là có nếu người bệnh ăn đúng cách, MEDIPLUS sẽ cung cấp các thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Người đau dạ dày ăn nho được không?

Người đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn nho và một số chế phẩm làm từ nho như nho khô, rượu vang nho,… Bởi vì nho dễ tiêu hóa, chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe dạ dày.

Người đau dạ dày có thể ăn nho và các chế phẩm làm từ nho

Người đau dạ dày có thể ăn nho và các chế phẩm làm từ nho

Theo Đông y, nho có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng bổ khí huyết, nhuận tràng, lợi tiêu hóa. Trong Y học hiện đại, nho chứa nhiều vitamin B, C, tanin, các hoạt chất polyphenol chống oxy hóa, đường đơn, pectin,… đem đến tác dụng tiêu biểu như chống viêm, giảm stress, xoa dịu tổn thương dạ dày hay giảm nguy cơ ung thư.

Như vậy, người đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn nho, không những thế nho còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp xoa dịu các vết thương của dạ dày. Những tác dụng tốt này sẽ được nêu cụ thể ở phần tiếp theo.

Xem thêm:

2. Những tác dụng tốt của nho đối với dạ dày

Các chuyên gia khuyên rằng người đau dạ dày nên ăn nho thường xuyên, bởi vì nho chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp xoa dịu các vết thương dạ dày.

Để hình dung cụ thể thì người bệnh có thể tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g nho dưới đây:

Thành phần dinh dưỡng Định lượng 
Năng lượng 68Kcal
Đường đơn 15.33g
Chất xơ 0.14g
Nước 82.1g
Vitamin B1 0.06mg
Vitamin B2 0.04mg
Vitamin C 3mg
Vitamin K 14.6μg
Kali 191mg
Acid folic 2μg
Sắt 0.6mg
Kẽm 0.07mg
Beta caroten 39μg

Từ bảng thành phần trên có thể thấy, nho chứa nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày như vitamin B, C, beta caroten,… giúp chống oxy hóa tốt, mang đến nhiều công dụng như:

2.1 Chống viêm

Flavonoids là các chất chống oxy hóa trong nho, giúp người bệnh ngăn chặn gốc tự do và giảm phản ứng sưng viêm

Flavonoids là các chất chống oxy hóa trong nho, giúp người bệnh ngăn chặn gốc tự do và giảm phản ứng sưng viêm

Nho có khả năng chống viêm, sưng trên niêm mạc dạ dày chủ yếu nhờ một số dưỡng chất dưới đây:

  • Các flavonoids: Đây là các chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ hình thành gốc tự do và chống lại quá trình viêm, sưng trong dạ dày người bệnh. Bên cạnh đó, các chất này còn hỗ trợ trao đổi chất và đồng hóa chất béo khó tiêu, giúp giảm áp lực cho dạ dày người bệnh, xoa dịu các vết viêm.
  • Vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa, đóng vai trò thúc đẩy tái tạo mạch máu trong cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung vitamin C từ nho không chỉ giúp người bệnh chống viêm dạ dày mà còn hỗ trợ làm dịu vết thương đã có sẵn trên niêm mạc.
  • Beta caroten: Đây là tiền chất để tổng hợp vitamin A, đồng thời là chất chống oxy hóa, hỗ trợ miễn dịch trong cơ thể, giúp ngăn chặn các phản ứng sưng viêm hiệu quả.

2.2 Tốt cho hệ tiêu hóa

Nho thường mềm, chứa chủ yếu là nước, vì vậy rất dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, nho còn chứa nhiều chất xơ, tạo môi trường tốt để vi sinh vật ruột tiến hành lên men và làm mềm phân, giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, táo bón,…

Nho mềm, chứa nhiều nước nền dễ tiêu hóa, không gây áp lực lên dạ dày

Nho mềm, chứa nhiều nước nền dễ tiêu hóa, không gây áp lực lên dạ dày

2.3 Nuôi dưỡng tế bào dạ dày bị tổn thương

Người đau dạ dày ăn nho sẽ giúp giảm triệu chứng đau, bởi vì nho chứa nhiều dưỡng chất giúp nuôi dưỡng tế bào dạ dày đã bị tổn thương, cụ thể như:

  • Vitamin B1: Trong 100g nho chứa 0.06mg vitamin B1, đây là coenzym chính trong chuyển hóa carbohydrate, tham gia vào các hoạt động dẫn truyền thần kinh. Nhờ đó, vitamin B1 giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, đồng thời giảm căng thẳng, tạo điều kiện tốt điều trị đau dạ dày.
  • Vitamin B2: Vitamin B2 khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành 2 loại coenzym là FMN và FAD, có mặt ở hầu hết các tế bào trong cơ thể, giúp tham gia đồng hóa chất dinh dưỡng. Nhờ đó giúp thúc đẩy tiêu hóa, tránh thức ăn ứ đọng tạo áp lực lên các tổn thương.
  • Vitamin C: Đây là chất chống oxy hóa mạnh, giúp giảm viêm, sưng niêm mạc hiệu quả, xoa dịu các tổn thương dạ dày.
  • Vitamin K: Trong nho có hàm lượng vitamin K lên đến 14.6μg nên có tác dụng giảm nguy cơ xuất huyết dạ dày. Bởi vì, vitamin K là yếu tố cần thiết đối với 4 trong 12 loại protein cần cho quá trình đông máu, giảm xuất huyết dạ dày.
  • Acid folic: Acid folic là hoạt chất quan trọng trong việc hình thành tế bào mới, chống lại gốc tự do. Nhờ đó giảm các phản ứng sưng viêm, hỗ trợ phục hồi tế bào niêm mạc dạ dày.
  • Kẽm: Kẽm đóng vai trò tạo enzym, tăng tổng hợp protein và tăng sinh tế bào. Vì vậy bổ sung đủ kẽm sẽ hỗ trợ các vết thương ở dạ dày người bệnh nhanh lành, tránh xuất huyết.
Kẽm giúp tạo enzym, tăng tổng hợp protein và tăng sinh tế bào, giúp vết loét nhanh lành, tránh xuất huyết

Kẽm giúp tạo enzym, tăng tổng hợp protein và tăng sinh tế bào, giúp vết loét nhanh lành, tránh xuất huyết

2.4 Ngăn ngừa nguy cơ ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là tình trạng tăng sinh quá mức của các tế bào ung thư, dẫn đến hình thành các khối u trên thành dạ dày. Đây là một bệnh nguy hiểm và có thể được hỗ trợ phòng tránh nhờ một số dưỡng chất quý trong nho như:

  • Polyphenol: Polyphenol là chất chống oxy hóa trong thực vật, có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương của gốc tự do và kìm hãm sự tăng sinh của tế bào ung thư. Từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Resveratrol: Hợp chất này có nhiều trong vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho đỏ, có công dụng chống oxy hóa rất mạnh. Nhờ đó giúp nhanh chóng phục hồi tổn thương dạ dày, trung hòa các gốc tự do và ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển.
Resveratrol là chất oxy hóa quý, tồn tại nhiều trong vỏ nho đỏ, giúp chống ung thư dạ dày hiệu quả

Resveratrol là chất oxy hóa quý, tồn tại nhiều trong vỏ nho đỏ, giúp chống ung thư dạ dày hiệu quả

2.5 Giảm stress

Trong 100g quả nho chứa đến 191mg kali, có tác dụng cân bằng điện giải, hỗ trợ dẫn truyền thần kinh và cơ bắp. Do đó, bổ sung đầy đủ kali sẽ giúp các tín hiệu thần kinh thông thuận hơn, giúp giảm stress – một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày mạn tính.

Nho chứa nhiều kali, giúp hệ thần kinh người bệnh hoạt động tốt hơn, giảm stress, tránh đau dạ dày.

Nho chứa nhiều kali, giúp hệ thần kinh người bệnh hoạt động tốt hơn, giảm stress, tránh đau dạ dày.

Từ những thông tin đã nêu cho thấy, người bệnh nên ăn nho thường xuyên để nhận được những lợi ích tốt cho dạ dày. Tuy nhiên cần ăn nho đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Hướng dẫn ăn nho đúng cách cho người đau dạ dày

Người bệnh cần ăn nho đúng cách để đạt hiệu quả dinh dưỡng cao nhất, dưới đây là một số lưu ý khi ăn, lựa chọn nho và các chế phẩm từ nho.

3.1 Lưu ý khi ăn nho cho người đau dạ dày

Khi ăn nho, người bệnh đau dạ dày nên chú ý những điều sau đây:

Thời điểm ăn nho

Người bệnh không nên ăn nho trước khi đi ngủ để tránh đường trong nho gây đầy bụng, khó tiêu,... ảnh hưởng giấc ngủ.

Người bệnh không nên ăn nho trước khi đi ngủ để tránh đường trong nho gây đầy bụng, khó tiêu,… ảnh hưởng giấc ngủ.

Nắm rõ thời điểm nên ăn nho sẽ người bệnh hấp thụ được nhiều dưỡng chất nhất và tránh một số vấn đề sức khỏe mà nho có thể gây ra, dưới đây là một số lưu ý.

  • Ăn sau bữa ăn 30 phút: Người bệnh không nên ăn nho ngay sau bữa ăn vì sẽ gây áp lực lên dạ dày, ảnh hưởng xấu đến các vết thương trên niêm mạc.
  • Không ăn nho khi bụng đói: Quả nho chứa acid hữu cơ, vì vậy ăn nho lúc đói sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày, khi tiếp xúc với vết thương sẽ gây đau và khiến tình trạng loét trầm trọng thêm.
  • Không ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ: Nho chứa nhiều đường, mặc dù chiếm phần lớn là đường đơn dễ tiêu hóa nhưng vẫn dễ dẫn tới đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu,… ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Hàm lượng nho nên ăn

Người bị đau dạ dày chỉ nên ăn tối đa 100g nho/ngày. Bởi vì nho có chứa acid hữu cơ, nếu ăn nhiều hơn thì người bệnh có thể bị đau, ợ chua,…

Cách chọn loại nho

Trong quá trình chín, acid trong trái cây sẽ chuyển thành đường, vì vậy người bệnh nên chọn loại nho chín ngọt để tránh ảnh hưởng xấu của acid. Bên cạnh đó, người bệnh nên mua nho tươi để đảm bảo chất dinh dưỡng không bị oxy hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách mua nho

Người bệnh nên mua nho ở những địa chỉ uy tín, có xuất xứ rõ ràng để tránh nho bị tẩm thuốc hóa học, chất bảo quản,… gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày và sức khỏe người bệnh.

Người bệnh nên mua nho tại các địa chỉ uy tín để tránh nho kém chất lượng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Người bệnh nên mua nho tại các địa chỉ uy tín để tránh nho kém chất lượng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

3.2 Các loại chế phẩm từ nho có thể ăn

Ngoài nho tươi, người bệnh cũng có thể ăn một số chế phẩm làm từ nho khác như nho khô, rượu nho,… bởi vì:

Nho khô

Trong nho khô có chất xơ để giúp nhuận tràng, tránh táo bón. Tuy nhiên, lượng đường trong nho khô vẫn được giữ lại nên người bệnh chỉ nên ăn 10 – 20g/lần để tránh bị đầy hơi, ợ chua,…

Người bệnh chỉ nên ăn nho khô 10 - 20g/lần để tránh đầy hơi, ợ chua,...

Người bệnh chỉ nên ăn nho khô 10 – 20g/lần để tránh đầy hơi, ợ chua,…

Rượu vang nho

Rượu vang được ủ từ nho nên có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống dưới 500ml/tuần, tránh uống quá nhiều vì chất cồn trong rượu sẽ kích thích tăng acid dịch vị, gây hại cho dạ dày.

Rượu vang nho vẫn giữ được các chất chống oxy hóa, một số vitamin, khoáng chất từ nho tươi.

Rượu vang nho vẫn giữ được các chất chống oxy hóa, một số vitamin, khoáng chất từ nho tươi

Nước ép nho

Nước ép nho tốt cho dạ dày vì vẫn giữ được nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên sẽ bị mất chất xơ làm giảm tác dụng nhuận tràng. Người bệnh nên dùng khoảng 100ml/lần để tránh nạp nhiều đường, gây đầy bụng, khó tiêu.

Chế biến nước ép nho sẽ làm mất lượng chất xơ trong nho, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể dùng nếu thích.

Chế biến nước ép nho sẽ làm mất lượng chất xơ trong nho, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể dùng nếu thích

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp 50g nho với một số loại hoa quả chứa ít acid hữu cơ như chuối, dưa hấu,… để bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

Sinh tố nho

Sinh tố nho đảm bảo vẫn giữ được các dưỡng chất trong nho và giúp người bệnh bổ sung protein từ sữa. Mỗi lần chế biến, người bệnh nên sử dụng khoảng 50g nho, 100ml sữa tươi tách béo cùng với một ít đá và chỉ nên uống khoảng 2 – 3 lần/tuần để tránh bị đầy hơi, khó tiêu,…

Người bệnh chỉ nên uống 2 - 3 lần sinh tố nho/tuần để tránh bị đầy hơi, khó tiêu,...

Người bệnh chỉ nên uống 2 – 3 lần sinh tố nho/tuần để tránh bị đầy hơi, khó tiêu,…

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “đau dạ dày ăn nho được không?” là hoàn toàn có thể. Ăn nho sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cần ăn lượng vừa phải và lựa chọn nho tươi, bán tại địa chỉ uy tín để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền? [Chi phí 2024]

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền đang là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi thực hiện dịch vụ này.…

    11 Th12, 2023
    374

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Kiến thức về bệnh, Tiêu hóa

    Đau quặn bụng từng cơn báo hiệu bệnh lý gì? Cách điều trị

    Đau bụng là một triệu chứng thông thường mà hầu hết chúng ta từng trải qua. Tuy nhiên, đau bụng quặn từng cơn có thể…

    16 Th8, 2023
    3.3K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm đại tràng nên ăn gì giúp cải thiện tình trạng bệnh?

    Viêm đại tràng cấp là bệnh lý đường tiêu hóa, gây nên các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi,… ảnh hưởng đến sức khỏe…

    17 Th8, 2023
    1.1K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu uy tín tại Hà Nội?

    Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu cũng là câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều. Ngày nay ung thư đại tràng cũng là…

    15 Th12, 2023
    194

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám