Xét nghiệm tốc độ máu lắng (ESR) có ý nghĩa gì?

Cập nhật 13/06/2023

1.0K

ThS. Phạm Văn Được

Tham vấn y khoa:ThS. Phạm Văn Được

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Xét nghiệm

Xét nghiệm tốc độ máu lắng giúp chẩn đoán sơ bộ nhiều loại bệnh, vậy khi nào thì cần phải làm xét nghiệm và những lưu ý cần biết là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn câu hỏi này ở bài viết dưới đây.

Xét nghiệm tốc độ máu lắng là gì?

Xét nghiệm tốc độ máu lắng là kỹ thuật giúp đo độ lắng của hồng cầu trong máu. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa máu đã chống đông vào trong một cột thẳng đứng, sau đó tiến hành đo chiều cao của huyết tương sau 1 giờ. Xét nghiệm này giúp các bác sĩ chẩn đoán xem tình trạng viêm có đang xảy ra đối với bệnh nhân hay không. Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể gây nên hiện tượng viêm thì chưa thể xác định một cách rõ ràng mà cần kết hợp thêm những xét nghiệm có liên quan.

>>> Xem thêm: Chỉ số acid uric cao bao nhiêu là bi gout?

Xét nghiệm tốc độ máu lắng giúp sàng lọc và chẩn đoán tình trạng viêm.

Xét nghiệm tốc độ máu lắng giúp sàng lọc và chẩn đoán tình trạng viêm.

Ý nghĩa của việc xét nghiệm tốc độ máu lắng

Việc thực hiện xét nghiệm tốc độ máu lắng có rất nhiều ý nghĩa, một trong số đó chính là giúp các bác sĩ sàng lọc sơ bộ và chẩn đoán tình trạng các bệnh lý.

Tốc độ máu lắng thường rất cao trong các trường hợp bệnh nhân mắc viêm phổi, viêm tiết niệu, bị tổn thương hoại tử mô hoặc viêm động mạch thái dương và hội chứng viêm không do nhiễm trùng. Xét nghiệm này cũng được sử dụng để theo dõi tiến trình của bệnh lý đã được xác định như giúp theo dõi tình trạng nhiễm trùng được điều trị bằng kháng sinh hoặc bệnh tự miễn được điều trị bằng corticoid.

Giá trị tốc độ máu lắng giảm dần phản ánh một điều đáng mừng chính là tình trạng bệnh đang được cải thiện và ngược lại. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được chỉ định để theo dõi tình trạng viêm nhiễm và các bệnh lý nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim cấp hoặc sốt thấp cấp. Đối với bệnh đau xơ cơ do thấp, cần thường xuyên theo dõi tốc độ lắng hồng cầu bằng xét nghiệm máu lắng để quyết định liều prednisolon cần sử dụng.

Khi nào cần phải làm xét nghiệm tốc độ máu lắng?

Một câu hỏi đặt ra chính là xét nghiệm tốc độ máu lắng nên thực hiện khi nào. Theo các chuyên gia MEDIPLUS, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm này để tìm đáp án cho việc cơ thể bị sốt không rõ nguyên nhân, chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến viêm xương khớp. Chính vì thế, nếu cơ thể có các biểu hiện đau khớp kéo dài nhưng lại không rõ nguyên nhân, thường xuyên bị căng cứng khớp vào buổi sáng thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám kỹ càng.

Nếu bị đau cứng khớp thì bạn nên làm xét nghiệm tốc độ máu lắng.

Nếu bị đau cứng khớp thì bạn nên làm xét nghiệm tốc độ máu lắng.

Trường hợp tiếp theo cần cân nhắc thực hiện xét nghiệm này chính là người có các vấn đề bất thường liên quan đến hoạt động của đường tiêu hoá như bị đau bụng, tiêu chảy hoặc đi ngoài có máu trong phân. Xét nghiệm tốc độ máu lắng sẽ là một trong các cơ sở để xác định nguyên nhân của những triệu chứng này.

Bên cạnh đó, khi cơ thể bị đau vùng chậu, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân thì người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Thay vào đó, cần phải đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên trong thời gian dài. Nếu không được tiến hành thăm khám kịp thời, bệnh nhân có thể sẽ mắc phải các tình trạng không mong muốn.

Các phương pháp xét nghiệm tốc độ máu lắng

Để đo tốc độ máu lắng, có hai phương pháp chính được sử dụng là phương pháp Westergren và phương pháp Wintrobe.

  • Phương pháp Westergren: Là phương pháp đánh giá có độ tin cậy cao và được áp dụng rộng rãi trong các phòng xét nghiệm. Trong phương pháp này, máu của bệnh nhân sẽ được cho vào ống lắng Westergren-Katz cho đến khi mức máu đạt tới 200 milimet (mm). Sau đó, ống sẽ được lưu trữ theo chiều dọc và giữ nguyên vị trí ở nhiệt độ phòng trong vòng một giờ. Khoảng cách giữa điểm đỉnh của phần hồng cầu lắng đọng sẽ được các kỹ thuật viên đo lại và kết quả  này sẽ cho biết tốc độ lắng hồng cầu của bệnh nhân là có bình thường hay không.
  • Phương pháp Wintrobe: Cũng tương tự như phương pháp Westergren, tuy nhiên ống lắng được sử dụng dài hơn (100 mm) và mỏng hơn. Máu của bệnh nhân sẽ được cho vào ống lắng và lắng đọng trong vòng một giờ, sau đó khoảng cách giữa đỉnh của hỗn hợp máu và đỉnh của phần hồng cầu lắng đọng sẽ được đo. Tuy nhiên, phương pháp Wintrobe có nhược điểm là kém nhạy hơn phương pháp Westergren.

Vậy kết quả của xét nghiệm trong phạm vi nào thì được xem là bình thường?

Theo các chuyên gia MEDIPLUS, tùy theo giới tính, tuổi tác và cơ địa riêng biệt của từng người mà tốc độ máu lắng sẽ có sự khác nhau. Kết quả được xem là bình thường cụ thể như trong bảng dưới đây:

Ở nam giới

Độ tuổi Kết quả xét nghiệm (mm/h)
Dưới 50 tuổi < 15 mm/1h
Trên 50 tuổi < 20mm/1h

Ở nữ giới

Giai đoạn Kết quả xét nghiệm (mm/h)
Dưới 50 tuổi < 20mm/1h
Trên 50 tuổi < 30 mm/1h
Trong các tháng cuối của thai kỳ và sau khi sinh < 50mm/1h
Trong khoảng thời gian hành kinh < 40mm/1h
Tốc độ máu lắng sẽ thay đổi theo từng trường hợp và từng giai đoạn khác nhau.

Tốc độ máu lắng sẽ thay đổi theo từng trường hợp và từng giai đoạn khác nhau.

Nguyên nhân làm tăng chỉ số tốc độ máu lắng có thể là do bệnh nhân bị mắc các bệnh như nhiễm nấm do ký sinh trùng, nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra ( viêm ruột thừa, lao, viêm phổi, viêm xương); hoặc là mắc phải các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ khả năng người bệnh mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim cấp hay các chứng bệnh liên quan đến khối u hình thành trong cơ thể.

Cũng tương tự như trên, khi xét nghiệm này cho ra kết quả thấp hơn bình thường cũng có thể là do người bệnh mắc phải các bệnh lý không mong muốn. Trong số đó có thể kể đến như bị suy tim xung huyết, lượng albumin trong máu bị giảm hoặc cũng có khả năng bệnh nhân bị bệnh ưa chảy máu.

Tuy nhiên, nếu kết quả nhận được có sự sai khác so với giá trị bình thường thì bệnh nhân cũng không cần lo lắng quá. Bởi lẽ việc xét nghiệm trên chỉ giúp sàng lọc các khả năng có thể xảy ra Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm các kỹ thuật và xét nghiệm khác để lý giải nguyên nhân và chẩn đoán chính xác tình trạng của cơ thể, bởi có khả năng đó chỉ là những bất thường tạm thời còn cơ thể vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

Lưu ý khi làm xét nghiệm tốc độ máu lắng

Nghiệm về tốc độ máu lắng cũng vậy, để kết quả thu được là chính xác nhất, người bệnh cần tham khảo một số điều cần lưu ý dưới đây.

Một việc mà mọi người thường hay truyền tai nhau trước khi thực hiện xét nghiệm máu chính là nhịn ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia MEDIPLUS thì điều này là không cần thiết đối với việc thực hiện xét nghiệm tốc độ máu lắng. Bên cạnh đó, người thăm khám cũng được khuyến cáo nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đạm trước khi thực hiện xét nghiệm này, vì nó sẽ làm thay đổi hàm lượng protein trong máu, kết quả sẽ không đảm bảo được tính chính xác.

Một số trường hợp ghi nhận rằng sau khi thực hiện xét nghiệm tốc độ máu lắng thì có nhiều bệnh nhân bị chóng mặt. Tuy nhiên, đây chính là một trong các biểu hiện thường gặp. Lúc này, người bệnh nên nghỉ ngơi tại chỗ và hạn chế vận động mạnh trong khoảng 30 phút thì cơ thể sẽ ổn định trở lại.

Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản liên quan đến xét nghiệm tốc độ máu lắng và các phương pháp thực hiện. Bên cạnh đó là những lưu ý cần thiết để quá trình xét nghiệm diễn ra một cách suôn sẻ. Nếu còn câu hỏi hoặc thắc mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 19003366 để nhận được những tư vấn từ chuyên gia.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Xét nghiệm máu nào không cần nhịn ăn?

    CÓ THẬT SỰ LÀ: Nhất dáng nhì da THỨ BA ĐI XÉT NGHIỆM MÁU PHẢI NHỊN ĂN? Xét nghiệm máu là một trong những xét…

    16 Th6, 2023
    850

    Tham vấn y khoa: ThS. Phạm Văn Được

    Chuyên mục: Xét nghiệm

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám