Bệnh gout có ăn được thịt gà không? Khám phá 5 món ăn bổ dưỡng

Cập nhật 10/05/2023

2.1K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Thịt gà là một trong những loại thực phẩm quen thuộc và dễ chế biến thành nhiều món khác nhau. Các món chế biến từ thịt gà rất dễ ăn, không gây ngán và chứa nhiều dưỡng chất nên thường xuyên có trong thực đơn của các gia đình. Vậy nếu mắc bệnh gout có ăn được thịt gà không, đây là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh, hãy cùng tham khảo những nội dung dưới đây.

Bệnh gout có ăn được thịt gà không?

Thịt gà là loại thực phẩm rất được các mẹ nội trợ ưa chuộng bởi trong đó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Thịt gà khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ cung cấp một lượng lớn protein, đây là thành phần tạo thành cấu trúc của tế bào và sự phát triển toàn diện từ cân nặng, chiều cao đến trí não của mỗi người… Thịt gà giúp bổ sung protein cho cơ thể, tránh tình trạng bị thiếu hụt gây hiện tượng suy dinh dưỡng, làm yếu hệ miễn dịch.

Trong thịt gà có các chất dinh dưỡng như phốt pho và canxi, ngăn ngừa tình trạng loãng xương cùng các bệnh về răng. Nếu ăn thịt gà ở mức độ vừa phải, hợp lý, hệ cơ xương sẽ tránh được các nguy cơ chấn thương do ngoại lực tác động. Ngoài ra, trong thịt gà chứa rất ít chất béo so với thịt lợn hay cá, chính vì thế ít gây áp lực cho hệ tiêu hóa, giúp hỗ trợ dạ dày hoạt động hiệu quả và an toàn, từ đó ngăn chặn được các nguy cơ gây bệnh lý ung thư ruột.

Trong thịt gà có chứa một lượng lớn beta-carotene, retinol, lycopene. Chúng đều bắt nguồn từ vitamin A có tác dụng giúp tăng cường thị lực, hỗ trợ cho đôi mắt khỏe mạnh.

Trong thịt gà có chứa một lượng lớn

Trong thịt gà có chứa một lượng lớn

Thịt gà tuy là loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng vẫn còn là nỗi băn khoăn của nhiều người “Bệnh gout có ăn được thịt gà không”? Theo các chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS, người bị bệnh gout hoàn toàn có thể ăn được thịt gà. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong thịt gà có rất nhiều nhóm chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe: Vitamin B và các khoáng chất, các acid amin, photpho, lưu huỳnh, sắt… Đặc biệt lượng chất Selenium có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gout.

Selenium giúp ngăn chặn quá trình kết tủa acid uric, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm giảm nồng độ acid uric dư thừa trong máu. Chính vì thế, người bị bệnh gout nếu bổ sung thịt gà sẽ rất tốt trong việc hỗ trợ quá trình điều trị, kiểm soát phần nào những cơn đau nhức do gout gây ra.

Thành phần photpho có trong thịt gà kích thích sự bài tiết của thận, qua đó giúp tăng khả năng đào thải axit uric qua việc bài tiết nước tiểu. Ăn thịt gà còn giúp kiểm soát hàm lượng Homocysteine, phòng ngừa biến chứng tim mạch cho người bệnh gout.

Tuy thịt gà chứa lượng đạm dồi dào, nhưng nhân purin lại không quá cao. Chính vì thế, người mắc bệnh gout không cần quá kiêng khem việc ăn thịt gà, nếu ăn với hàm lượng vừa phải, phù hợp với tình trạng bệnh lý  sẽ hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh.

>>> Xem chi tiết: Bệnh gout biến chứng và cách điều trị

người mắc bệnh gout không cần quá kiêng khem việc ăn thịt gà

người mắc bệnh gout không cần quá kiêng khem việc ăn thịt gà

Nguyên tắc khi ăn thịt gà cho người bệnh gout

Để đảm bảo an toàn cho quá trình điều trị bệnh, khi ăn thịt gà người bệnh gout cần chú ý một số nguyên tắc sau:

Người bị gout nên ăn bộ phận nào của thịt gà?

Người bệnh gút có ăn được thịt gà không là thắc mắc của khá nhiều người. Chuyên gia cơ xương khớp MEDIPLUS cho biết, người bệnh gout hoàn toàn có thể ăn được thịt gà, tuy nhiên chỉ ăn các phần thịt trắng (ức gà) bởi đây là phần có tỷ lệ thịt nạc lớn. Hạn chế ăn phần đùi, nội tạng và da gà vì những phần này chứa nhiều nhân purin hơn. Đồng thời, người bệnh nên chế biến gà dưới dạng hấp, luộc thay vì chiên nướng nhiều dầu mỡ và không sử dụng lại phần nước luộc gà vì trong nước luộc gà tồn đọng nhiều chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu hấp thụ lâu dài.

Ngoài ra, cần đảm bảo phần gà được sử dụng phải là gà tươi, không dùng các loại gà đông lạnh vì chất dinh dưỡng bị giảm đi và có thể sản sinh những chất độc, gây hại cho sức khỏe.

Các món ăn từ ức gà rất phù hợp với người bị bệnh gout

Các món ăn từ ức gà rất phù hợp với người bị bệnh gout

Người bị gout nên ăn bao nhiêu thịt gà là đủ?

Chuyên gia MEDIPLUS khuyến cáo, bệnh nhân bị gout nên ăn khoảng 115-170gram thịt gà/ ngày và không nên ăn quá 3 lần/ tuần. Nếu ăn quá nhiều có thể gây dư thừa lượng purin, ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị  bệnh gout.

Người bệnh gout được khuyến cáo là chỉ được phép nạp vào cơ thể dưới 500 mg purin/ ngày. Chính vì thế, người bệnh cần xây dựng cho mình chế độ ăn cân đối, nếu đã bổ sung đủ lượng purin được khuyến cáo từ thịt gà thì không nên ăn thêm các loại thực phẩm khác như thịt bò, thịt lợn.

>> Bạn cũng cần biết: Bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Cách chế biến thịt gà phù hợp với sức khỏe người bị gout

Thịt gà là loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, dễ chế biến và người bị gout hoàn toàn có thể ăn được. Chính vì thế, hãy lưu ngay những cách chế biến thịt gà dành cho người bệnh gout ngay dưới đây để khiến bữa ăn thêm hấp dẫn.

Gà luộc

Nhiều người sẽ nghĩ rằng món gà luộc rất dễ thực hiện thế nhưng thực tế để có món gà luộc ngon thì  cần lưu ý  những bí kíp dưới đây.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 300g ức gà, gừng, muối.

Cách thực hiện:

  • Cho vào một ít muối, một củ gừng đập vừa dập và khoảng 5 cọng hành lá cắt lấy phần đầu củ trắng cho vào nước luộc gà.
  • Đặt nồi lên bếp, cho ức gà và nước vào, canh cho nước ngập hết phần ức gà rồi bỏ thêm một chút muối.
  • Đun gà trên lửa lớn đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại, sau đó tiếp tục nấu trong khoảng 10 phút. Để kiểm tra xem gà đã chín hoàn toàn hay chưa, có thể dùng đũa đâm thử. Nếu gà không ứa ra nước màu đỏ là đã chín đều, tắt bếp và vớt gà ra.
  • Nhúng phần gà vừa vớt ra vào nước lạnh để thịt săn lại, ngoài ra việc này còn giúp phần da trở nên săn chắc, vàng đều. Tiếp theo, tiến hành bỏ gà đã nguội ra đĩa. Cuối cùng, cho thêm vào một chút muối, tiêu và các loại rau thơm ăn kèm để món ăn thơm ngon hơn.
Gà luộc

Gà luộc

Gà hấp hành

Gà hấp hành chính là một món ăn không thể bỏ qua nhờ hương vị thơm ngon và cách nấu lại vô cùng đơn giản.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Phần thịt ức gà khoảng 1 kg
  • Hành lá nguyên cọng, gừng, hành tím, chanh và lá chanh, ớt
  • Gia vị thông dụng: bột nghệ, bột ngọt, đường, tiêu, hạt nêm, muối xay, muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Gà mang đi làm sạch phần lông và ruột, tiếp theo rửa sạch với nước muối. Sau đó, cắt nửa quả chanh chà xát vào phần da gà, tiến hành ngâm trong khoảng 5 phút, sau đó xả lại thật sạch với nước lạnh. Hành tím và gừng thì gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ. Hành lá và lá chanh mang đi rửa sạch, sau đó thái nhỏ.
  • Cho hành tím cùng với nửa muỗng bột nghệ, nửa muỗng cà phê tiêu, nửa muỗng bột ngọt, 1 muỗng hạt nêm, đường và 1/3 muỗng bột canh, gừng băm vào chén và trộn đều lên. Ướp gà với hỗn hợp trên, chà xát để thấm đều gia vị. Cho phần hành tím và gừng vào bụng gà, bỏ thêm 3 đến 5 cọng hành. Ướp gà trong 15 phút.
  • Đặt gà lên đĩa và cho vào nồi, hấp trong lửa vừa 45 phút. Khi hấp được khoảng 40 phút thì trở gà, cho phần hành lá còn lại vào, đậy nắp hấp thêm 5 phút cuối.
  • Cách làm nước chấm: Cho lần lượt 1 muỗng muối hạt, hạt nêm, đường, nửa muỗng tiêu xay và 2 trái ớt vào cối sau đó giã nhuyễn. Tiếp theo, cho vào hỗn hợp trên vài giọt nước cốt chanh, khuấy đều. Cuối cùng, thêm lá chanh đã cắt nhỏ vào là xong.
Món gà hấp hành thơm ngon bổ dưỡng lại rất dễ thực hiện

Món gà hấp hành thơm ngon bổ dưỡng lại rất dễ thực hiện

Gà kho gừng

Gà kho gừng có hương vị đặc trưng của gừng, miếng gà được kho thấm đều gia vị, mặn vừa phải, tính cay nồng của gừng kết hợp với hương vị gà tạo nên một món ăn hoàn hảo.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 500g thịt gà, gừng, tỏi, ớt và gia vị

Cách thực hiện:

  • Thịt gà rửa sạch rồi cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Phần gừng mang đi rửa sạch để loại bỏ cặn bẩn rửa, sau đó gọt vỏ rồi thái thành sợi. Tỏi bỏ vỏ, băm nhuyễn. Ớt cũng mang đi rửa sạch rồi thái lát nhỏ.
  • Cho thịt gà vào tô với bột ngọt, muối, đường, nước mắm, tương ớt, hạt nêm, nước màu. Trộn đều hỗn hợp trên sau đó cho thêm gừng để thịt gà được thơm hơn, ướp gà trong từ 10  đến 15 phút.
  • Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi một ít dầu ăn, sau đó tiến hành cho gừng và tỏi vào, phi đến khi thơm. Sau đó cho phần thịt gà đã ướp vào nồi, đảo đều đến khi săn lại, rồi cho hết toàn bộ phần nước ướp thịt vào.
  • Nấu khoảng 2 phút cho thấm gia vị, sau đó cho một ít nước lọc vào nồi, nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 20 phút. Trong thời gian đó, cần phải liên tục đảo để phần thịt gà được chín đều và thấm gia vị. Khi thịt chín hoàn toàn thì cho vào nồi phần gừng còn lại, có thể điều chỉnh cho thêm ớt và tiêu tùy theo khẩu vị, sau đó tắt bếp.
Món gà kho gừng với hương vị thơm ngon đậm đà rất ngon khi kết hợp với cơm

Món gà kho gừng với hương vị thơm ngon đậm đà rất ngon khi kết hợp với cơm

Gà rang

Gà rang chắc chắn là món ăn mang đến cho bạn những hương vị vô cùng mới lạ và hấp dẫn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Thịt gà khoảng 1.5 kg, 1 ít bột mì, lá chanh, ớt đỏ
  • Gừng củ, hành tím
  • Gia vị thông dụng, dầu ăn và nước mắm

Cách thực hiện:

  • Phần thịt gà mang đi rửa sạch với nước muối, sau đó chặt thành từng miếng vừa ăn rồi chần sơ qua với nước sôi.
  • Ướp thịt gà với hỗn hợp pha bởi 1 muỗng bột nêm cùng 1 muỗng muối và nước mắm, cho thêm lần lượt 1/3 muỗng đường và bột ngọt. Trộn đều để thịt gà thấm gia vị rồi ướp trong khoảng 10 phút.
  • Gừng bỏ vỏ rồi sau đó thái sợi. Hành tím bỏ vỏ và băm nhuyễn. Ớt đỏ và lá chanh cũng tiến hành rửa sạch rồi thái thành sợi nhỏ.
  • Cho vào nồi 5 muỗng dầu ăn, cho phần hành tím đã băm vào rồi phi thơm. Sau đó, rang thịt gà với mức lửa vừa đến khi săn lại, bề mặt xém vàng thì thêm ớt, gừng vào đảo đều. Tiếp đến, đậy nắp khoảng 5-7 phút cho gà vàng giòn thì cho phần lá chanh đã thái sợi vào đảo khoảng 1 đến 2 phút rồi tắt bếp.
Gà rang

Gà rang

Gà xào đậu hũ

Tưởng chừng là một món đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách nấu, hãy tham khảo ngay công thức nấu gà xào tàu hũ ngon dưới đây

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 500gr thịt gà, 3 miếng đậu hũ
  • Hành lá, hành tím, tỏi, ớt, 100ml nước dừa tươi
  • Gia vị thông dụng

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch đùi gà, sau đó chặt thành từng miếng vừa ăn. Đậu hũ cắt thành từng miếng nhỏ. Phần gốc của hành lá thì mang đi đập dập, phần ngọn băm nhuyễn. Hành khô, tỏi, ớt đập dập.
  • Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì cho dầu ăn vào đun sôi dầu rồi cho đậu hũ vào chiên cho đậu chín vàng đều các mặt, sau đó vớt ra để ráo dầu.
  • Cho chảo lên bếp, thêm vào 1 muỗng canh dầu ăn và 1 muỗng canh đường. Dùng muỗng khuấy đều để đường tan. Tiếp tục cho phần gốc hành, hành khô cùng với ớt tỏi đã đập dập vào chảo. Thêm vào 100ml nước dừa, cùng các loại gia vị thông dụng như nước tương, dầu hào, bột ngọt, hạt nêm, khuấy đều.
  • Khi đã nêm nếm cho phần nước sốt vừa ăn thì cho thịt gà vào và đun trong 10 phút. Tiếp tục nấu đến khi gà chín đều rồi cho đậu hũ vào nấu tầm 3 đến 5 phút nữa rồi tắt bếp.
Gà xào đậu hũ

Gà xào đậu hũ

Hy vọng bài viết này đã giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt gà không. Gout là bệnh từ miệng mà ra, chính vì thế người bệnh cần xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện các triệu chứng an toàn, hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline: 1900 3366 hoặc fanpage để nhận được tư vấn từ chuyên gia MEDIPLUS!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Nguyên nhân của tình trạng bị đau cổ tay nhưng không sưng

    Một vấn đề phổ biến mà chúng ta hay gặp phải đó là tình trạng bị đau cổ tay nhưng không sưng. Đôi khi, đau…

    25 Th1, 2024
    168

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Nguyên nhân của bệnh loãng xương: Những điều bạn chưa biết

    Bệnh loãng xương là một bệnh lý xương khớp thường gặp, gây giảm mật độ và sức mạnh của xương, dễ dẫn đến gãy xương.…

    16 Th2, 2024
    137

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đau khớp cổ tay là triệu chứng của bệnh gì?

    Đau khớp cổ tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như quá tải, chấn thương, viêm khớp và các bệnh lý khác. Bài…

    03 Th1, 2024
    209

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu: Bí quyết từ thiên nhiên

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có thực sự hiệu quả? Tràn dịch khớp gối là một bệnh lý thường gặp ở người…

    04 Th3, 2024
    199

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám