Bệnh gout có chữa khỏi được không? 4 cách chữa và 3 lưu ý

Cập nhật 11/10/2024

224

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Các đợt tấn công của bệnh gout thường xuất hiện vào ban đêm, gây sưng và đau nhức dữ dội trong vòng 12-24 giờ, thậm chí việc chạm nhẹ cũng gây đau. Vậy liệu bệnh gout có chữa khỏi được không? Hãy cùng Tổ hợp Y tế Mediplus tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1.  Bệnh gout là gì? Phân loại bệnh gout

Gout là một loại viêm khớp thường gặp, bắt nguồn từ sự rối loạn chuyển hóa purin, gây tăng axit uric trong máu (theo wiki) và dẫn đến việc tích tụ các tinh thể urat tại khớp, gây viêm. Ngoài khớp, các tinh thể urat còn có thể lắng đọng ở thận, tĩnh mạch, động mạch, và mạch máu trong tim, gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như cao huyết áp, loạn nhịp tim, suy tim, tai biến, và đột quỵ. 

Tại Việt Nam, hàng triệu người mắc gout, trong đó 95% là nam giới trung niên. 

Bệnh gout có thể chữa khỏi không còn tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển bệnh. Bệnh gout thường tiến triển qua hai giai đoạn: cấp tính và mạn tính, với từng giai đoạn yêu cầu mục tiêu điều trị khác nhau.

 Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là gì?

Gout cấp tính

Trong giai đoạn này, các tinh thể urat sắc nhọn tích tụ và cọ xát vào màng khớp, gây sưng, đỏ và đau nhức. Các cơn gout cấp có thể bùng phát khi người bệnh căng thẳng, tiêu thụ quá nhiều bia rượu hoặc ăn thực phẩm giàu đạm. Ở giai đoạn này, việc sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm có thể giúp giảm sưng và giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, do nguy cơ tái phát cao, người bệnh cần duy trì kiểm soát tốt nồng độ axit uric trong máu để ngăn ngừa các đợt gout cấp tiếp theo.

Gout mạn tính

Trong giai đoạn này, các hạt Tophi bắt đầu hình thành quanh các khớp, thậm chí có thể xuất hiện trong thận, mô và cơ. Điều trị gout mạn tính đòi hỏi phải kiểm soát nồng độ axit uric trong máu ở mức an toàn (dưới 360 μmol/l (60 mg/l) nếu chưa có hạt Tophi và dưới 320 μmol/l (50 mg/l) khi đã xuất hiện hạt Tophi). Vì vậy, quá trình điều trị cần được duy trì lâu dài và liên tục để đạt hiệu quả kiểm soát bệnh tốt nhất.

Bệnh gout mạn tính

Bệnh gout mạn tính

2. Bệnh gout do đâu? Những ai có nguy cơ bị bệnh?

Bệnh gout xảy ra khi muối urat trong huyết thanh tích tụ quá mức trong cơ thể sau thời gian dài, dẫn đến sự hình thành các tinh thể hình kim tại và xung quanh các khớp. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các khớp ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, đầu gối,… Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout, trong đó nổi bật nhất là 9 yếu tố sau:

  • Giới tính: Khoảng 90-95% người mắc bệnh gout là nam giới, có thể do thói quen ăn nhiều thực phẩm chứa purin, uống rượu bia hoặc do yếu tố di truyền.
  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc gout tăng theo độ tuổi. Nam giới dễ mắc bệnh từ 40-50 tuổi, trong khi nữ giới thường mắc sau khi mãn kinh.
  • Sử dụng rượu bia: Uống rượu bia lâu dài có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu do quá trình sản xuất tăng lên và thận giảm khả năng bài tiết.
  • Béo phì: Người có chỉ số BMI trên 25 có nguy cơ mắc gout cao gấp 5 lần so với người không béo phì.
  • Chế độ ăn uống: Những ai thường xuyên tiêu thụ thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật có nguy cơ cao mắc gout.
 Những ai thường xuyên tiêu thụ thịt đỏ có nguy cơ bị bệnh gout cao

Những ai thường xuyên tiêu thụ thịt đỏ có nguy cơ bị bệnh gout cao

  • Nồng độ axit uric trong máu tăng cao và các rối loạn chuyển hóa khác: Bệnh nhân mắc gout thường có kèm theo các vấn đề như đường huyết cao, rối loạn lipid máu, tăng cholesterol và triglycerid.
  • Yếu tố di truyền: Nguy cơ có thể bắt nguồn từ gen hoặc từ thói quen sinh hoạt, ăn uống trong gia đình.
  • Thuốc: Sử dụng kéo dài một số loại thuốc có thể gây rối loạn tổng hợp hoặc bài tiết acid uric, làm tăng nồng độ trong máu, bao gồm thuốc lợi tiểu (Thiazide, Furosemide), Aspirin, và thuốc chống lao như Pyrazinamid.
  • Các bệnh lý liên quan: Một số bệnh mạn tính như các vấn đề về thận cũng liên quan mật thiết đến gout và tình trạng tăng acid uric máu.

3. Bệnh gout có chữa khỏi được không?

Bệnh gout có nhiều dạng và phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn nặng, cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, khớp sưng to gây khó khăn trong việc vận động, và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc bệnh gout có thể điều trị dứt điểm hay không là mối quan tâm của nhiều người.

Theo các chuyên gia, gout là bệnh liên quan đến quá trình chuyển hóa, khi acid uric không được đào thải hết sẽ tích tụ và gây ra bệnh. Vì vậy, việc chữa trị hoàn toàn bệnh gout là rất khó, hầu như không thể khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và kiểm soát tốt nồng độ axit uric, bệnh có thể không còn là nỗi lo ngại lớn. Người bệnh vẫn có thể sống bình thường mà không phải chịu đựng đau đớn hay bị ảnh hưởng nhiều từ bệnh. Trong số các loại viêm khớp, gout được xem là dễ kiểm soát nhất.

Bệnh gout có chữa khỏi được không?

Bệnh gout có chữa khỏi được không?

Xem thêm: Bệnh gout có hết không? 8 Lưu ý để cải thiện

4. 4 Cách chữa bệnh gout

Để tối ưu hóa hiệu quả điều trị, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau đây:

Thay đổi chế độ ăn uống để điều trị bệnh gout

Đây là một phương pháp điều trị bệnh gout tại nhà hiệu quả và an toàn. Việc duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị gout. Người bệnh nên tránh các thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, cá, và tôm, đồng thời hạn chế rượu bia và đồ uống có cồn.

Nên bổ sung thêm rau xanh và trái cây vào chế độ ăn uống, có thể tiêu thụ trứng và thịt nhưng không quá 150g mỗi ngày. Ngoài ra, cần duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên và uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 – 2,5 lít, tùy vào nhu cầu của từng người).

Xem thêm: Thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout

Sử dụng thảo dược chữa gout

Hiện nay việc sử dụng thảo dược kết hợp trong điều trị gout đang trở thành xu hướng được nhiều chuyên gia khuyến nghị. Một số thảo dược tiêu biểu có thể kể đến như Trạch tả, Hoàng bá, và Nhàu. Không chỉ được sử dụng trong các bài thuốc đông y trị gout, các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã xác nhận công dụng của chúng trong việc giảm đau và hạ nồng độ acid uric trong máu.

  • Trạch tả được chứng minh có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ cơ thể đào thải acid uric, từ đó giảm nguy cơ tái phát cơn gout cấp.
  • Trái nhàu có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase, một yếu tố tham gia vào quá trình tổng hợp acid uric, giúp giảm nồng độ acid uric trong máu và ngăn ngừa sự hình thành tinh thể urat, nguyên nhân gây đau khớp.
  • Hoàng bá có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả, giúp cải thiện các triệu chứng sưng đau ở khớp và giảm thiểu nguy cơ tái phát cơn gout cấp.
Sử dụng thảo dược hoàng bá chữa gout

Sử dụng thảo dược hoàng bá chữa gout

Sử dụng thuốc chữa gout

Hiện nay, có một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng để điều trị bệnh gout, bao gồm:

Thuốc giảm đau và chống viêm

Colchicin là một trong những thuốc được chỉ định để giảm đau và kháng viêm trong giai đoạn cấp của bệnh gout, với liều khuyến cáo là 1mg/ngày. Thuốc nên được sử dụng càng sớm càng tốt, lý tưởng là trong 12 giờ đầu khi cơn đau bắt đầu. Ngoài ra, có thể phối hợp Colchicin với thuốc giảm đau kháng viêm không steroid nếu không có chống chỉ định. Nếu người bệnh không phản ứng với hai loại thuốc này, bác sĩ có thể xem xét việc sử dụng corticoid. Tuy nhiên, corticoid chỉ nên được dùng trong thời gian ngắn và với liều lượng rất hạn chế.

Thuốc hạ acid uric trong máu

Allopurinol là thuốc đầu tiên được bác sĩ chỉ định để giảm nồng độ acid uric trong máu. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, sốt, đau đầu, hoặc gây dị ứng nặng trên da. Do đó, trước khi sử dụng Allopurinol, người bệnh nên làm xét nghiệm gen để loại trừ nguy cơ dị ứng. Nếu có gen dễ bị dị ứng với thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc khác an toàn hơn. 

Ngoài ra nhóm thuốc tăng cường thải acid uric như Probenecid và Lesinurad cũng là lựa chọn thứ hai để hạ acid uric trong máu. Những loại thuốc này có khả năng tăng đào thải acid uric qua thận, vì vậy cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có sỏi thận và áp dụng các biện pháp kiềm hóa nước tiểu.

Sử dụng thuốc Allopurinol hạ acid uric trong máu

Sử dụng thuốc Allopurinol hạ acid uric trong máu

Tất cả các thuốc điều trị gout đều có thể kèm theo tác dụng phụ, do đó người bệnh cần thảo luận với bác sĩ về các vấn đề sau trước khi bắt đầu điều trị:

  • Có thể xuất hiện tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc.
  • Người bệnh có thuộc nhóm chống chỉ định khi sử dụng thuốc hay không.
  • Hướng dẫn sử dụng thuốc sao cho hiệu quả cao, bao gồm thời gian và liều lượng dùng.

Phẫu thuật

Nếu không được điều trị hoặc kiểm soát đúng cách, bệnh gout có thể tiến triển thành giai đoạn mãn tính tophaceous trong khoảng 10 năm, dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng và khả năng tàn tật.

Các tinh thể acid uric có khả năng tích tụ và hình thành những hạt lớn có kích thước lên tới vài cm, được gọi là hạt Tophi. Phẫu thuật thường được chỉ định để loại bỏ những hạt này trong các trường hợp sau:

  • Nốt Tophi bị bội nhiễm.
  • Xuất hiện triệu chứng viêm và loét khớp nghiêm trọng mà các loại thuốc không mang lại hiệu quả đáng kể.
  • Nốt Tophi lớn gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Chi phí phẫu thuật sẽ dao động tùy thuộc vào mức độ tổn thương và loại phẫu thuật cũng như khớp cần được điều trị.

5. 3 Lưu ý cho người bệnh gout trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày 

Bệnh nhân có triệu chứng của bệnh gout nên lưu ý không chỉ về việc dùng thuốc mà còn cả thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Dưới đây là một vài điều cần lưu ý cho người bệnh gout trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày :

Chế độ dinh dưỡng

Bạn đang băn khoăn không biết bệnh gút có nguy hiểm đến tính mạng không? Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout như nào?  Để tìm ra câu trả lời chính xác về chế độ ăn uống phù hợp và liệu bệnh gout có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không, trước tiên người bệnh cần thiết lập một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.

Một thực đơn hợp lý cho người mắc bệnh gout cần chú trọng đến hai nhóm thực phẩm: những loại nên ăn và những loại nên tránh.

Người bệnh gout nên uống nhiều nước mỗi ngày

Người bệnh gout nên uống nhiều nước mỗi ngày

Thực phẩm nên ăn:

  • Uống đủ nước, có thể bao gồm nước rau, sinh tố trái cây hoặc nước khoáng.
  • Lựa chọn các loại rau có ít purin và tính kiềm như bắp cải, súp lơ, dưa chuột, rau cần, rau muống và khoai tây.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng.
  • Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người mắc bệnh gout nên chú trọng vào việc bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh, và bưởi. 
  • Các thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm cá mòi, cá hồi, đậu nành, hạt lanh, quả óc chó, đậu phụ, cải bruxen, súp lơ, tôm, và bí ngô.
  • Các thực phẩm giàu anthocyanin bao gồm cà tím, quả việt quất, nam việt quất, mận, nho đen, nho, lựu, đào ruột đỏ và anh đào.

Thực phẩm không nên ăn:

  • Người bệnh cần tránh hoàn toàn rượu, bia, cà phê, chè và các chất kích thích, vì chúng có thể gây cản trở quá trình đào thải acid uric khỏi cơ thể.
  • Tránh hải sản và thịt đỏ.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều protein và purin.
  • Người mắc bệnh gout và tiểu đường nên kiêng những thực phẩm giàu purine như cá thu, cá cơm, nội tạng động vật, đậu khô, đậu Hà Lan, thực phẩm đóng hộp, mì ăn liền.
  • Những thực phẩm cần hạn chế do chứa nhiều fructose bao gồm táo, chuối, lê, đồ uống có ga, nước trái cây, nước sốt cà chua đóng chai, thực phẩm đóng hộp, sô cô la và bánh ngọt.

Sinh hoạt khoa học 

Bệnh gout hình thành một phần do lối sống không lành mạnh của người bệnh. Để hỗ trợ việc điều trị bệnh gout, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Luyện tập thể dục thường xuyên: Thực hiện các bài tập phù hợp với sức khỏe của mình để tăng cường sức đề kháng. Tránh tập quá sức và hãy duy trì một chế độ tập luyện điều độ để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Duy trì cân nặng ổn định: Nếu có dấu hiệu thừa cân hoặc béo phì, hãy xây dựng một kế hoạch giảm cân từ từ và kiên trì, không nên áp dụng phương pháp giảm cân đột ngột.
  • Quản lý căng thẳng: Hạn chế stress giúp ổn định quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
  • Kiêng ăn nhậu và bia rượu: Tránh tự do ăn uống theo sở thích và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn để bảo vệ sức khỏe.
Thường xuyên tập thể dục giúp kiểm soát tình trạng bệnh gout hiệu quả

Thường xuyên tập thể dục giúp kiểm soát tình trạng bệnh gout hiệu quả

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh gout, nhưng người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng đau khớp bằng cách duy trì nồng độ acid uric ổn định trong máu. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và nhận phương pháp điều trị thích hợp, nhằm ngăn ngừa bệnh phát triển nặng.

Hy vọng thông tin từ Tổ hợp Y tế Mediplus đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh gout có chữa khỏi được không. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn đặt lịch khám với bác sĩ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.3366 để nhận được sự hỗ trợ chi tiết!

**Lưu ý: Bài viết  không thay thế cho khám, điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ C3 C4: 6 nguyên nhân, 5 Cách chữa

    Các triệu chứng hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ c3 c4 thường gặp gây ra sự đau đớn cho bệnh nhân và làm tăng…

    11 Th10, 2024
    131

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Tại sao đau nhức cánh tay về đêm? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Đau nhức cánh tay về đêm là tình trạng phổ biến, xảy ra ở cả người trẻ và người lớn tuổi, có thể do nhiều…

    03 Th1, 2024
    3.4K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Nguyên nhân của tình trạng bị đau cổ tay nhưng không sưng

    Một vấn đề phổ biến mà chúng ta hay gặp phải đó là tình trạng bị đau cổ tay nhưng không sưng. Đôi khi, đau…

    25 Th1, 2024
    664

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Hội chứng cổ vai cánh tay: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

    Hội chứng cổ vai cánh tay là một nhóm những triệu chứng lâm sàng xảy ra do các bệnh lý ở vùng cột sống cổ…

    03 Th1, 2024
    853

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám