Khô khớp gối: Bệnh do đâu, triệu chứng và cách điều trị

Cập nhật 10/05/2023

876

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Khô khớp gối, khớp gối bị thiếu chất nhờn việc vận động đi lại bị khó khăn tình trạng ngày càng phổ biến, không chỉ ở người già mà còn xuất hiện ở những người trẻ. Ban đầu, tình trạng này không ảnh hưởng nhiều khiến nhiều người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, khô khớp gối có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Khô khớp gối là như thế nào?

Khô khớp gối là tình trạng giảm tiết hoặc không thể tiết ra các dịch nhầy khiến cho khớp không đủ dịch bôi trơn, từ đó làm khớp co cứng, khó duỗi, khó vận động, khi vận động phát ra tiếng kêu lạo xạo. Dịch nhầy ít còn gây sưng, đau nhức khớp gối, đem lại cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh, khô khớp gối có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên.

Số lượng bệnh nhân khô khớp gối ngày càng tăng

Số lượng bệnh nhân khô khớp gối ngày càng tăng

Ban đầu các triệu chứng khô khớp gối xuất hiện nhẹ, càng lâu càng nặng dần, các triệu chứng cũng có thể trở nên nặng hơn do thay đổi thời tiết. Một số dấu hiệu để nhận biết khô khớp gối như:

  • Tình trạng khô khớp gối thường xuất hiện triệu chứng như đau vùng đầu gối. Ban đầu tình trạng này xuất hiện nhẹ, về sau tăng dần. Cơn đau có thể tự hết, nhưng sau đó lại quay trở lại. Ngoài ra cơn đau cũng tăng lên khi vận động mạnh hay đột ngột.
  • Cứng khớp: Ít dịch khớp khiến cho khớp căng cứng, làm cho người bệnh khó khăn khi vận động, nhất là vào buổi sáng. Ban đầu nhẹ, sau đó ngày càng nghiêm trọng, làm cho đầu gối khó co duỗi.
  • Một triệu chứng dễ nhận biết của khô khớp gối chính là phát ra tiếng kêu lạo xạo, lục cục, răng rắc, lộp cộp. Càng lâu dần tiếng kêu càng to, tần suất xuất hiện càng nhiều.
  • Khớp lỏng lẻo, chịu lực kém.
  • Ngoài ra ở một số bệnh nhân để nặng còn sẽ xuất hiện: sưng khớp, viêm, nóng, đỏ khớp.

Nguyên nhân khô khớp gối hay gặp phải

Khô khớp gối  không chỉ xuất hiện do thoái hóa ở người già, mà còn xuất hiện ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân có thể do:

Tổn thương sụn khớp

Sụn khớp là thành phần quan trọng để duy trì bộ xương chắc khỏe. Nó được ví như một lớp đệm giúp bảo vệ khớp, giúp khớp hoạt động trơn tru hơn. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân nào đó như: thoái hóa sụn do tuổi tác, vận động sai tư thế hoặc quá sức, tăng cân quá nhanh,… khiến cho sụn chịu áp lực quá lớn hoặc bị mòn. Khi sụn khớp bị tổn thương làm cho khớp mất đi lớp đệm, xương không được bảo vệ, cọ xát vào nhau khiến 2 đầu xương va chạm làm phát ra các tiếng kêu lạo xạo, gây đau, cứng khớp, khó vận động.

Tổn thương sụn là nguyên nhân khô khớp gối

Tổn thương sụn là nguyên nhân khô khớp gối

Tổn thương xương dưới sụn

Xương dưới sụn là phần xương nằm ngay dưới lớp sụn khớp có tác dụng. Chúng giúp lớp sụn giảm sốc, cung cấp dinh dưỡng cho lớp sụn và hỗ trợ giúp cho quá trình chuyển hóa của sụn. Khi lớp xương dưới sụn bị tổn thương, sụn sẽ bị mất đi điểm tựa và một phần cung cấp năng lượng.

Ngoài ra các chuyên gia cũng nhận định nguyên nhân thoái hóa bắt đầu từ xương dưới khớp và sụn khớp. Theo nghiên cứu cho thấy, khi quá trình lão hóa xảy ra hay dưới các tác động cơ học tiêu cực thì xương dưới sụn và sụn khớp tổn thương đồng thời.

Lúc này lớp sụn bắt đầu biến dạng và mỏng đi và xương dưới khớp cũng thay đổi cấu trục, xuất hiện các vết nứt. Như vậy nếu xương dưới sụn khớp bị tổn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây khô khớp.

Giảm tiết dịch khớp

Nguyên nhân giảm tiết dịch khớp có thể do thoái hóa vì tuổi tác, hay chế độ ăn uống thiếu vitamin, khoáng chất cũng như các chất cần thiết khiến cho bao khớp không sản xuất đủ dịch. Ngoài ra thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, lạm dụng các chất kích thích, rượu bia,… cũng đang là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.

Dịch khớp có tác dụng bôi trơn và giảm sóc cho khớp khi vận động. Khi giảm tiết hay không tiết dịch khớp, sẽ làm cho tăng ma sát lên bề mặt sụn, khiến xương và sụn bị tổn thương, khó vận động dẫn đến khô khớp gối. Quá trình lão hóa hay tổn thương của xương cùng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu lành mạnh, dẫn đến tình trạng giảm tiết dịch nhầy.

Bị khô khớp có nguy hiểm gì không?

Một số người chủ quan rằng khô khớp gối không hề nguy hiểm mà chỉ gây khó khăn trong quá trình vận động và chủ quan rằng tình trạng này không có gì nguy hiểm.Tuy nhiên khô khớp có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:

  • Ban đầu khô dịch khớp gây hạn chế vận động của khớp, các hoạt động liên quan đến đầu gối như đi đứng, chạy nhảy, leo cầu thang. đứng lên, ngồi xuống,..
  • Đau nhức khớp kéo dài gây khó chịu cho bệnh nhân khô khớp gối, nhất là khi trái gió trở trời. Cơn đau dai dẳng và kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của con người
  • Đặc biệt, khô dịch khớp có thể dẫn đến biến dạng khớp, teo cơ. Khi bệnh nhân bị khô khớp nặng là cơ quanh khớp có thể bị teo lại, đầu gối biến dạng, cong queo khiến khó di chuyển và dễ vấp té.
  • Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của hồ dịch khớp đó chính là liệt khớp. Khi các khớp trở nên khô, cứng có thể dẫn đến liệt suốt đời

Khớp gối bị khô thiếu chất nhờn điều trị thế nào?

Khô khớp gối là bệnh lý phổ biến, bệnh nên sớm được điều trị, bổ sung các chất kịp thời tránh các biến có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sức khỏe. Phác đồ điều trị thường bao gồm:

Sử dụng thuốc giảm đau: Cảm giác đau đớn luôn gây khó chịu cho bệnh nhân, vì vậy trong phác đồ điều trị sẽ thường có thuốc giảm đau. Qua thăm khám, Bác sĩ áp dụng một số loại thuốc như acetaminophen, paracetamol hoặc các chế phẩm của paracetamol với cafein,codein,… Các thuốc giảm đau NSAID như aspirin, ibuprofen, diclofenac,… cũng thường được phối hợp trong phác đồ điều trị khô khớp gối.

Tiêm chất nhờn (hay axit hyaluronic) vào khớp: Axit hyaluronic có tính nhớt và đàn hồi, nên có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát, bảo vệ khớp, bổ sung dịch cho khớp giúp ổ khớp hoạt động trơn tru, nuôi dưỡng sụn khớp và giảm đau. Hiện nay, phương pháp tiêm chất nhờn đang được sử dụng khá rộng rãi. Mặc dù mang lại hiệu quả  tốt và an toàn nhưng không thể điều trị tận gốc, nên sau 2-3 tháng bệnh nhân có thể đau trở lại.

Một trong những phương pháp điều trị khô khớp gối là tiêm chất nhờn

Một trong những phương pháp điều trị khô khớp gối là tiêm chất nhờn

Bổ sung các chất nuôi dưỡng khớp như: glucosamine, chondroitin, collagen type II,… Các chất này được bổ sung theo cả đường uống, và cả đường tiêm, giúp tăng tái tạo sụn, phục hồi các tổ chức bị tổn thương và bôi trơn ổ khớp.

Vật lý trị liệu: Thường được kết hợp với việc dùng thuốc, giúp quá trình phục hồi của người bệnh nhanh hơn. Việc thực hiện vật lý trị liệu giúp giảm đau nhức, giảm sưng viêm và phòng ngừa các biến chứng. Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, nhiệt trị liệu,… thường được áp dụng tại các trung tâm y tế.

Một số câu hỏi liên quan vấn đề bị khô khớp gối

Để nâng cao hiệu quả điều trị, bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để các tổn thương phục hồi nhanh hơn.

Khô khớp gối nên ăn gì không nên ăn gì?

Trong quá trình điều trị khô dịch khớp gối, bệnh nhân nên ăn các thực phẩm giàu acid béo omega 3, vì đây là chất hạn chế sự tăng lên của cytokine và các enzyme phá hủy lớp sụn, ngoài ra chúng cũng có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Cụ thể:

  • Hải sản: Các loài cá, tôm, cua chứa một lượng lớn axit béo Omega 3 có tác dụng chống viêm, giảm đau, giúp xương chắc khỏe nên ăn ít nhất 3 đến 4 lần trong 1 tuần để hỗ trợ xương khớp chắc khỏe.
  • Rau củ, trái cây: Các loại rau xanh như súp lơ, đậu hà lan, rau ngót, cần tây, rau mồng tơi… có tác dụng bổ sung chất nhờn, ngăn ngừa bệnh loãng xương. Các gia vị như gừng, tỏi cũng có tác dụng giảm đau nhức do tăng cường nội tiết tố estrogen. Trái cây như chuối, kiwi, dâu tằm cũng rất tốt cho xương, tăng tiết dịch ở các bệnh nhân khô khớp gối.
  • Ngũ cốc, sữa: sữa và ngũ cốc chứa một lượng lớn canxi, các khoáng chất và các vitamin cần thiết cho sự phát triển của xương, giúp xương chắc khỏe và dẻo dai hơn.

Khô khớp gối có nên tập thể dục không?

Việc tập thể dục giúp sụn khớp được nhận đủ chất dinh dưỡng, tăng kích thích dịch nhầy. Chính vì thế, tập thể dục thể thao một cách điều độ, đúng cách rất tốt cho bệnh nhân khô khớp gối, đặc biệt là người lười vận động. Các môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… giúp xương khớp dẻo dai hơn. Tuy nhiên trong quá trình vận động cần chú ý không vận động mạnh sẽ làm tăng áp lực khiến các khớp dễ bị tổn thương hơn.

Khô khớp gối là bệnh lý phổ biến, tuy nhiên nhiều người vẫn chủ quan về bệnh gây nhiều khó khăn trong việc điều trị khi để tiến triển lâu ngày. Cần hiểu rõ hơn về bệnh và các dấu hiệu của bệnh nguyên nhân do đâu để có biện pháp cải thiện kịp thời. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 3366 để được giải đáp sớm nhất!
*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Đánh giá bài viết

      TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

      Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



      Bài viết liên quan

      Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách phòng ngừa

      Loãng xương là tình trạng xương bị suy yếu, giảm mật độ xương, khiến xương trở nên giòn, dễ gãy. Bệnh loãng xương là một…

      30 Th1, 2024
      177

      Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

      Đo mật độ xương: Những lưu ý quan trọng sau khi thực hiện

      Bạn có biết rằng xương của bạn cũng cần được kiểm tra định kỳ như tim mạch, huyết áp hay đường huyết? Đo mật độ…

      28 Th2, 2024
      124

      Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

      Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh: Bạn có thể làm gì để bảo vệ xương khớp?

      Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là tình trạng xương bị yếu và dễ gãy. Tình trạng loãng xương ở phụ nữ thường xảy…

      31 Th1, 2024
      177

      Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

      Hiểu rõ về loãng xương ở trẻ em và cách phòng ngừa

      Loãng xương ở trẻ em là một tình trạng xương yếu, dễ gãy, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé. Bài viết…

      01 Th2, 2024
      157

      Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám