Cách điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả tại nhà

Cập nhật 10/05/2023

1.0K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Theo thống kê của Hội Cơ xương khớp Việt Nam, hiện có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp. Bệnh thường diễn tiến âm thầm cho đến khi xuất hiện những cơn đau khớp, nhức khớp âm ỉ kéo dài, thậm chí là gãy xương thì mới được phát hiện. Tầm soát, phát hiện và điều trị các bệnh xương khớp sớm để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh đau nhức xương khớp là do đâu?

Đau nhức xương khớp là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng, không chỉ gây đau nhức tê bì ảnh hưởng tới việc vận động di chuyển mà còn có nguy cơ biến chứng. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

Thoái hóa khớp

Người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp. Người bị thoái hóa khớp thường có triệu chứng đau nhức khớp thường xuyên, đi lại, vận động khó khăn. Các vị trí khớp gối, khớp bàn tay, cổ chân, cột sống lưng,… là những vị trí dễ bị thoái hóa nhất.

Nhiễm trùng khớp

Nhiễm trùng khớp là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp do các vi khuẩn xâm nhập vào bên trong khớp gây sưng, nóng, đỏ, đau. Tình trạng này có thể xảy ra do vi trùng từ bộ phận khác di chuyển theo dòng máu đến gây viêm nhiễm tại khớp. Bệnh gây đau âm ỉ tại khớp, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển gây ra những biến chứng khôn lường.

Chấn thương

Các chấn thương do sai khớp, gãy xương, tổn thương dây chằng,… trong lao động, tai nạn, tập luyện không đúng cách có thể gây tổn thương các khớp. Người bệnh có cảm giác đau nhức nghiêm trọng, hạn chế khả năng vận động, thậm chí có thể gây tổn thương vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh Gout

Bệnh có thể xảy ra ở cả hai giới, phổ biến ở nữ sau độ tuổi mãn kinh và ở nam giới khi bước vào độ tuổi trung niên. Bên cạnh những cơn đau nhức xương khớp dữ dội, bệnh Gout có thể dẫn đến sưng khớp, nóng và đỏ khớp.

>>> Xem thêm: Bị bệnh gout nên ăn gì kiêng ăn gì?

Bệnh Gout gây nên những cơn đau khớp trầm trọng và dữ dội

Bệnh Gout gây nên những cơn đau khớp trầm trọng và dữ dội

Viêm khớp tự miễn

Một số tình trạng viêm khớp do bệnh tự miễn có thể kể đến như:

  • Viêm khớp dạng thấp: Cơn đau nhức khớp thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, đặc biệt thời tiết chuyển lạnh. Người bệnh có biểu hiện đau nhức, đơ cứng các khớp cổ tay, bàn tay và đầu gối.
  • Lupus ban đỏ: Bệnh không chỉ gây đau cứng khớp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Ngoài đau nhức khớp, người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như: rụng tóc, sụt cân, sốt nhẹ,…
  • Viêm cột sống dính khớp: Đây là bệnh xương khớp mãn tính, biểu hiện bằng những cơn đau khớp ở vùng chậu, khớp háng và khu vực cột sống ở thắt lưng.

Thiếu vitamin D và Canxi

Đây là hai yếu tố cần thiết đóng vai trò chính trong hoạt động của các khớp, cơ, xương. Thiếu vitamin D và Canxi sẽ dẫn đến các vấn đề về xương, nhất là tình trạng đau nhức xương, mất xương, xương yếu và giòn hơn.

Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

Ở giai đoạn này, nồng độ estrogen suy giảm nghiêm trọng do buồng trứng bắt đầu suy yếu. Lượng estrogen sản xuất ra không đủ để bổ sung và duy trì độ chắc khỏe của xương, gây đau nhức xương khớp, tê bì tay chân,… Cơn đau khớp thường không xảy ra liên tục và không có vị trí cụ thể, đôi khi có thể gặp tình trạng nhức mỏi toàn thân. Nồng độ estrogen giảm khiến phụ nữ có nguy cơ đối mặt với tình trạng đau nhức xương khớp.

Gợi ý các cách điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả

Bên cạnh việc khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể chữa bệnh xương khớp thông qua các biện pháp dưới đây. Những phương pháp này đều rất dễ thực hiện, kích thích lưu thông máu, giảm đau khớp an toàn, nhanh chóng, hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Sử dụng liệu pháp chườm nóng/lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh là hai phương pháp đơn giản giúp tăng cường lưu thông máu và giảm đau cho khớp. Thông thường, người bệnh nên tiến hành chườm nóng trước bằng khăn mềm, sau đó mới bắt đầu chườm lạnh.

Đối với chườm nóng

Người bệnh có thể chườm nóng bằng khăn mềm, túi chườm nóng hoặc thiết bị sưởi ấm (chăn điện) để giảm viêm và cứng khớp vào ban đêm. Bên cạnh đó, tắm nước nóng hoặc xông hơi cũng là giải pháp hiệu quả giúp các cơ được thư giãn, cải thiện tinh thần và tình trạng đau nhức.

Khi chườm nóng, người bệnh cần chú ý điều chỉnh nhiệt lượng phù hợp để tránh bị bỏng. Đồng thời, không nên chườm nóng trong khi ngủ hoặc chườm quá 20 phút.

Đối với chườm lạnh

Tình trạng tổn thương mô sụn khiến khớp bị đau, sưng đỏ và vận động khó khăn. Lúc này, chườm lạnh sẽ là giải pháp hiệu quả giúp giảm nhanh cơn đau. Người bệnh có thể dùng đá lạnh hoặc khăn lạnh đều được.

Không nên chườm lạnh trực tiếp vào nơi tổn thương vì có thể gây bỏng lạnh. Thay vào đó, người bệnh cho đá vào bên trong khăn mềm hoặc túi chườm để chườm lên vị trí tổn thương. Cần chú ý không nên chườm lạnh quá lâu hoặc nhiệt độ quá lạnh tại các khu vực máu lưu thông kém.

Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau xương khớp hiệu quả

Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau xương khớp hiệu quả

Châm cứu

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh xương khớp phổ biến và hiệu quả theo quan niệm y học cổ truyền. Châm cứu giúp khai thông huyết mạch, giảm các cơn đau khớp một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc.

Còn theo y học hiện đại, châm cứu giúp giải phóng Endorphin (hormon hạnh phúc), tăng cường lưu thông máu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hiện nay, châm cứu là phương pháp được các bác sĩ chỉ định kết hợp với nhiều phác đồ điều trị xương khớp khác nhau nhằm cải thiện tình trạng bệnh và đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Châm cứu giúp tăng cường lưu thông máu tại các khớp

Châm cứu giúp tăng cường lưu thông máu tại các khớp

Vận động thể thao thường xuyên

Người bệnh xương khớp mạn tính nên rèn luyện thói quen vận động tối đa 30 phút mỗi ngày để duy trì tính ổn định và linh hoạt của các khớp, tăng cường sức bền và dẻo dai của nhóm cơ quanh khớp.

Các bài tập nên ở cường độ thấp như đi dạo, đạp xe, bơi lội, thể thao dưới nước,… Người bệnh cần chú ý không nên tập luyện quá sức để tránh gây mệt mỏi và khiến tình trạng đau nhức khớp thêm trầm trọng hơn.

Tập yoga để cải thiện bệnh đau xương khớp

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, tập yoga thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp, giảm nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, một nghiên ứu khác cũng cho thấy tập yoga giúp làm giảm nồng độ cortisol – hormon gây căng thẳng và stress cho cơ thể, duy trì lượng Canxi trong xương. Nhờ đó, các cơn đau mỏi xương khớp trở nên thuyên giảm hơn.

Ngoài ra, nhiều tư thế trong yoga đòi hỏi người bệnh phải nâng toàn bộ cơ thể lên cao. Điều này giúp khung xương được rèn luyện để trở nên dẻo dai, khỏe mạnh và cứng chắc. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cần lựa chọn các bài tập phù hợp, tránh các động tác khó và tạo áp lực lên khớp.

Vật lý trị liệu chữa bệnh xương khớp

Vật lý trị liệu là một phần của y học phục hồi chức năng, có vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi hoạt động các khớp, làm dịu cơn đau và tăng cường khả năng vận động của cơ thể. Có 2 hình thức vật lý trị liệu hiện nay là chủ động và bị động.

  • Vật lý trị liệu chủ động: Gồm những bài tập được thiết kế riêng như bài tập giãn cơ, bài tập dụng cụ hoặc bài tập dưới nước. Các nhóm bài tập này giúp chữa bệnh xương khớp thông qua việc thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện nhóm cơ bị yếu.
  • Vật lý trị liệu bị động: Sử dụng các thiết bị hiện đại như tia laser, sóng xung kích, máy giảm áp,…tác động lên vùng khớp bị tổn thương để chữa bệnh xương khớp cấp và mãn tính, bệnh thoái hóa cột sống – thoát vị đĩa đệm,…
Vật lý trị liệu giúp phục hồi hoạt động khớp và làm dịu cơn đau

Vật lý trị liệu giúp phục hồi hoạt động khớp và làm dịu cơn đau

Tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh xương khớp. Một khẩu phần ăn được bổ sung nhiều Canxi, vitamin D và glucosamine giúp tăng mật độ xương, phòng ngừa nguy cơ thoái hóa khớp.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp thêm các loại rau xanh và trái cây giàu chất chống oxy hóa như việt quất, rau mâm xôi, khoai lang, cà rốt, cải xoăn,… để loại bỏ các gốc tự do, cải thiện tình trạng viêm sưng.

Cần tránh các loại thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn chiên rán, thịt đỏ,… Nên uống nhiều nước mỗi ngày để ngăn ngừa phá hủy mô sụn – biến chứng nguy hiểm của tình trạng đau khớp kéo dài.

Chú trọng bổ sung trái cây, rau xanh và uống nhiều nước

Chú trọng bổ sung trái cây, rau xanh và uống nhiều nước

Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic)

Trị liệu Thần kinh cột sống là phương pháp điều trị cơ xương khớp bảo tồn không xâm lấn dựa trên cơ chế hoạt động của hệ thần kinh và cột sống. Chiropractic được ứng dụng nhiều trong điều trị cơ xương khớp tại Mỹ và các nước phát triển. Theo thống kê, có hơn 50 triệu bệnh nhân Mỹ đang áp dụng liệu pháp này, trong đó, khoảng 95% cho phản hồi tích cực về hiệu quả mà nó mang lại.

Bác sĩ sẽ sử dụng hai tay hoặc dụng cụ, máy móc để nắn chỉnh những vị trí sai lệch trong hệ xương khớp và thần kinh, bảo tồn các dây thần kinh đi ngang qua đốt sống một cách chính xác, phục hồi chức năng khớp và kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể. Trị liệu Thần kinh Cột sống tập trung chủ yếu vào cột sống, các khớp xương và sự kết nối của bộ phận này với hệ thần kinh trung ương.

Phương pháp Chiropractic rất an toàn, hiệu quả và phù hợp với nhiều lứa tuổi, kể cả người già và trẻ em. Tuy nhiên, Chiropractic không được khuyên dùng ở những bệnh nhân bị u cột sống, loãng xương hoặc cao huyết áp do tiềm ẩn một số rủi ro.

Chiropractic là giải pháp an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân bị đau xương khớp

Chiropractic là giải pháp an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân bị đau xương khớp

Trên đây là một vài phương pháp giúp điều trị chứng đau nhức xương khớp hiệu quả có thể áp dụng điều trị ngay tại nhà cho người bệnh tham khảo. Tuy nhiên trong quá trình chữa trị, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế, kết hợp với lối sống khoa học và ăn uống điều độ để hồi phục nhanh, ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng.

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 hoặc trực tiếp đến địa chỉ Tổ hợp Y tế MEDIPLUS – 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia đầu ngành!

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Bệnh loãng xương nên ăn gì? Thực phẩm nào tốt cho xương khỏe

    Bệnh loãng xương là một bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi, gây ra hiện tượng xương bị xốp, yếu và dễ gãy. Để…

    28 Th2, 2024
    410

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Hội chứng cổ vai cánh tay: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

    Hội chứng cổ vai cánh tay là một nhóm những triệu chứng lâm sàng xảy ra do các bệnh lý ở vùng cột sống cổ…

    03 Th1, 2024
    620

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đo loãng xương: Phương pháp, chỉ số và ý nghĩa kết quả

    Mọi người thường lầm tưởng rằng những tác động ảnh hưởng đến xương sẽ do các hoạt động mạnh hay tai nạn, té ngã. Nhưng…

    19 Th2, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đau nhức xương khớp tê bì chân tay: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

    Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi. Đặc biệt là khi thời…

    25 Th1, 2024
    596

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám