Hình ảnh bệnh gout và cách phòng tránh bệnh gout 

Cập nhật 31/05/2023

4.9K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Từng được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu” nhưng bệnh Gout hiện nay đã và đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội và có dấu hiệu trẻ hóa. Đây được xem là hệ quả của lối sống hiện đại và ít vận động của con người. Bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh mà còn gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, đời sống và năng lực lao động hàng ngày. Tham khảo các hình ảnh bệnh gout qua từng giai đoạn dưới đây để sớm nhận biết và điều trị kịp thời!

Hiểu về bệnh Gout (gút)

Bệnh gout (còn được gọi là gút hay thống phong) là một dạng viêm khớp vi tinh thể, đặc trưng bằng các đợt viêm khớp hoặc viêm tổ chức cạnh khớp và thường xuyên tái phát. Theo thống kê, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh gout chiếm khoảng 1% dân số và tập trung chủ yếu ở nam giới từ 40 – 60 tuổi. Đặc biệt hơn, 75% số người mắc đang trong độ tuổi lao động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hiệu quả làm việc của người bệnh.

Bệnh gout ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa

Bệnh gout ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa

Bình thường chỉ số acid uric trong máu được duy trì ở mức ổn định: 210 – 420 µmol/l đối với nam và 150 – 350 µmol/l đối với nữ. Nếu cơ thể có bất thường trong chuyển hóa hoặc thải trừ acid uric sẽ khiến nồng độ chất này tăng cao trong máu, dẫn đến bệnh gout. Tinh thể urat dư thừa có cấu trúc sắc, nhọn, cứng, tích tụ tại các khớp, cọ xát vào màng hoạt dịch gây viêm, sưng, đau và hình thành các đợt gout cấp.

Có 2 nhóm nhiều nguyên nhân gây nên bệnh Gout thường gặp, bao gồm:

  • Nguyên nhân nguyên phát (vô căn): Chiếm đa số các trường hợp, thường do di truyền hoặc cơ địa. Người bệnh gout vô căn bị rối loạn tổng hợp purin nội sinh, dẫn đến tăng acid uric quá mức. Bệnh tập trung ở nam giới trên 40 tuổi, có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh.
  • Nguyên nhân thứ phát: Nồng độ acid uric trong máu tăng cao do bệnh lý như đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcoma hạch, đau tủy xương,… hoặc do quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh ác tính (cyclosporine, pyrazinamid, ethambutol, liều thấp aspirine).

Bên cạnh đó, thói quen lạm dụng rượu hoặc chế độ ăn không lành mạnh, ăn quá nhiều thức ăn có chứa purin như gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm,… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến gout.

Hình ảnh bệnh gout qua từng giai đoạn

Gout là bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Các vị trí dễ bị gout tấn công là khớp ngón tay, mắt cá chân, khớp cổ tay, khớp ngón chân, khớp gối, khớp khuỷu tay,… Nhìn chung, bệnh gout được thành 4 giai đoạn tiến triển. Tùy vào từng giai đoạn mà các biểu hiện bệnh cũng có những đặc trưng khác nhau.

Hình ảnh bệnh gút giai đoạn 1: Tăng axit uric

Ở giai đoạn 1, các triệu chứng của bệnh gout còn khá mờ nhạt, không quá rõ ràng để người bệnh nhận biết. Tuy nhiên, lượng acid uric trong máu lúc này có thể đã vượt ngưỡng 6,0 µmol/dL. Điều này có thể phát hiện thông qua xét nghiệm máu khi thăm khám sức khỏe định kỳ.

Do triệu chứng gout ở giai đoạn này không quá rõ ràng, người bệnh ít khi được chỉ định dùng thuốc mà thay vào đó, bác sĩ sẽ đề xuất điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho khoa học và lành mạnh. Bệnh nhân cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin, tránh lạm dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá,… để kiểm soát và đưa chỉ số acid uric về ngưỡng bình thường.

Bệnh gout ở giai đoạn 1 chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu

Bệnh gout ở giai đoạn 1 chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu

Hình ảnh bệnh gút giai đoạn 2: Gút cấp tính

Nếu nồng độ acid uric không được kiểm soát ở giai đoạn 1 và tiếp tục tăng cao, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn gout cấp tính đặc trưng bởi những cơn đau khớp dữ dội. Nguyên nhân là do sự lắng đọng tinh thể acid uric dư thừa khiến các khớp bị sưng, nhức, viêm, nóng và đỏ.

Tại giai đoạn này, hình ảnh bệnh gout tương đối rõ ràng và có thể quan sát bằng mắt thường. Những cơn đau gout thường không kéo dài lâu, chỉ khoảng 3 – 10 ngày. Khoảng cách giữa hai đợt gout cấp thường là vài tháng, thậm chí vài năm. Trường hợp các cơn đau gout diễn ra dồn dập và thường xuyên, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để có phác đồ điều trị kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh tình trạng gout tiến triển sang giai đoạn 3 rất khó điều trị.

Đợt gout cấp tính biểu hiện bằng các khớp sưng, nóng và đỏ

Đợt gout cấp tính biểu hiện bằng các khớp sưng, nóng và đỏ

Hình ảnh bệnh gút giai đoạn 3: Tổn thương Gút cấp tính

Ở giai đoạn này, các cơn đau khớp diễn ra liên tục và thường xuyên hơn. Tinh thể acid uric dư thừa tích tụ trong khớp ngày càng nhiều khiến mức độ cơn đau gia tăng nhanh chóng.

Các cơn đau khớp ngày càng tăng và thường xuyên

Các cơn đau khớp ngày càng tăng và thường xuyên

Hình ảnh bệnh gút giai đoạn 4: Mạn tính

Ở giai đoạn cuối, bệnh gout chuyển sang mãn tính và bắt đầu xuất hiện các biến chứng tại ngón tay, ngón chân, mắt cá chân,… Người bệnh có thể bị biến dạng khớp, hủy hoại sụn khớp và các mô xung quanh khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, các khớp có thể tổn thương vĩnh viễn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh.

Trong giai đoạn này, ở một số bệnh nhân có thể xuất hiện các nốt tophi, là những nốt u sần quanh khớp bị gout. Về bản chất, bên trong các nốt này là chất lỏng dạng mủ, chứa tinh thể urat tích tụ quanh khớp gây bệnh gout. Bình thường, nốt tophi không gây đau đớn. Thế nhưng, do phát triển tại các khớp nên nó có khả năng gây chèn ép, làm biến dạng khớp vĩnh viễn.

Bệnh gout giai đoạn 4 hình thành các nốt tophi và khớp bị biến dạng

Bệnh gout giai đoạn 4 hình thành các nốt tophi và khớp bị biến dạng

Bệnh gout giai đoạn 4 hình thành các nốt tophi và khớp bị biến dạng

Bệnh gout giai đoạn 4 hình thành các nốt tophi và khớp bị biến dạng

Cách phòng tránh bệnh gout sớm

Bệnh gout có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như:

  • Nam giới từ 40 tuổi trở lên: Có đến 80% bệnh nhân gout là nam giới độ tuổi trên 40. Điểm chung của các bệnh nhân này là có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng rượu – bia – thuốc lá, khẩu phần ăn tiêu thụ nhiều đạm động vật.
  • Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh: Ở độ tuổi này, phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ rối loạn nội tiết tố. Đặc biệt, nồng độ estrogen suy giảm nghiêm trọng khiến thận tăng cường bài tiết acid uric ra ngoài.
  • Di truyền: Theo nhiều nghiên cứu, có đến 5 loại gen di truyền liên quan đến bệnh gout. Đó là HGPRT1, Glc6-photphat tại gan và PRPPs1, PRPPs2, PRPPs3 tại tinh hoàn. Do đó, người có gia đình mắc bệnh gout sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này hơn so với người bình thường.
  • Người có thói quen sử dụng rượu, bia, chất kích thích và chế độ ăn nhiều purin cũng làm tăng lượng acid uric trong cơ thể.
  • Người sử dụng thuốc làm tăng nồng độ acid uric trong máu như thuốc lợi tiểu, thuốc chứa thành phần salicylate,…
  • Người thừa cân, béo phì: Lượng chất béo tăng khiến cơ thể thải ra nhiều acid uric hơn bình thường. Bên cạnh đó, các tế bào mỡ sản sinh ra các cytokine gây viêm khiến mức độ viêm khớp cũng nặng hơn.
  • Người mắc bệnh về suy thận, suy gan, tăng huyết áp, đái tháo đường,… khiến việc thải trừ acid uric trở nên khó khăn và tích lũy trong máu, khiến nồng độ chất này tăng cao.

Do đó, để phòng tránh bệnh gout, cần phải xây dựng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học. Nên giảm lượng đạm trong thực đơn và bổ sung nhiều rau xanh, trái cây như ngũ cốc, bí đỏ, các loại hạt,… Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và tăng cường uống 2 – 3 lít nước lọc mỗi ngày để thải trừ acid uric.

Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày luyện tập thể dục thể thao để ổn định cân nặng, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, tập luyện thể thao còn giúp tăng cường lưu thông máu, qua đó ngăn ngừa sự lắng đọng của các tinh thể urat và phòng tránh nguy cơ mắc bệnh gout.

Hiện nay, bệnh gout vẫn chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát triệu chứng thông qua việc duy trì nồng độ acid uric trong máu ở mức ổn định, tránh để bệnh tiến triển sang giai đoạn kế tiếp. Người mắc bệnh gout hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh nếu tuân thủ phác đồ điều trị và thăm khám sức khỏe định kỳ, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Trên đây là một số hình ảnh bệnh gout mà người bệnh có thể tham khảo để nhận biết sớm tình trạng bệnh. Từ đó, chủ động thăm khám để có phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 hoặc nhắn tin trực tiếp tới Fanpage Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia nhanh chóng nhất.

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Triệu chứng loãng xương: Những dấu hiệu cảnh báo bạn không nên bỏ qua

    Bệnh loãng xương là một bệnh lý xương khớp thường gặp, gây giảm mật độ và sức mạnh của xương, dễ dẫn đến gãy xương.…

    16 Th2, 2024
    133

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bệnh loãng xương có chữa được không? Tìm hiểu ngay để bảo vệ sức khỏe xương!

    Bệnh loãng xương có chữa được không? là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh lý có thể gây nguy hiểm…

    20 Th2, 2024
    131

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đau buốt trong xương cánh tay- Nguyên nhân và những vấn đề cần lưu ý

    Đau buốt trong xương cánh tay là một tình trạng phổ biến thường gặp ở người cao tuổi và những người trong độ tuổi lao…

    26 Th12, 2023
    535

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bị đau cánh tay trái, cảnh báo bệnh gì? Mách bạn cách điều trị hiệu quả

    Đau cánh tay trái có thể nguy hiểm nếu là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng và đi kèm một số triệu chứng…

    22 Th1, 2024
    201

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám