Trật khớp háng (hông) gây đau tổn thương khó di chuyển

Cập nhật 24/06/2023

677

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Trật khớp háng là một trong những chấn thương thường gặp ở mọi độ tuổi, do quá trình vận động không đúng cách, chấn thương trong lao động hoặc khi chơi thể thao… gây đau và ảnh hưởng nhiều đến vận động của người bệnh.

1. Trật khớp háng là như thế nào?

Khớp háng là một khớp có hình dạng chỏm cầu, là nơi tiếp giáp giữa xương chậu và xương đùi, kết hợp với hệ thống cấu trúc dây chằng. Nó có thể được miêu tả như vị trí tiếp giáp giữa phần chỏm hình cầu của xương đùi và ổ cối xương chậu. Nhờ vào cấu trúc này, khớp háng có phạm vi hoạt động rộng, tạo sự linh hoạt cho các chuyển động của phần dưới cơ thể. Là loại khớp đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển của con người.

Trật khớp háng làm cho đầu đùi và bầu chậu không khớp với nhau, gây mất ổn định trong di chuyển.

Trật khớp háng làm cho đầu đùi và bầu chậu không khớp với nhau, gây mất ổn định trong di chuyển.

Có thể nói đây là loại khớp tác động nhiều đến quá trình vận động và di chuyển của phần dưới cơ thể nên khi chúng ta hoạt động mạnh hoặc phải chịu một lực tác động lớn lên khớp háng sẽ gây ra tình trạng trật vị trí.

Vấn đề có thể do chịu tác động mạnh, dính chấn thương hoặc do khi di chuyển sai tư thế khiến đầu đùi và bầu chậu không còn khớp chính xác với nhau, gây mất ổn định và dịch chuyển ra khỏi vị trí bình thường của khớp hông. Tình trạng còn thường xảy ra khi có lực tác động mạnh vào khớp hông hoặc khi khớp bị căng thẳng và mất đi tính linh hoạt. Điển hình là các cơn đau thắt lưng, đau ở vùng hông, giảm khả năng di chuyển, vết bầm tím và sưng tại vùng khớp háng.

Phân loại và mức độ trật khớp háng

Trật khớp háng được phân thành 4 loại và 4 cấp độ như sau:

Trật khớp háng kiểu chậu Trật lên trên và ra sau (chiếm khoảng 85%)
Trật khớp háng kiểu mu Trật lên trên và ra trước
Trật khớp háng kiểu ngồi Trật xuống dưới và ra sau
Trật khớp háng kiểu bịt Trật xuống dưới và ra trước
Cấp độ 1 Trật khớp vững chắc, sau khi nắn không còn trật lại
Cấp độ 2 Trật khớp với gãy một phần đầu hoặc ổ cối, nhưng khớp sẽ ổn định sau khi nắn chỉnh
Cấp độ 3 Chấn thương giống cấp độ 2, nhưng khớp không vững và có thể bị trật lại
Cấp độ 4 Trật khớp háng cùng với gãy cổ xương đùi.

2. Các dấu hiệu nhận biết trật khớp háng

Cảm giác đau và khó di chuyển đi lại là những tín hiệu đầu tiên mà người bị trật khớp háng có thể cảm nhận. khả năng di chuyển bị hạn chế và gây ra một cảm giác không thoải mái và khó chịu khi đi lại, ngồi xuống hoặc đứng dậy, và các hoạt động hàng ngày trở nên đau đớn và khó khăn hơn.

Ngoài cảm giác đau, người bị trật khớp háng có thể cảm nhận một sự không ổn định trong khớp, có thể nghe thấy âm thanh bất thường khi di chuyển khớp, hoặc thậm chí có thể thấy một sự di chuyển rõ rệt của xương đùi so với xương chậu. Dưới đây là một số biểu hiện điển hình của bệnh lý để nhận biết:

  • Đau rát, dữ dội tại vùng khớp háng và cả phần chi dưới, gây mất thăng bằng và không thể đứng thẳng.
  • Cơ ở vùng hông trở nên căng cứng và mất cảm giác, dẫn đến khó cử động và không thể di chuyển hai chân.
  • Khi nằm, người bệnh khó nghiêng và có cảm giác nóng ran quanh khớp háng. Di chuyển cũng trở nên khó khăn, đặc biệt là khi thay đổi tư thế hoặc đi vệ sinh.
  • Phần hông và hai chân có thể bị biến dạng hoặc nằm sai vị trí so với bình thường.
  • Người bị trật khớp háng trước có thể bị chân ngắn hơn bình thường.
  • Trật khớp háng sau khiến phần hông và bàn chân xoay vào trong cơ thể.
Khi bị trật khớp háng người bệnh cảm thấy đau vùng khớp, gây mất thăng bằng khi đi lại.

Khi bị trật khớp háng người bệnh cảm thấy đau vùng khớp, gây mất thăng bằng khi đi lại.

3. Nguyên nhân dẫn đến trật khớp háng do đâu?

Việc chịu nhiều áp lực khác nhau lên vùng khớp háng, bên cạnh đó các yếu tố liên quan đến cơ địa, hoạt động và các tổn thương nên nguyên nhân cũng phức tạp. Dưới đây là mô tả về một số nguyên nhân chính gây ra trật khớp háng các chuyên gia cơ xương khớp có chỉ ra:

3.1 Loạn sản xương hông

Loạn sản xương hông là tình trạng khi sụn khớp ở ổ khớp háng trở nên mềm và không còn đủ độ cứng, điều này gây ra hiện tượng bó cứng và hạn chế sự di chuyển tự nhiên của khớp. Nếu không được chữa trị kịp thời, loạn sản xương hông có thể dẫn đến sự phát triển không đúng của khớp, gây ra sự khác biệt về kích thước giữa hai bên, gây đau và trật khớp háng. Loạn sản xương hông có thể là do bẩm sinh hoặc xảy ra sau khi khớp bị tổn thương hoặc do bệnh viêm khớp. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm và cần được chữa trị kịp thời để tránh gây biến chứng và ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh.

3.2 Chấn thương dây chằng khớp háng do tổn thương

Day chằng khớp háng gồm nhiều mô mềm và cơ quan cần thiết để duy trì ổn định và giữ khớp háng trong vị trí đúng. Chấn thương dây chằng trong khớp háng có thể xảy ra khi gặp tai nạn giao thông hoặc khi vận động viên luyện tập các môn thể thao với sự chuyển động quá mức ở vùng hông.

Cần xác định chính xác rõ nguyên nhân gây chấn thương dây chằng khớp háng và mức độ tổn thương là điều quan trọng để từ đó đưa ra hướng cũng như phác đồ điêu trị hiệu quả.

Tập thể thao không đúng biên độ gây tổn thương dây chằng ở háng kéo theo chấn thương tại khớp háng

Tập thể thao không đúng biên độ gây tổn thương dây chằng ở háng kéo theo chấn thương tại khớp háng

3.3 Hội chứng di truyền

Theo các nghiên cứu y khoa cho biết Hội chứng Ehlers-Danlos (EDS – các rối loạn di truyền liên quan đến cấu trúc và chức năng của mô liên kết, bao gồm dây chằng, da, mạch máu, và các cơ quan nội tạng) là một trong các hội chúng gây trật khớp háng phổ biến.

Nguyên nhân là do một số phân tử cấu trúc quan trọng cho mô liên kết bị lỗi hoặc không sản xuất đủ, gây ra sự yếu đàn hồi và không ổn định trong cấu trúc mô liên kết. Điều này có thể ảnh hưởng đến dây chằng và các cấu trúc khác trong khớp, dẫn đến trật khớp háng và các vấn đề xương khớp khác.

4. Trật khớp háng có nguy hiểm không?

Trật khớp háng là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của người bệnh. Các biến chứng thường gặp phải như đau nhức, sưng tấy, khó khăn khi đi lại, bị dị tật khớp háng, hạn chế sự linh hoạt của khớp hông, gây ra sự chênh lệch độ dài chân và có thể gây ra các vấn đề về tư thế khi ngồi hoặc điều hướng cơ thể.

Trật khớp háng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để không xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.

Trật khớp háng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để không xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.

Nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn như khả năng bị tái phát, viêm khớp, phải phẫu thuật khớp hoặc làm xương khớp hồi phục lại mất nhiều thời gian hơn.Vì vậy, nếu có nghi ngờ về việc bị trật khớp, hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn và chẩn đoán từ bác sĩ và đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả.

5. Điều trị trật khớp háng như thế nào?

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và phương pháp chẩn đoán hình ảnh như tia X, cộng hưởng từ (MRI), bác sĩ sẽ đánh giá mức độ chấn thương của khớp háng. Ngoài ra, các phương pháp kiểm tra chuyên sâu cũng có thể được sử dụng để xác định phạm vi tổn thương đối với các cơ quan lân cận, đặc biệt là động mạch đùi và dây thần kinh tọa.

Sau khi xác định được mức độ chấn thương, phương pháp điều trị sẽ được thực hiện dựa trên từng trường hợp cụ thể. Các phương pháp điều trị phổ biến được áp dụng như:

5.1 Nắn chỉnh kín

Nắn chỉnh kín là một phương pháp điều trị trật khớp háng được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách đưa khớp háng trở lại vị trí bình thường thông qua việc kéo và nắn chỉnh các khớp xương một cách chính xác và an toàn.

Nắn chỉnh khớp háng nhằm đưa vùng xương bị lệch trở lại vị trí bình thường.

Nắn chỉnh khớp háng nhằm đưa vùng xương bị lệch trở lại vị trí bình thường.

Quá trình thực hiện càng sớm càng tốt cho bệnh nhân, tốt nhất là trong khoảng 6 giờ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Kỹ thuật này cần được thực hiện dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật chỉnh hình hoặc bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng.

Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với tất cả các trường hợp trật khớp háng và có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhiễm trùng, đau nhức hoặc sưng tấy. Cần tham vấn và đưa ra triệu chứng vị trí rõ ràng để có liệu trình điều trị phù hợp hiệu quả.

5.2 Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị được các bác sĩ chỉ định nếu các phương pháp điều trị khác không đạt được kết quả tích cực. Phương pháp được thực hiện bằng cách đưa khớp háng trở lại vị trí bình thường và cố định bằng các vật liệu như các tấm vít, đinh hay dây cứng. Quá trình phẫu thuật có thể mất một vài giờ và quá trình hồi phục có thể kéo dài trong vài tháng, thậm chí là vài năm để khớp háng được phục hồi và phát triển bình thường.

Tuy nhiên, phẫu thuật trật khớp háng cũng có một số rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu hay tổn thương các cơ, dây thần kinh xung quanh. Cần lưu ý lựa chọn địa chỉ thăm khám điều trị uy tín chất lượng để có kết quả tốt.

Phẫu thuật trật khớp háng bằng cách sử dụng đinh, vít nhằm cố định lại phần xương.

Phẫu thuật trật khớp háng bằng cách sử dụng đinh, vít nhằm cố định lại phần xương.

5.3 Điều trị trật khớp háng bằng thuốc

Điều trị trật khớp háng bằng thuốc là một trong những phương pháp điều trị ban đầu và được áp dụng rộng rãi đối với các dạng trật khớp. Thuốc được sử dụng để giảm đau và giảm viêm, giúp tăng độ dẻo dai của các cơ xung quanh khớp háng và giúp tăng cường khả năng di chuyển của khớp. Thuốc có thể được sử dụng qua đường uống, tiêm trực tiếp vào vùng khớp hoặc dùng thuốc bôi ngoài da.

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị trật khớp háng bao gồm các thuốc giảm đau và giảm viêm như paracetamol, aspirin, ibuprofen, naproxen, steroid. Ngoài ra, các loại thuốc giãn cơ như baclofen hoặc dantrolene cũng có thể được sử dụng để giảm căng thẳng cơ bắp xung quanh khớp.

*Lưu ý: Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

6. Phòng tránh chấn thương trật khớp háng

Trật khớp háng thường do các chấn thương hàng ngày trong cuộc sống gây ra. Chính vì thế, có thể chủ động để phòng ngừa đặc biệt cần giữ các thói quen sinh hoạt lành mạnh như sau:

  • Tăng cường cơ bắp xung quanh khớp háng: Việc tập luyện thường xuyên để tăng cường cơ bắp xung quanh khớp háng sẽ giúp duy trì sự ổn định của khớp và giảm nguy cơ trật khớp.
  • Giảm cường độ tập luyện: Khi tập luyện, đặc biệt là với những bài tập cần sử dụng nhiều động tác của khớp háng, cần giảm cường độ tập luyện để tránh tình trạng quá tải cho khớp.
  • Thực hiện các bài tập giãn cơ và tăng độ dẻo dai: Các bài tập giãn cơ và tăng độ dẻo dai sẽ giúp cho khớp háng linh hoạt hơn và giảm nguy cơ trật khớp.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Cần ăn uống đủ chất và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh.
  • Thực hiện tập luyện thể thao đúng cách: Việc tham gia các hoạt động thể thao và tập luyện đúng cách và theo hướng dẫn của chuyên gia sẽ giúp giảm nguy cơ.
  • Điều trị các bệnh lý xương khớp liên quan để giảm nguy cơ trật khớp.

Trật khớp háng xảy ra khi chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị lệch khỏi vị trí bình thường. Thời gian phục hồi khớp háng sẽ khác nhau cho từng bệnh nhân, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, tình trạng bệnh và các yếu tố khác. Vì vậy, quan trọng là bệnh nhân tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị từ bác sĩ để đạt được sự phục hồi nhanh chóng. Nếu có các triệu chứng liên quan đến vấn đề cơ xương khớp, hãy nhanh chóng liên hệ đến Hotline 1900 3366 sẽ được các chuyên gia của MEDIPLUS hỗ trợ một cách kịp thời và đầy đủ chi tiết.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Viêm khớp vảy nến triệu chứng thường gặp và biến chứng

    Viêm khớp vảy nến là bệnh lý xương khớp thường gặp ở những người bệnh mắc bệnh vảy nến. Bệnh có thể gây nên nhiều…

    07 Th6, 2023
    536

    Tham vấn y khoa: TS. BSCKII Lê Quốc Việt

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cách phòng ngừa loãng xương: Những điều bạn cần biết

    Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên hiện nay còn xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi…

    29 Th2, 2024
    131

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cách điều trị loãng xương như thế nào? Có chữa khỏi không?

    Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy tình trạng…

    01 Th2, 2024
    198

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đo loãng xương ở đâu tốt nhất? Top 5 địa chỉ đo loãng xương uy tín

    Đo loãng xương ở đâu là câu hỏi của nhiều người bị loãng xương hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Bài viết này sẽ giới…

    23 Th2, 2024
    297

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám