Phụ nữ mang thai hậu Covid cần đặc biệt lưu ý

Cập nhật 10/05/2023

1.1K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Covid-19

Phụ nữ có thai là những đối tượng vô cùng nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh và mầm bệnh nói chung, trong đó có virus SARS-CoV-2 (Covid-19). Cùng tìm hiểu những lưu ý cơ bản mà phụ nữ có thai mắc Covid-19 cần đặc biệt lưu ý để trang bị những thông tin kiến thức cần thiết. Từ đó góp phần giảm nhẹ nguy cơ, hậu quả và biến chứng ở đối tượng phụ nữ mang thai hậu Covid-19.

Mang thai hậu Covid

Phụ nữ mang thai mắc Covid em bé trong bụng hoàn toàn không bị ảnh hưởng

Phụ nữ mang thai và Covid-19

Bệnh coronavirus mới (COVID-19) do Coronavirus 2 (SARS-CoV-2) gây hội chứng suy hô hấp cấp tính nghiêm trọng đã lan rộng ở nhiều quốc gia với rất nhiều biến chủng nguy hiểm.

Ngay từ thời điểm mà COVID-19 bắt đầu lây lan trên thế giới, các Bác sĩ Sản phụ khoa và các chuyên gia y tế trên khắp thế giới đã tích cực nghiên cứu những ảnh hưởng của Covid-19 đến phụ nữ có thai và thai nhi, vì phụ nữ có thai là những đối tượng cực kỳ nhạy cảm về miễn dịch. Người phụ nữ khi mang thai mắc Covid-19 có nhiều tác động vẻ cả sức khoẻ và tinh thần, có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và quá trình mang thai.

Làm sao để biết là có đang mắc covid?

Vậy làm sao để biết đang có bầu bị nhiễm covid hay là không? Để biết mình có bị mắc Covid-19 hay không, bất cứ người dân nào không kể phụ nữ có thai đều có thể căn cứ vào những đặc điểm sau đây:

Có lịch sử tiếp xúc gần với những người đang mắc Covid-19. Ngoài ra còn có những biểu hiện của Covid-19 như:

  • Sốt, ho (ho khan, có thể ho có đờm).
  • Khó thở.
  • Nhịp thở nhanh, thở gấp.
  • Đau đầu, đau nhức cơ, mỏi cơ toàn thân.
  • Giảm hoặc mất khứu giác, vị giác.
  • Đau rát họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
  • Nôn, tiêu chảy…

Cần lưu ý rằng có đến 56% phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 không bị sốt và các biểu hiện lâm sàng không điển hình.

Test chẩn đoán xác định: Xét nghiệm PCR dịch mũi hầu, dịch niêm mạc mũi, dịch hầu họng,… cho kết quả dương tính với Covid-19.

Hiện nay các loại test nhanh chẩn đoán Covid-19 cũng có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao, cho kết quả tương đối chính xác. Rất nhiều cơ quan y tế của Việt Nam và thế giới đã chấp nhận kết quả test nhanh Covid-19 để xác định bạn có đang mắc Covid-19 hay không (nếu đó là các loại test đã được chứng minh, chính hãng, được bảo quản và được thực hiện Test đúng cách).

Phụ nữ mang thai hậu Covid

Làm sao để biết mắc Covid khi đang mang thai?

Phụ nữ mang thai có dễ mắc covid hơn?

Do sự thay đổi sinh lý mạnh mẽ trong cơ thể (thay đổi nội tiết, thay đổi miễn dịch, tăng cao hoạt động của hệ tim mạch, hệ hô hấp…) nên phụ nữ có thai rất nhạy cảm với các mầm bệnh xung quanh, không chỉ riêng Covid-19. Đặc biệt, sự xuất hiện của các biến chủng siêu lây nhiễm mới của Covid-19 như biến chủng Omicron càng làm cho tỉ lệ mắc Covid-19 ở đối tượng này tăng cao.

Bản chất thai nhi có thể coi là một “đối tượng lạ” với cơ thể của người phụ nữ, do đó thai nhi có thể bị tấn công bởi chính hệ miễn dịch của cơ thể người mẹ. Để đảm bảo “đối tượng lạ”  được an toàn trong suốt thời gian phát triển, sinh lý cơ thể người phụ nữ sẽ tự điều chỉnh thay đổi theo hướng làm giảm các mức độ bảo vệ của hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch yếu đi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh truyền nhiễm, vi khuẩn, virus xung quanh môi trường sống, trong đó có Covid-19.

Nhiều báo cáo trên khắp các trang báo uy tín trên thế giới đã cho biết rằng: So với phụ nữ không mang thai cùng lứa tuổi, phụ nữ mang thai mắc Covid-19 có tỉ lệ chuyển nặng cao hơn rõ rệt. Đặc biệt, nguy cơ phụ nữ có thai mắc Covid-19 phải tới các cơ sở bệnh viện, phòng hồi sức cấp cứu là cao hơn, tỉ lệ phải thở máy qua ống nội khí quản cũng cao hơn đáng kể.

Nếu mẹ mang thai là F0 có lây cho con?

Chẳng may nhiễm covid trong thời gian mang thai, mẹ bầu có có lây cho con không? Có ảnh hưởng hoặc biến chứng khi sinh?

Hiện tại trên thế giới chưa có chứng minh cụ thể rằng phụ nữ có thai mắc Covid-19 sẽ lây truyền virus trực tiếp cho thai nhi. Cũng chưa có những nghiên cứu cụ thể kết luận về việc mẹ bầu nhiễm SARS-CoV-2 trong thời gian mang thai có thể gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên Covid-19 có thể truyền từ mẹ sang thai nhi trong khi mang thai, nhưng điều này dường như là hiếm, tỉ lệ được ước tính là dưới 1%.

Trong các tế bào mô nhau thai của người mẹ mắc Covid-19, virus SARS-CoV-2 đã được tìm thấy dựa trên nhiều phương pháp phát hiện khác nhau. Cơ chế virus xâm nhập vào mô nhau thai là chưa rõ ràng, giả thiết có thể liên quan đến tình trạng viêm nhau thai.

Phụ nữ mang thai hậu covid

Mẹ đang mang thai mắc Covid có thể lây sang con tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp

Những hệ quả đối với thai kỳ nếu bị Covid-19

Hiện tại chưa có bằng chứng chứng minh COVID-19 có thể gây sẩy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong thai kỳ. Phụ nữ có thai mắc Covid-19 có thể gặp:

  • Tỷ lệ đẻ non cao hơn so với phụ nữ mang thai bình thường trong cùng thời kỳ.
  • Tỷ lệ thai chết lưu cao hơn (do các tình trạng rối loạn đông máu, xuất huyết,…)
  • Tỷ lệ “thai nhẹ cân so với tuổi thai” (SGA) và tỷ lệ “Tử vong sơ sinh sớm” được báo cáo là tương đương với phụ nữ có thai bình thường không mắc Covid-19.

Phụ nữ mang thai hậu Covid có gì đáng lo ngại?

Một số triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ho, mất vị giác, khứu giác có thể kéo dài ở bất cứ đối tượng nào kể cả phụ nữ mang thai. Tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của mỗi người mà biểu hiện triệu chứng khác nhau.

Chính vì thế, phụ nữ mang thai hậu Covid cần chú ý hơn về sức khỏe của mình. Bên cạnh việc theo dõi sự thay đổi của cơ thể thì cần theo dõi cả những thay đổi của thai nhi ở trong bụng. Tốt nhất là mẹ bầu cần được khám thai theo các mốc quan trọng và kiểm tra sức khỏe sau khi khỏi Covid-19.

BẠN CẦN BIẾT: Sương mù não – Biến chứng nguy hiểm hậu Covid

Thai phụ nhiễm Covid thì nên làm gì?

Mẹ bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi khoa học

Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú, bạn nên tiêm vacxin phòng Covid-19. Tiêm vacxin phòng sẽ là “tấm khiên chắn” bảo vệ bạn khỏi bệnh nặng do Covid-19. Tiêm phòng cũng giúp cơ thể hình thành  kháng thể để bảo vệ em bé.

Theo một số nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ được tiêm hai liều vắc có thể có ít nguy cơ nhập viện do nhiễm COVID-19 hơn trong sáu tháng đầu tiên sau sinh.

Hiện tại, chưa có báo cáo về việc vắc xin mRNA Covid-19 làm thay đổi DNA của phụ nữ có thai hoặc gây ra các biến đổi di truyền ở thai nhi. Nghiên cứu bổ sung thêm các bằng chứng cho thấy việc tiêm phòng Covid-19 trong thai kỳ không liên quan đến việc tăng nguy cơ sinh non.

Phụ nữ có thai mắc Covid-19 cần nghỉ ngơi tối đa, yên tĩnh, tránh các hoạt động mạnh và gắng sức. Đồng thời cần thường xuyên theo dõi các chỉ số:

  • Nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở,…
  • Nồng độ Oxy bão hoà SpO2.
  • Tim thai, cử động thai.
  • Tình trạng đông máu, chảy máu.

Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý ăn uống đầy đủ lượng Calo cần thiết, lựa chọn các loại thức ăn phù hợp với khẩu vị, đa dạng các loại thực phẩm, đầy đủ các nhóm chất, bổ sung hoa quả tươi và uống đủ nước. Nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hoá. Có thể bổ sung điện giải bằng dung dịch Orezol nếu sốt cao. Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết theo hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa.

XEM THÊM: Top thực phẩm giúp tăng đề kháng ngừa Covid

Chăm sóc phụ nữ mang thai mắc covid

Có chế độ ăn huống sinh hoạt hợp lý giúp tăng đề kháng bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé

Những lưu ý dành cho phụ nữ mang thai mắc Covid-19 và hậu Covid

✜ Với những phụ nữ có bệnh nền: Béo phì, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp, thận hư,… có nguy cơ cao mắc Covid-19 nặng nề hơn phụ nữ thông thường. Bạn cần thông báo rõ ràng và càng sớm càng tốt tất cả tình trạng bệnh lý nền của mình với bác sỹ chuyên khoa theo dõi thai kỳ cho bạn.

✜ Với những trường hợp mẹ bầu mắc Covid-19 chuyển nặng, bạn sẽ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính lồng ngực hoặc X-quang ngực để đánh giá tình trạng phổi. Các tia X có thể gây dị tật cho thai nhi nên các bác sỹ sẽ cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi đưa ra chỉ định chụp X-quang. 

✜ Ngoài ra, phụ nữ mang thai hậu Covid-19  cũng cần được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng để tránh những di chứng hậu Covid nguy hiểm.

Chính vì thế, việc cần thiết nhất mà mẹ bầu cần làm là thông báo tới các bác sỹ nếu đang mang thai hoặc trước đó có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai, tránh việc bác sỹ có thể bỏ sót rằng bạn đang có thai mà bản thân bạn cũng không biết. 

Sau sinh có được tiếp xúc và cho con bú?

Sữa mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng với trẻ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu sau khi sinh. Bởi vì lượng kháng thể có trong sữa mẹ sẽ giúp cho hàng rào miễn dịch của trẻ trở nên vững chãi. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh được bú sữa của mẹ đã tiêm vacxin phòng Covid-19  đầy đủ trước sinh có tỷ lệ nhiễm bệnh và chuyển nặng thấp hơn. 

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đang mắc Covid-19 ngay sau khi sinh, các bác sỹ sẽ tách riêng trẻ sơ sinh và bà mẹ đang mắc Covid-19 một thời gian cho đến khi có đánh giá chính xác đảm bảo hạn chế tối đa các lây nhiễm từ bà mẹ sang trẻ sơ sinh qua dịch tiết mũi, mắt, giọt bắn từ miệng…

Phụ nữ mang thai mắc Covid có nên dùng thuốc không?

✜ Các loại thuốc kháng virus được khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ có thai do cơ chế của thuốc chủ yếu là làm thay đổi quá trình tổng hợp vật chất di truyền ở virus. Điều này đồng nghĩa với việc thuốc kháng vi rút có thể thay đổi quá trình tổng hợp vật chất di truyền ở thai nhi, gây ra các dị tật bất thường. Ngoài ra chúng cũng có những tác động lớn đến việc phát triển hệ xương, sụn khớp ở trẻ.

✜ Phụ nữ mang thai mắc Covid-19 được khuyến cáo nên bổ sung đầy đủ các loại Vitamin A, B, C, D, E và khoáng chất như: Sắt, Axit Folic, Canxi, kẽm,…

✜ Các thuốc điều trị Covid-19 ở phụ nữ có thai cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống viêm nhóm Corticoid ở phụ nữ có thai.

✜ Phụ nữ có thai nên khám thai theo các mốc khám thai quan trọng và hãy hỏi ý kiến bác sỹ sản phụ khoa trước khi có ý định sử dụng bất kì loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào.

Phụ nữ mang thai mắc covid có nên dùng thuốc

Đang mang thai mà mắc Covid cần có sự chỉ đinh từ bác sĩ chuyên khoa tránh những tác dụng không mong muốn

Có nên xông mũi họng điều trị Covid khi mang thai không?

Xông mũi họng nên được sử dụng với mục đích làm thông thoáng đường hô hấp trên mũi họng, kích thích nhận cảm khứu giác nếu trước đó người bệnh có triệu chứng mất khứu giác hoặc mất ngửi do chảy nước mũi, ngạt mũi. 

Mẹ bầu cần lưu ý xông mũi họng không phải biện pháp “thần dược” để loại trừ Covid-19 như nhiều người lầm tưởng. Đôi khi chỉ là các biện pháp giúp cải thiện tinh thần cho người bệnh, đặc biệt phụ nữ mang bầu dễ trầm cảm, cần một không gian thoáng đãng, yên tĩnh và thoải mái. Nên sử dụng các hương liệu tự nhiên và mùi hương nhẹ nhàng, tránh việc sử dụng các loại tinh dầu tổng hợp dễ gây kích ứng, buồn nôn, đặc biệt với phụ nữ có thai có tình trạng nghén.

Phụ nữ mang thai là đối tượng rất nhạy cảm, vì vậy cần phải được chú ý hơn nếu như bị nhiễm Covid-19. Cần thận trọng trong quá trình chăm sóc và sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Việc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa sản để theo dõi các di chứng kéo dài ở phụ nữ mang thai hậu Covid là vô cùng quan trọng giúp ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

Mọi thắc mắc, mẹ bầu có thể liên hệ tới hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ bác sĩ thuộc chuyên khoa sản của MEDIPLUS nhé!

*Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám