Rụng tóc sau khi mắc Covid-19: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cập nhật 10/05/2023

867

TS. BSCKII Chu Minh Hà

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Chu Minh Hà

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Covid-19

Rụng tóc sau khi mắc Covid – NGUYÊN NHÂN do đâu? Thời gian gần đây cụm từ được nhắc đến rất nhiều là “di chứng hậu Covid-19”, với khoảng hơn 200 triệu chứng liên quan. Trong đó tình trạng rụng tóc gặp phải ở khoảng 20% người bệnh sau khi khỏi và có thể kéo dài sau 3-6 tháng. Rụng tóc kết hợp với các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, khó thở, ho nhiều,… làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người bệnh trong quá trình hồi phục sức khỏe. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng rụng tóc sau khi mắc Covid-19.

Rụng tóc sau khi mắc covid vậy phải làm sao

Rụng tóc sau khi mắc covid khiến nhiều người tâm lý và chưa biết xử trí thế nào

Rụng tóc sau khi mắc Covid-19 là do đâu?

Người bệnh sau khi mắc Covid-19 có rất nhiều nguyên nhân gây rụng tóc như: sốt cao, mệt mỏi, liên quan đến phản ứng miễn dịch, stress, dinh dưỡng kém hay hạn chế hơn trong việc vệ sinh da đầu. Ngoài ra, một số thuốc điều trị Covid-19 có thể gây rụng tóc như các thuốc chống đông máu.

Nguyên nhân gây rụng tóc liên quan tới phản ứng miễn dịch

Bệnh nhân nhiễm SARs-CoV-2 sẽ gia tăng các phản ứng miễn dịch trong cơ thể nhằm phản ứng lại với virus (ví dụ các yếu tố gây viêm do cơ thể tự sản sinh như: cytokine proinflammer, interleukin 1b, interleukin 6 và interferon 1 và 2 chống lại các bệnh truyền nhiễm).

Những yếu tố này là các nguyên nhân gây các biểu hiện ngoài da như nổi mề đay, phát ban (giống thủy đậu), nhiễm trùng da,… Do đó các phản ứng miễn dịch sẽ làm hỏng các tế bào mầm tóc, gây yếu chân tóc, dẫn tới rụng tóc ở người sau nhiễm SARs-CoV-2.

Rụng tóc cũng một phần do căng thẳng stress sau khi mắc Covid

Rụng tóc sau khi bị covid do căng thẳng

Rụng tóc sau khi bị covid do căng thẳng kéo dài gặp ở nhiều trường hợp

Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng SARs-CoV-2 có trong ống dẫn mồ hôi và tuyến mồ hôi trong chân tóc của bệnh nhân Covid-19. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng Covid-19 bám vào các tế bào mang thụ thể ACE 2 (enzym chuyển đổi angiotensin 2) bao gồm cả da đầu của chúng ta. Nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy virus Covid-19 trực tiếp gây tình trạng rụng tóc cho người mắc phải.

Thay vào đó, nhiều ý kiến cho rằng sự căng thẳng về thể chất và tinh thần đi kèm mới chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến rụng tóc. Khi cơ thể căng thẳng sẽ tiết ra chất nội tiết tố gọi là hormone chống stress. Phản xạ thần kinh giao cảm dưới tác dụng của nội tiết tố sẽ làm co mạch ngoài da, dẫn đến giảm lượng máu lưu thông đến chân tóc, gây tổn thương nang tóc.

Khi căng thẳng kéo dài, các hormone stress giai đoạn muộn như cortisol sẽ tăng lên, tạo ra các gốc tự do bên trong cơ thể. Chúng sẽ phá hủy tế bào, tăng lão hóa da, tổn thương nang tóc khiến tóc dễ bị gãy rụng. Cortisol cũng làm tăng tình trạng dị hóa đạm, khiến cho dinh dưỡng ở nang tóc bị thiếu hụt, tóc không phát triển bình thường được.

Ngoài ra, dưới tác động của stress, tóc sẽ chuyển qua giai đoạn nghỉ ngơi. Với giai đoạn này, tóc sẽ ngừng phát triển và lưu lại trên da đầu trong vòng 2-3 tháng rồi rụng dần để thay tóc mới.

Tóc rụng nhiều do thiếu hụt dinh dưỡng sau thời gian mắc Covid

Để tóc phát triển khỏe mạnh, cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, trong đó đặc biệt là các vitamin và khoáng chất như:

  • Sắt: Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, giúp mang các chất dinh dưỡng đến tóc.
  • Kẽm: Nếu thiếu kẽm có thể làm tăng hormone DTH, gây tình trạng rụng tóc bất thường.
  • Selen: Bảo vệ nang tóc khỏi các gốc tự do.
  • Biotin (vitamin B7): Là một trong những vitamin tham gia vào quá trình cấu tạo nang tóc.
  • Vitamin E: Có tác dụng chống lại các oxy hóa và giúp tóc mềm mượt, không bị khô xơ và gãy rụng.
  • Vitamin C: Góp phần làm tăng hấp thu sắt, là một chất chống oxy hóa tốt giống như vitamin E,…

Trong thời gian mắc Covid-19, các triệu chứng sốt cao, mệt mỏi kèm mất vị giác khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn, kém hấp thu và tăng dị hóa các chất gây thiếu hụt dinh dưỡng để phát triển nang tóc khỏe mạnh, phục hồi tóc yếu, dễ gãy rụng.

Chính vì vậy rụng tóc sau khi mắc Covid là tình trạng rất dễ gặp phải. Tuy nhiên sau khi được bổ sung đầy đủ qua ăn uống, tóc người bệnh có thể mọc trở lại bình thường.

Có thể bạn cần biết:

Làm sao để khắc phục tình trạng rụng tóc sau khi mắc Covid?

Đừng quá lo lắng nếu như bạn gặp phải tình trạng rụng tóc sau khi mắc Covid-19. Hãy áp dụng các biện pháp dưới đây để sớm kết thúc tình trạng này và tóc bạn sớm mọc lại bình thường.

Nuôi dưỡng và chăm sóc tóc đúng cách trong thời gian này

Trong thời gian này, nên hạn chế tác động lực mạnh lên tóc hay sử dụng hóa chất cho mái tóc của bạn:

  • Chải đầu trước khi gội để tóc không bị rối, giúp gội đầu dễ dàng hơn và hạn chế các tác động kéo, giật gỡ rối trong quá trình gội.
  • Massage nhẹ nhàng da đầu để làm sạch và lưu thông máu đến nuôi tóc tốt hơn.
  • Không sử dụng nước quá nóng khi gội, dễ làm tóc bị xơ và dễ gãy rụng.
  • Thấm khô tóc bằng khăn bông nhẹ nhàng để hạn chế các sợi tóc gãy rụng khi ướt.
  • Sử dụng máy sấy ở nhiệt độ không quá nóng, sấy nhẹ nhàng.
  • Không nên uốn, nhuộm,… sử dụng hóa chất hay nhiệt độ cao để làm tóc trong thời gian này.
  • Sử dụng các loại lược răng thưa, hạn chế sờ/vuốt nhiều lần lên mái tóc.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể

Bổ sung đầy đủ và đa dạng các nguồn thực phẩm rất quan trọng trong quá trình hồi phục cơ thể cũng như cải thiện tình trạng rụng tóc sau khi mắc Covid. Những thực phẩm tốt cho tóc mà người bệnh nên bổ sung:

  • Protein: đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc cũng như giúp tóc chắc khỏe. Quá trình stress của cơ thể trong khi mắc covid dẫn đến tăng cortisol và tăng dị hóa protein. Vì vậy nên bổ sung các thực phẩm giàu protein như: thịt bò, thịt heo nạc, cá, các loại đậu (đậu tương, đậu lăng, đậu gà, đậu đỗ,…) nấm, trứng, sữa,…
  • Các chất béo tốt: các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá trích,… có hàm lượng omega-3 rất tốt giúp chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe và giúp tóc óng mượt. Các nguồn chất béo tốt từ thực vật như bơ, hạt điều, hạnh nhân, óc chó,… Đặc biệt trong trái bơ, không chỉ là nguồn chất béo lành mạnh mà còn có hàm lượng vitamin E rất cao.
  • Các thực phẩm giàu sắt: Có cả trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt bò, thịt heo, trai, sò, ốc,.. hay các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: bông cải xanh, cải bó xôi, diêm mạch, đậu gà, đậu lăng, đậu hà lan.
  • Các thực phẩm giàu kẽm: Kẽm có nhiều trong thịt bò, cá hồi, hàu, trứng, đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Các thực phẩm giàu vitamin C: có nhiều trong ổi, cam, chanh, dâu tây, kiwi, đu đủ, dứa, súp lơ, ớt chuông, cải xanh,… Vì vậy nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để có nguồn vitamin C dồi dào.
  • Các thực phẩm giàu biotin: lòng đỏ trứng, cá hồi, chuối, khoai lang, cải bó xôi,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày rất quan trọng để tóc không bị khô, xơ. Lượng nước theo cân nặng hàng ngày sẽ khoảng: 30ml x cân nặng.

Xem thêm: Ăn gì để tăng đề kháng Covid

Sau khi bị Covid tâm lý căng thẳng cần được điều chỉnh lại

Sau khi mắc Covid, người bệnh thường có tâm lý lo lắng và không thể tránh khỏi khó chịu, mệt mỏi hay chán nản. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến rụng tóc. Đồng thời, rụng tóc tác động ngược lại khiến tâm lý lo lắng.

Giữ tâm lý thoải mái khi mắc covid

Giữ tâm lý thoải mái khi mắc covid hậu covid

Vì vậy, đừng để vòng lặp luẩn quẩn này khiến cho tình trạng rụng tóc của bạn kéo dài. Một số cách giúp bạn có thể bớt lo lắng và giải tỏa tâm lý như: thiền, tập hít thở sâu, yoga,… hay bắt đầu luyện tập trở lại với các bài tập nhẹ nhàng và cường độ thấp (đạp xe, đi bộ,…) Ngoài ra, không nên đi ngủ quá muộn, hãy cố gắng đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày và một giấc nghỉ trưa ngắn.

Chủ động thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa

Rất nhiều người bệnh bị rụng tóc sau khi mắc Covid đã tự áp dụng các biện pháp dân gian và khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn. Vì vậy, hãy đến với các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tình trạng da đầu, sức khỏe chân tóc và thăm khám các bệnh lý kèm theo.

Ngoài ra, bạn sẽ được tư vấn và chia sẻ, giúp giải tỏa các lo lắng về tâm lý. Nếu như rụng tóc nặng, kéo dài, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.

Chính vì vậy, khi có hiện tượng rụng tóc sau khi mắc Covid, thay vì sợ hãi và lo lắng, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được thăm khám lâm sàng và có hướng điều trị phù hợp. Nếu có gì thắc mắc, người bệnh vui lòng liên hệ tới hotline: 1900 3366 để nhận được giải đáp từ các bác sĩ và chuyên gia y tế của MEDIPLUS nhé.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám