4.9K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nhi
MỤC LỤC
Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài phân lỏng, sủi bọt khiến nhiều bố mẹ hoang mang, lo lắng. Bé đi ngoài phân lỏng có thể do rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh lý khác liên quan đến đường tiêu hóa. Bố mẹ cần hiểu rõ tình trạng này của trẻ để chăm sóc trẻ đúng cách và có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.
Một số nguyên nhân phổ biến khiến bé đi ngoài phân lỏng bao gồm:
Nhiễm trùng đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột có thể là nguyên nhân gây đi ngoài phân lỏng ở trẻ)
Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột của trẻ, tạo nên các tổn thương tại đường tiêu hóa. Các nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột có thể kể đến như:
Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc nhiễm trùng đường ruột bố mẹ cần lưu ý:
Nhiễm trùng đường ruột kéo dài có thể dẫn đến sốt cao, mất nước, cơ bắp đau nhức, không kiểm soát được nhu động ruột. Nếu không bù nước kịp thời, vi khuẩn có thể tấn công vào máu làm nhiễm trùng máu, đi vào não gây các biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp nặng gây tổn thương não thậm chí tử vong.
Thực phẩm gây kích ứng cho trẻ
Đối với trẻ 2 tháng tuổi, hàm lượng protein cao trong sữa có thể gây dị ứng cho trẻ, dẫn đến tiêu chảy.
Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và đang trong giai đoạn bú mẹ nên vô cùng nhạy cảm khi chế độ dinh dưỡng bị thay đổi đột ngột. Mẹ ăn nhiều đồ dầu mỡ, chiên xào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa là một trong những yếu tố gây nên đi ngoài ở trẻ. Do đó, trong thời gian cho con bú mẹ nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ đi ngoài phân lỏng có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng co thắt bất thường cơ vòng của hệ tiêu hóa gây nên các triệu chứng đau bụng, đi ngoài phân lỏng. Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, khiến trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng,…
Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa lâu ngày có thể tiến triển thành mãn tính lặp đi lặp lại kể cả khi trẻ trưởng thành. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ có các dấu hiệu như nôn trớ, ợ hơi chán ăn, đau bụng, táo bón, tăng cân chậm, đi ngoài phân nát hoặc phân sống.
Nguyên nhân gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ bao gồm:
Mắc một số bệnh lý
Một số bệnh lý như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, suy dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy.
Viêm mũi họng cấp
Viêm mũi họng cấp là bệnh về đường hô hấp khá phổ biến ở trẻ em. Các biểu hiện khi trẻ mắc bệnh bao gồm ho, hắt hơi, ngạt mũi, đau họng, chảy nước mũi, sốt cao, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, nôn ói, đi ngoài phân lỏng.
Viêm họng cấp ở trẻ có thể do các nguyên nhân dưới đây:
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm trùng ở tai giữa của trẻ do vi khuẩn gây bệnh hoặc ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Bố mẹ có thể nhận biết được tình trạng viêm tai giữa ở trẻ thông qua các triệu chứng cảnh báo dưới đây:
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể trẻ thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của trẻ. Suy dinh dưỡng ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân, cụ thể:
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có các biểu hiện như:
Xem thêm bài viết khác:
Cơ thể của trẻ không giống với người lớn nên không thể xác định bé đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày là bị tiêu chảy. Ví dụ như trẻ dưới 3 tháng tuổi sẽ đi ngoài từ 2 đến 5 lần một ngày, trẻ hơn 6 tháng tuổi sẽ đi ngoài từ 1 đến 2 lần trong ngày là hiện tượng sinh lý bình thường.
Bố mẹ cần quan sát, theo dõi các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ
Đối với trẻ 2 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính bổ sung hàng ngày. Chính vì thế, khẩu phần ăn trong ngày của mẹ vô cùng quan trọng, là một trong những yếu tố làm thay đổi trạng thái phân ở trẻ.
Để xác định bé đi ngoài phân lỏng có phải dấu hiệu bất thường hay không, bố mẹ hãy quan sát kỹ các thay đổi của bé:
Xem thêm:
Bé đi ngoài phân lỏng có thể mất lượng lớn điện giải, nước. Nếu để mất nước kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của trẻ… Vì vậy, khi trẻ có hiện tượng đi ngoài phân lỏng bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
✜ Bố mẹ cũng cần có biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách để giúp bé mau chóng hồi phục: Bù điện giải, bù nước cho trẻ: giúp cơ thể trẻ được bù chất dinh dưỡng và nước đã mất khi đi ngoài. Đối với trẻ 2 tháng tuổi, cho trẻ bú sữa mẹ là biện pháp bù nước hiệu quả nhất. Bởi sữa mẹ rất giàu lợi khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho hệ thống tiêu hóa của trẻ.
Ngoài ra, khi trẻ bị mất nước nhiều, bố mẹ cần bổ sung thêm ORESOL cho trẻ. Nguyên tắc bổ sung oresol bố mẹ cần lưu ý:
Tùy vào độ tuổi của trẻ mà lượng dung dịch oresol cần bổ sung cũng khác nhau, cụ thể:
✜ Điều chỉnh chế độ ăn: Trẻ đi ngoài nhiều lần gây mất nước nhiều, do đó cần cho trẻ tiếp tục bú mẹ. Đồng thời, mẹ cũng cần xây dựng khẩu phần ăn khoa học để nâng cao chất lượng sữa.
Ngoài ra, có thể bổ sung cho trẻ men vi sinh chứa lợi khuẩn giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột của trẻ, hạn chế tối đa tình trạng đi ngoài phân lỏng.
Bé đi ngoài phân lỏng là tình trạng phổ biến tuy nhiên bố mẹ cũng không được chủ quan. Nếu trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần mà không được điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nghiêm trọng thậm chí là tử vong. Bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời khi có các dấu hiệu nghi ngờ.
Nếu còn điều gì thắc mắc về các bệnh lý đường tiêu hóa của trẻ, khách hàng vui lòng liên hệ theo Hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia của MEDIPLUS.
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.