1.3K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nhi
MỤC LỤC
Tiêu chảy kéo dài rất dễ khiến trẻ sơ sinh bị mất nước và rối loạn điện giải, gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Ở giai đoạn này, sữa mẹ gần như là nguồn dinh dưỡng duy nhất đối với trẻ. Do đó, chế độ dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vậy, khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì để bé mau khỏi bệnh? Hãy cùng các Bác sĩ chuyên khoa Nhi của MEDIPLUS giúp mẹ giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây!
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khoảng 80% các trường hợp tử vong do tiêu chảy xảy ra ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi, phổ biến là trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đa số các ca lâm sàng đều bắt nguồn từ các nguyên nhân chính sau đây:
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng,… Trong một vài trường hợp, trẻ bị tiêu chảy do virus có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị tiêu chảy
Trên lâm sàng cũng ghi nhận một vài trẻ sơ sinh có vấn đề về đường tiêu hóa liên quan đến khả năng dung nạp thức ăn, phổ biến là lactose. Theo đó, những chất này không được hấp thu vào máu mà đọng lại trong ruột, khiến cơ thể bị thiếu chất. Đồng thời, tình trạng này kéo dài làm dạ dày kém tiêu hóa thức ăn, gây đau bụng, tiêu chảy kéo dài ở trẻ.
Tiêu chảy có thể xuất phát từ việc trẻ sơ sinh bị dị ứng với protein trong sữa công thức hoặc dị ứng với thức ăn, nhất là những loại thức ăn đóng hộp hoặc thức ăn do mẹ ăn vào. Những chất chuyển hóa sau đó theo sữa mẹ tác động đến hệ tiêu hóa trẻ gây tiêu chảy.
Tiêu chảy được xem như triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Lúc này, hệ tiêu hóa lẫn đường ruột trở nên khá nhạy cảm, chỉ cần một thay đổi nhỏ từ sữa mẹ chuyển sang sữa công thức cũng khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.
Tuy nhiên, khác với những trẻ lớn, các bé sơ sinh trong giai đoạn bú mẹ bình thường có thể đi nặng rất nhiều lần trong ngày, thậm chí lên đến 8 – 10 lần. Lượng phân của trẻ thường khá ít, lỏng và có bọt vàng hoặc xanh hoa cà, hoa cải. Càng lớn, số lần đi tiêu của bé sẽ giảm dần, phân cũng đặc lại và có phần hôi hơn.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh chỉ nên nghi ngờ khi trẻ đi tiêu với tần suất gấp đôi bình thường kèm theo một vài dấu hiệu như phân lỏng nhiều nước, phân có đàm máu, sốt, nôn ói, quấy khóc, chướng bụng, bỏ bú,… Lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiến hành kiểm tra và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Trẻ bị táo bón kéo dài cách trị hiệu quả
Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu phát hiện trẻ bị tiêu chảy kèm theo dấu hiệu bất thường
Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Vì vậy, nhiều mẹ bỉm băn khoăn, lo lắng không biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì để con mau khỏi bệnh.
Theo chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS, mẹ nên áp dụng những chế độ ăn có đầy đủ vitamin, chất xơ và các loại khoáng chất để đảm bảo lượng sữa cũng như tăng sức đề kháng cho trẻ. Dưới đây là một số chế độ mà các mẹ có thể tham khảo:
Chế độ ăn BRAT gồm 4 loại thực phẩm là chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Đây đều là những thức ăn thuộc nhóm ít chất xơ, giúp cho phân rắn hơn nên được các bác sĩ khuyến cáo áp dụng cho những mẹ bỉm có con bị tiêu chảy.
Nhờ lượng đạm và chất béo được cắt giảm gần như tuyệt đối, chế độ ăn BRAT có khả năng dung hòa tốt, giúp tăng khả năng tiêu hóa và phù hợp với trạng thái đường ruột của cả mẹ lẫn bé. Đặc biệt, trong chuối có chứa nhiều kali có tác dụng bổ sung khoáng chất và bù đắp lượng điện giải đã mất do tiêu chảy.
Bên cạnh đó, hàm lượng cao pectin trong chuối thuộc nhóm chất xơ hòa tan, có thể hấp thu chất lỏng dư thừa ở bao tử. Từ đó, cải thiện sức khỏe đường ruột và tình trạng tiêu chảy của bé một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng chế độ BRAT trong vòng 1 – 2 ngày, không nên lạm dụng trong thời gian dài vì sẽ không đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ có thể chuyển sang ăn các loại thức ăn thông thường kết hợp với rau củ quả, trái cây hoặc thực phẩm mềm chứa ít chất xơ như bánh quy, khoai tây, đậu trắng,…
Các bà mẹ nên áp dụng chế độ ăn BRAT khi có con bị tiêu chảy
Sữa chua được xếp vào nhóm thực phẩm tốt cho sữa mẹ, đồng thời, nó còn giúp ngăn ngừa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả. Các lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua sẽ bù đắp lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột đã mất do tiêu chảy. Từ đó, đường ruột được bảo vệ và quá trình tiêu hóa cũng diễn ra thuận lợi hơn.
Sữa chua không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ mà còn tác động tích cực đến hệ tiêu hóa của bé thông qua nguồn sữa mẹ. Vì vậy, mẹ nên lựa chọn loại sữa chua ít đường khi áp dụng chế độ này bởi đường có thể làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
Sữa chua rất có lợi trong việc cải thiện chất lượng sữa mẹ
Khi bị tiêu chảy trẻ dễ bị mất nước, vì thế mẹ cần uống nhiều nước để bổ sung đủ cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ. Bên cạnh đó, mẹ nên ăn nhiều rau, củ, quả để nâng cao chất lượng sữa. Từ đó, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất hỗ trợ cải thiện sức đề kháng của trẻ.
Mẹ nên kết hợp nhiều loại rau củ quả trong khẩu phần ăn
Hoa cúc dùng làm trà có tên khoa học là Chrysanthemum morifolium Ramat, Asteraceae. Loài thực vật này có tính bình hoặc hơi hàn, vị ngọt, hơi đắng, thành phần gồm nhiều hoạt chất có lợi như Flavonoids, Apigenin, Thymol, Luteolin, Triclosan,…tác dụng nhiều lên hệ tim mạch, hô hấp và tiêu hóa.
Theo đó, trà hoa cúc được nghiên cứu có khả năng trung hòa sữa mẹ rất tốt. Nhờ đó, giúp hỗ trợ và kiểm soát tình trạng tiêu chảy khi đang trong giai đoạn bú mẹ. Ngoài ra, loại trà này còn có tác dụng giữ nước tạo sữa, làm giảm thiểu căng thẳng cũng như đau nhức cơ thể sau khi sinh.
Trà hoa cúc rất tốt cho hệ tim mạch, hô hấp và tiêu hóa
Bên cạnh chế độ ăn giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ đã đề cập ở trên, mẹ cần tránh một số thực phẩm sau đây:
Những loại thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến chứa nhiều vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa cũng như đường ruột của trẻ. Vì vậy, trong giai đoạn đang cho con bú, mẹ nên tránh sử dụng nhóm thực phẩm này để tránh vi khuẩn theo đường sữa mẹ tác động đến trẻ.
Bên cạnh đó, những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh còn tiềm ẩn nguy cơ chứa nhiều loại vi khuẩn, giun sán, ký sinh trùng,… Mẹ nên tuyệt đối tránh xa các món ăn chưa được nấu chín kỹ như gỏi cá, nem chua, rau sống, tiết canh,…
Mẹ nên tránh ăn đồ tươi sống, không đảm bảo vệ sinh
Những đồ ăn nhanh chế biến sẵn như khoai tây chiên, bánh rán, các món đồ hộp,… thường chứa nhiều natri, chất béo chuyển hóa, đường tổng hợp, chất bảo quản cùng hàm lượng Calorie cao. Do đó, các mẹ đang cho con bú nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ nhóm thực phẩm này bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tim mạch, đái tháo đường, béo phì và tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, chúng còn có thể làm thay đổi chất lượng sữa mẹ, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Chất lượng sữa thay đổi là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
Các món đồ ăn nhanh chế biến sẵn làm thay đổi chất lượng sữa mẹ
Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, rau muống,… khi mẹ ăn vào có thể khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Mẹ nên chú ý điều này để hạn chế trong khẩu phần ăn của mình nhằm giúp trẻ mau khỏi bệnh.
Nên hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng trong khẩu phần ăn của mẹ
Hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc “Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?” của hầu hết các mẹ bỉm. Đồng thời giúp mẹ hiểu được tầm quan trọng trong chế độ ăn uống của mẹ đối với hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn bú mẹ. Nếu bệnh tình của trẻ không tiến triển hoặc có dấu hiệu trầm trọng hơn, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, khách hàng vui lòng liên hệ qua số Hotline 1900 3366 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia của MEDIPLUS.
*Bài viết chỉ mang tính tham khảo thêm, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Tags
Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh đi ngoài phân màu xanh đen là bị làm sao?
Tiêu chảy cấp ở trẻ em Bác sĩ hướng dẫn mẹ chăm sóc bé tại nhà
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì uống gì để nhanh lại sức?
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Màu sắc phân của trẻ là một trong những dấu…
Chuyên mục: Nhi
Tiêu chảy kéo dài khiến trẻ bị mất nước, tăng…
Tiêu chảy cấp là rối loạn tiêu hóa thường gặp…
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.