Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì: Tác dụng và những lưu ý

Cập nhật 11/05/2023

889

BSCKI Phạm Thị Thu Hà

Tham vấn y khoa:BSCKI Phạm Thị Thu Hà

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Tiêu chảy là bệnh đường tiêu hóa phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, tiêu chảy ở trẻ em lại nghiêm trọng hơn do hệ thống miễn dịch còn non yếu, chưa phát triển đầy đủ. Vì thế, tiêu chảy kéo dài nếu không được điều trị đúng cách có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vậy trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì để mau chóng khỏi bệnh? Lưu ý gì khi cho trẻ uống thuốc và những điều bố mẹ cần phải biết. Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây của MEDIPLUS để được giải đáp thắc mắc chi tiết.

Trẻ nhỏ dễ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Trẻ em là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc tiêu chảy nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Trung bình mỗi năm trẻ sẽ mắc từ 1 đến 3 đợt tiêu chảy.

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc tiêu chảy

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc tiêu chảy

Tiêu chảy được chia thành hai loại:

  • Tiêu chảy cấp: thường kéo dài chưa đến 14 ngày và sẽ hết trong 2 ngày. Trẻ bú mẹ sẽ đi ngoài từ 5 đến 7 lần trong ngày, phân có mùi chua, lợn cợn trẻ thường không sốt, bú mẹ nhiều hơn.
  • Tiêu chảy mãn tính: là đợt tiêu chảy cấp diễn ra hơn 14 ngày ở trẻ.

Có nhiều lý do gây  tiêu chảy ở trẻ nhưng nguyên nhân thường gặp là do đường ruột bị nhiễm trùng. Các tác nhân gây hại là ký sinh trùng, virus xâm nhập vào đường ruột, gây tổn thương.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến tiêu chảy:

  • Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh như thức ăn không nấu chín, thực phẩm không an toàn, uống nước chưa đun sôi, nguồn nước bị ô nhiễm,…
  • Tay bố mẹ hoặc dụng cụ nấu nướng không vệ sinh sạch sẽ khi chế biến thức ăn cho trẻ.
  • Do thuốc kháng sinh làm giảm lợi khuẩn trong đường ruột dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Số lượng hại khuẩn nhiều hơn lợi khuẩn dẫn đến tiêu chảy ở trẻ.
  • Trẻ uống nhiều nước uống có gas, nước ép trái cây nhiều đường làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày gây tiêu chảy.
  • Bố mẹ xử lý phân của trẻ chưa đúng cách, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, tăng nguy cơ mắc tiêu chảy.

Các nhóm thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ

Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì? Dưới đây là một số nhóm thuốc điều trị tiêu chảy phổ biến, bố mẹ có thể tham khảo:

Bù nước, điện giải giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy ở trẻ hiệu quả

Bù nước, điện giải giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy ở trẻ hiệu quả

Dung dịch bù nước điện giải

Dung dịch bù nước điện giải là lời giải đáp cho câu hỏi trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì. Khi trẻ đi ngoài liên tục, các tác nhân gây bệnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ruột non kích thích xuất tiết hoặc ức chế hấp thụ các chất.

Đồng thời , đại tràng không thể hấp thu hết các dịch xuất tiết mà đào thải ra ngoài dưới dạng phân lỏng nhiều nước. Tiêu chảy lâu ngày sẽ gây mất nước, mất điện giải dẫn đến cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Do đó, bù nước bù điện giải là yếu tố quan trọng đầu tiên trong điều trị tiêu chảy ở trẻ.

Dung dịch bù nước và điện giải Oresol là thuốc được dùng phổ biến cho trẻ em khi bị tiêu chảy. Dung dịch này có các thành phần chính gồm muối natri, đường glucose, nước, muối kali bào chế dạng viên sủi hoặc dạng bột.

*LƯU Ý khi dùng:

  • Dựa vào mức độ mất nước của trẻ, bố mẹ cần  điều chỉnh lượng nước  điện giải sao cho phù hợp.
  • Pha gói oresol theo hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc hướng dẫn sử dụng in trên bao bì.
  • Sau khi trẻ nôn trớ hoặc đi lỏng, bố mẹ nên cho trẻ uống từ 50 đến 100ml dung dịch bù nước, điện giải.
  • Dung dịch bù nước, điện giải đã pha sau 24 giờ đồng hồ không uống nên bỏ đi.
  • Sau khi uống gói bù nước, điện giải nếu trẻ có hiện tượng nôn ói, hãy cho trẻ nghỉ 15 phút rồi uống từ từ.
  • Pha oresol bằng nước đun sôi để nguội. Tuyệt đối không dùng nước khoáng bởi ion điện giải trong nước khoáng có thể gây sai lệch tỷ lệ các chất.

Thuốc hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột diosmectite (Smecta)

Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì? Câu trả lời chính là thuốc hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột diosmectite. Thành phần chính của nhóm thuốc này là đất sét với hoạt tính tự nhiên bao gồm magie silicat và nhôm kép.

Sau khi được cơ thể hấp thụ, các chất này sẽ hình thành lớp màng mỏng bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa để bảo vệ, ngăn ngừa các tác nhân tiêu chảy xâm nhập. Từ đó, cải thiện khuôn phân, thuyên giảm lượng phân thải ra cũng như giúp trẻ mau chóng hồi phục. Thuốc còn có tác dụng hấp phụ độc tố vi khuẩn.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như: Attapulgite, Diosmectite. Trong đó:

  • Diosmectite an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh do không hấp thụ và sẽ thải ra ngoài thông qua đường tiêu hóa.
  • Attapulgite không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tác dụng phụ của thuốc là gây táo bón. Dùng quá liều Attapulgite có thể gây thiếu phospho cho cơ thể.  Không dùng kết hợp Attapulgite với thuốc khác bởi sẽ làm giảm khả năng hấp thu thuốc đi kèm.

Thuốc cầm tiêu chảy Loperamide (Imodium)

Có thể bố mẹ chưa biết Loperamide là loại thuốc cầm tiêu chảy được sử dụng phổ biến nhất là đối với trường hợp tiêu chảy cấp. Loperamide có khả năng làm giảm nhu động ruột, hạn chế tiết dịch đường tiêu hóa, tăng lực co thắt hậu môn. Từ đó, giúp phân thành khuôn, thuyên giảm số lần trẻ đi ngoài.

Tuy nhiên, Loperamid chống chỉ định đối với trẻ dưới 6 tuổi bởi thuốc có thể làm xuất hiện các triệu chứng thần kinh.

Trong trường hợp dùng Loperamide liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ như đau bụng, khô miệng, liệt ruột, trướng bụng, táo bón, nôn, buồn nôn. Chính vì vậy, bố mẹ cần thận trọng khi sử dụng Loperamid cho trẻ.

*LƯU Ý khi dùng: Loperamide có tác dụng giảm nhu động ruột, chống co thắt gây kéo dài thời gian giữ phân làm tăng số lượng vi khuẩn trong ruột. Từ đó có thể làm tái nhiễm khuẩn cho trẻ. Bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống thuốc khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ

Bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống thuốc khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ

Thuốc trị tiêu chảy đau bụng bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol)

Thuốc bismuth subsalicylate là loại thuốc được dùng phổ biến để điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Thuốc có khả năng làm thuyên giảm các triệu chứng ở dạ dày như khó tiêu, chướng bụng, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn. Đây còn là thuốc chữa tiêu chảy cấp hiệu quả.

*LƯU Ý khi dùng: Thuốc chống chỉ định đối với trẻ em dưới 12 tuổi, thanh thiếu niên và trẻ em bị sốt hoặc thủy đậu, cúm.

Men vi sinh

Hệ vi sinh trong đường ruột của trẻ bao gồm hại khuẩn và lợi khuẩn. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là một trong những yếu tố dẫn đến tiêu chảy ở trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy lâu ngày sẽ làm niêm mạc đường ruột. Vì vậy, cần bổ sung nhiều lợi khuẩn nhằm bảo vệ niêm mạc đường ruột. Từ đó, sẽ hạn chế được tần suất bị tiêu chảy ở trẻ.

Men vi sinh thường được dùng để điều trị tiêu chảy hiệu quả đối với các trường hợp tiêu chảy cấp, tiêu chảy do kháng sinh. Bổ sung men vi sinh là phương pháp an toàn, ít tác dụng phụ.

Bên cạnh đó, men vi sinh còn có một số tác dụng như:

  • Ức chế, loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Giúp bé ăn ngon miệng hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn.
  • Bảo vệ hệ tiêu hóa.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Bố mẹ lưu ý tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh làm tình trạng của trẻ nặng hơn!

Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì. Tuy nhiên, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc nhằm tránh các tác dụng phụ. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa ở trẻ, bố mẹ hãy liên hệ theo hotline: 1900 366 để nhận được tư vấn từ chuyên gia của MEDIPLUS.

Xem thêm:

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám