Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì uống gì để nhanh lại sức?

Cập nhật 10/07/2023

1.1K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Tiêu chảy kéo dài khiến trẻ bị mất nước, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm lớn thậm chí gây trụy mạch tử vong. Theo chuyên gia nhi khoa MEDIPLUS, chế độ ăn uống của trẻ đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy, giúp trẻ mau chóng hồi phục. Vậy trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì uống gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để chăm sóc cho bé thật tốt nhé.

1. Trẻ bị tiêu chảy do bệnh lý đường tiêu hóa

Trẻ bị tiêu chảy, thường xuyên đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Bố mẹ cần theo dõi, quan sát tình trạng sức khỏe và thời gian bệnh của trẻ. Trong trường hợp trẻ mắc tiêu chảy cấp, bệnh sẽ kéo dài từ 7-14 ngày.

  • Trẻ dưới 1 tháng tuổi, có thể đi ngoài từ 4-10 lần/ ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi tần suất đi ngoài thường hơn 3 lần/ ngày.
  • Trẻ dưới 2 tuổi thường đi ngoài phân mềm, thành khuôn.
  • Trẻ lớn hơn sẽ đi ngoài trên 3 lần trong ngày với phân lỏng như nước.
Tiêu chảy là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến ở trẻ nhỏ

Ngoài dấu hiệu đi ngoài nhiều lần trong ngày, trẻ bị tiêu chảy có thể kèm theo một vài biểu hiện như:

  • Trẻ ô bụng kêu đau
  • Phân lỏng như nước và có mùi hôi khó chịu
  • Phân có lẫn máu
  • Phân nổi trên mặt nước
  • Phân có lẫn chất nhầy
  • Trẻ có biểu hiện buồn nôn
  • Trẻ nhìn xanh xao, mệt mỏi, nôn, quấy khóc,…

Trẻ bị tiêu chảy có thể do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chính là do nhiễm trùng đường ruột. Các ký sinh trùng, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, các bệnh lý như dị ứng thức ăn, chứng kích thích ruột, bệnh Celiac, bệnh Crohn, dùng kháng sinh lâu ngày chế độ ăn uống không đủ chất, không khoa học cũng là yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy ở trẻ.

>>> Mẹ cần biết: Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?

2. Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì uống gì để cầm?

Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất nước có thể gây các biến chứng nghiêm trọng như não phù nề, động kinh, suy thận,… thậm chí là tử vong. Do đó, nguyên tắc điều trị tiêu chảy cho trẻ quan trọng nhất là bù nước, điện giải. Vậy trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì để bổ sung nước, điện giải nhanh cầm và lấy lại sức?

Trẻ bị tiêu chảy cần bù nước nhiều hơn ngày thường

Trẻ bị tiêu chảy cần bù nước nhiều hơn ngày thường

2.1 Bù nước, điện giải bằng dung dịch ORS (oresol)

Oresol là dung dịch bù điện giải, bù nước thường được dùng để điều trị tiêu chảy ở trẻ em và người lớn.

Bảng thành phần của Oresol theo công thức của WHO và UNICEF:

Thành phần Hàm lượng (g/l)
Natri clorid 2,6
Glucose khan 13,5
Kali clorid 1,5
Natri citrat 2,9
Tổng cộng 20,5

Khi sử dụng orseol bù nước cho trẻ bố mẹ cần lưu ý: Cần pha gói oresol 27,9g cùng 1 lít nước sôi để nguội. Dung dịch oresol đã pha quá 24 giờ không uống hết, còn thừa cần phải bỏ đi.

Tùy vào độ tuổi của trẻ mà lượng dung dịch oresol cần bổ sung cũng khác nhau, cụ thể:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: sau mỗi lần đi ngoài cần cho trẻ uống từ 50 đến 100ml oresol.
  • Trẻ từ 2 đến 10 tuổi: sau mỗi lần đi ngoài, trẻ cần uống từ 100 đến 200ml oresol.
  • Trẻ trên 10 tuổi: Sau mỗi lần đi ngoài, trẻ cần uống lượng oresol đến khi hết khát.

2.2 Nước cháo muối

Nếu không có dung dịch oresol, bố mẹ có thể thay thế bằng nước cháo muối để bổ sung nước và điện giải cho trẻ. Nguyên liệu để nấu nước cháo muối bao gồm một ít muối, một nắm gạo và 1,2 lít nước đun nhừ với lửa nhỏ đến khi được 5 bát nước cháo (1 lít nước) thì tắt bếp và cho trẻ uống trong ngày.

2.3 Nước gạo rang muối

Nước gạo rang muối có tác dụng bù nước, làm thuyên giảm các triệu chứng của tiêu chảy. Để có nước gạo rang muối trước hết mẹ cần chuẩn bị một ít muối trắng và 100g gạo. Tiếp đó, cho gạo và muối vào chảo rang cho đến khi màu gạo chuyển sang vàng đậm, có mùi thơm thì cho thêm 300ml vào rồi đun sôi. Sau 5 phút tắt bếp và chắt nước ra cốc để trẻ uống 2 đến 3 thìa/ 1 lần. Khoảng 10 đến 15 phút, bố mẹ lại cho trẻ uống một lần.

2.4 Nước chuối hoặc hồng xiêm

Theo y học cổ truyền, hồng xiêm có tính mát, vị ngọt có công dụng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa. Tanin trong hồng xiêm giúp điều trị tiêu chảy hiệu quả.

Chuối là thực phẩm rất tốt cho trẻ bị tiêu chảy. Chuối chứa nhiều carbohydrates giúp tiêu hóa dễ dàng, chất pectin làm thuyên giảm tình trạng tiêu chảy và hỗ trợ hấp thụ chất lỏng. Ngoài ra chuối còn có kali để bù điện giải đã mất.

5 quả hồng xiêm hoặc chuối mua về rửa sạch rồi xay nhuyễn cùng 1 lít nước sôi để nguội, cho thêm 1 thìa cà phê muối ăn vào khuấy đều cho trẻ uống.

2.5 Súp cà rốt

Cà rốt có nhiều pectin giúp làm dịu nhu động ruột. Bởi bản chất của tiêu chảy chính là nhu động ruột co bóp quá mức. Pectin trong cà rốt đóng vai trò hút acid dịch vị, nước, nhầy, hỗ trợ niêm mạc hoạt động trở lại. Do đó, cho trẻ uống súp cà rốt sẽ giúp trẻ mau chóng hồi phục, làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 1 thìa cà phê đường và muối ăn, 500g cà rốt. Nấu nhừ cà rốt rồi cho vào máy xay sinh tố xay đến khi nhuyễn lọc lấy nước, bỏ bã. Sau đó, bỏ ít muối vào nước cà rốt rồi cho trẻ uống trong ngày.

3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ rất nhạy cảm với các thực phẩm dung nạp vào cơ thể. Nếu trẻ ăn các thực phẩm không phù hợp sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Do đó, bố mẹ cần nắm được trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ có thể tham khảo:

3.1 Thực phẩm cho trẻ ăn khi trẻ bị tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Thức ăn nên được chế biến lỏng và mềm hơn so với bình thường nhưng vẫn phải đảm bảo đủ tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ. Bố mẹ lưu ý cần chia nhiều bữa nhỏ cho trẻ, các bữa ăn cách nhau 2 tiếng đồng hồ. Khi bị tiêu chảy, một số loại thực phẩm có thể bổ sung cho trẻ như: thịt lợn nạc, thịt gà, khoai tây, gạo, dầu ăn, đậu tương, chuối, hồng xiêm, cà rốt.

Bố mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ cho trẻ bị tiêu chảy

Bố mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ cho trẻ bị tiêu chảy

3.2 Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Đối với trẻ nhỏ chưa cai sữa mẹ: sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Mẹ vẫn cho trẻ bú như bình thường với số lần bú tăng lên. Đường lactose trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ hấp thụ tốt ngay cả khi bị tiêu chảy. Sữa mẹ cũng phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ giúp bù lượng nước mà cơ thể đã mất đi.

Đối với trẻ nhỏ dùng sữa công thức: Bố mẹ nên cho trẻ uống sữa thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thời gian mỗi bữa cách nhau ít nhất 3 giờ đồng hồ. Cần pha loãng sữa hơn ngày thường, giữ nguyên lượng nước nhưng giảm sữa đi một nửa.

3.3 Trẻ trên 6 tháng tuổi

Với trẻ trên 6 tháng tuổi, ngoài bú mẹ, cần bổ sung cho trẻ các nguồn thực phẩm như trứng, thịt, sữa, cá,… kèm theo một chút mỡ, dầu nhằm tăng cường năng lượng.

Thức ăn cần được nấu chín, nấu kỹ hơn bình thường và bố mẹ nên cho trẻ ăn ngay sau khi nấu nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh nguy cơ bội nhiễm. Cần cho trẻ ăn nhiều trái cây chín, nước trái cây chín như đu đủ, xoài, chanh, cam, chuối,… để bổ sung kali cho cơ thể. Hạn chế cho trẻ uống nước giải khát công nghiệp vì chúng có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nặng hơn.

3.4 Lượng thức ăn cung cấp

Bố mẹ nên cho trẻ ăn càng nhiều càng tốt nhưng cần chia thành nhiều bữa nhỏ khoảng 6 bữa/ ngày hoặc nhiều hơn. Khi tình trạng tiêu chảy đã được cải thiện, bố mẹ nên cho trẻ ăn thêm một bữa mỗi ngày trong vòng 2 tuần để trẻ mau chóng hồi phục và ngăn ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng.

>>> Caafnn biết: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

4. Mẫu thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy nhanh lại sức

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì chắc hẳn là câu hỏi khiến nhiều bố mẹ băn khoăn. Chuyên gia nhi khoa MEDIPLUS hướng dẫn bố mẹ xây dựng thực đơn dinh dưỡng trong ngày cho trẻ bị tiêu chảy, cụ thể:

4.1 Thực đơn cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Giờ Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3+4
6h Uống sữa bò pha loãng ½  cùng nước cháo cà rốt: từ 100 đến 150ml hoặc cho trẻ bú sữa mẹ. Bú sữa mẹ hoặc uống sữa bò pha loãng ½ với sữa đậu tương hoặc nước cháo cà rốt từ 120 đến 180ml. Bú sữa mẹ hoặc uống sữa bò pha loãng ¾ với nước cháo từ 150 đến 200ml.
9h Bột thịt gà + cà rốt:

– 20g thịt gà nạc

– 2 thìa cà phê bột gạo

– ½ thìa dầu ăn

– 2 thìa cà phê cà rốt nghiền nát

– ½ quả chuối nghiền

Bột thịt gà + cà rốt

-20g thịt gà nạc

-2 thìa cà phê bột gạo

– ½ thìa dầu ăn

– 2 thìa cà phê cà rốt nghiền nát

-½ quả chuối nghiền

Bột thịt gà+ cà rốt

– 30g thịt gà nạc

– 2 thìa cà phê bột gạo

– ½ thìa dầu ăn

– 2 thìa cà phê cà rốt nghiền nát

12h Như bữa 6h Như bữa 6h Như bữa 6h
15h Bột thịt lợn + cà rốt:

– 20g thịt lợn thăn

– 2 thìa cà phê bột gạo

– ½ thìa dầu ăn

– 2 thìa cà phê cà rốt nghiền nát

– ½ quả táo nghiền

Bột thịt gà + cà rốt:

– 20g thịt gà nạc

– 2 thìa cà phê bột gạo

– ½ thìa dầu ăn

– 2 thìa cà phê cà rốt nghiền nát

– ½ quả chuối nghiền

Bột thịt lợn + cà rốt:

– 30g thịt lợn thăn

– 3 thìa cà phê bột gạo

– ½ thìa dầu ăn

– 2 thìa cà phê cà rốt nghiền nát

– ½ quả táo nghiền

18h Bú sữa mẹ hoặc uống sữa bò pha loãng ½  với sữa đậu tương hoặc nước cháo từ 100 đến 150ml. Bú sữa mẹ hoặc uống sữa bò pha loãng ½  với sữa đậu tương hoặc nước cháo từ 120 đến 180ml. Bú sữa mẹ hoặc uống sữa bò pha loãng ½  với sữa đậu tương hoặc nước cháo từ 150 đến 180ml.
21h Uống sữa công thức hoặc bú mẹ Uống sữa công thức hoặc bú mẹ Uống sữa công thức hoặc bú mẹ

4.2 Trẻ trên 6 tháng và dưới 1 tuổi

Giờ Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3+4
6h Uống sữa công thức hoặc bú mẹ Uống sữa công thức hoặc bú mẹ Uống sữa công thức hoặc bú mẹ
9h Bột thịt gà + cà rốt:

– 25g thịt gà

– 3 thìa cà phê bột gạo

– ½ thìa dầu ăn

– 3 thìa cà phê cà rốt nghiền nát

– ½ quả hồng xiêm nghiền

Bột thịt gà+ cà rốt:

– 25g thịt gà

– 3 thìa cà phê bột gạo

– ½ thìa dầu ăn

– 3 thìa cà phê cà rốt nghiền nát

– ½ quả táo nghiền

Bột thịt gà+ cà rốt:

– 25g thịt gà

– 3 thìa cà phê bột gạo

– ½ thìa dầu ăn

– 2 thìa cà phê cà rốt nghiền nát

12h Uống sữa công thức hoặc bú mẹ Uống sữa công thức hoặc bú mẹ Uống sữa công thức hoặc bú mẹ
14h Bột thịt lợn cà rốt:

– 25g thịt nạc thăn

– 3 thìa cà phê bột gạo

– ½ thìa dầu ăn

– 3 thìa cà phê cà rốt nghiền nát

– ½ quả chuối chín

Bột thịt lợn cà rốt:

– 25g thịt nạc thăn

– 3 thìa cà phê bột gạo

– ½ thìa dầu ăn

– 3 thìa cà phê cà rốt nghiền nát

– ½ quả chuối chín

Bột thịt lợn cà rốt:

– 30 thịt nạc thăn

– 4 thìa cà phê bột gạo

– ½ thìa dầu ăn

– 3 thìa cà phê cà rốt nghiền nát

– ½ quả hồng xiêm nghiền

– 15ml nước giá đỗ

16h Uống sữa công thức hoặc bú mẹ Uống sữa công thức hoặc bú mẹ Uống sữa công thức hoặc bú mẹ
18h Bột thịt gà + cà rốt:

– 25g thịt gà

– 3 thìa cà phê bột gạo

– ½ thìa dầu ăn

– 3 thìa cà phê cà rốt nghiền nát

– ½ quả hồng xiêm nghiền

Bột thịt gà + cà rốt:

– 25g thịt gà

– 3 thìa cà phê bột gạo

– ½ thìa dầu ăn

– 3 thìa cà phê cà rốt nghiền nát

– ½ quả táo nghiền

Bột thịt gà + cà rốt:

– 30g thịt gà

– 4 thìa cà phê bột gạo

– ½ thìa dầu ăn

– 3 thìa cà phê cà rốt nghiền nát

– 20g giá đỗ xay lấy 150ml để nấy bột

– ½ quả hồng xiêm

Sau 21h Uống sữa công thức hoặc bú mẹ Uống sữa công thức hoặc bú mẹ Uống sữa công thức hoặc bú mẹ

4.3 Trẻ trên 1 tuổi

Giờ Ngày 1+2 Ngày 3+4
6h Bú mẹ hoặc uống sữa bò pha loãng ½  cùng 200ml nước cháo + cà rốt hoặc 200m sữa đậu tương. Bú mẹ hoặc uống sữa bò pha loãng ½  cùng 200ml nước cháo + cà rốt hoặc 200m sữa đậu tương.
9h Cháo thịt gà + cà rốt:

– 30g thịt gà

– 30g gạo

– 1 thìa dầu ăn

– 50g cà rốt

– 20g giá đỗ hoặc xay lọc để lấy nước nấu cháo

Cháo thịt gà + cà rốt:

– 30g thịt gà

– 3 thìa cà phê bột gạo

– 1 thìa dầu ăn

– 50g cà rốt

– 20g giá đỗ hoặc xay lọc để lấy nước nấu cháo

11h Uống sữa pha cùng cháo cà rốt hoặc bú sữa mẹ

1 quả chuối tiêu nghiền

Uống sữa pha cùng cháo cà rốt hoặc bú sữa mẹ.

1 quả hồng xiêm nghiền

13h Cháo thịt gà + cà rốt:

– 30g thịt gà

– 30g gạo

– 1 thìa dầu ăn

– 50g cà rốt

– 20g giá đỗ hoặc xay lọc để lấy nước nấu cháo

Cháo thịt lợn + cà rốt:

– 30g thịt lợn nạc

– 30g gạo

– 1 thìa dầu ăn

– 50g cà rốt

– 20g giá đỗ

15h 200ml sữa đậu tương hoặc sữa bò

1 quả táo nghiền

200ml sữa đậu tương hoặc sữa bò

1 quả chuối tiêu

17h Cháo thịt lợn + cà rốt:

– 30g thịt lợn nạc

– 30g gạo

– 1 thìa dầu ăn

– 50g cà rốt

– 20g giá đỗ

Cháo thịt gà + cà rốt:

– 30g thịt gà

– 30g gạo

– 1 thìa dầu ăn

– 50g cà rốt

– 20g giá đỗ hoặc xay lọc để lấy nước nấu cháo

20h Bú mẹ hoặc uống sữa bò pha loãng ½  cùng 200ml nước cháo + cà rốt hoặc 200m sữa đậu tương. Bú mẹ hoặc uống sữa bò pha loãng ½  cùng 200ml nước cháo + cà rốt hoặc 200m sữa đậu tương.

Những chia sẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng giúp cha mẹ có thêm những thông tin cũng như chế độ và khẩu phần ăn cho bé. Ngoài ra để phòng ngừa trẻ không bị tiêu chảy, hạn chế những biến chứng do tiêu chảy gây ra, bố mẹ lưu ý một số biện pháp phòng ngừa dưới đây:

  • Rửa tay cho trẻ bằng xà bông từ 15 đến 30 giây sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Để trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và bú mẹ đến khi 2 tuổi.
  • Cho trẻ uống nước đun sôi kỹ, ăn các thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Tiêm vắc xin phòng Rotavirus để ngăn ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì mà bố mẹ thắc mắc. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu còn điều gì thắc mắc, bố mẹ có thể liên hệ theo Hotline 1900 3366 để nhận được giải đáp từ các chuyên gia MEDIPLUS!

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Tags

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Trẻ sơ sinh đi ngoài phân màu xanh đen là bị làm sao?

      Màu sắc phân của trẻ là một trong những dấu…

      Tham vấn y khoa:

      Chuyên mục: Nhi

      Tiêu chảy cấp ở trẻ em Bác sĩ hướng dẫn mẹ chăm sóc bé tại nhà

      Tiêu chảy cấp là rối loạn tiêu hóa thường gặp…

      Tham vấn y khoa:

      Chuyên mục: Nhi

      Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

      Tiêu chảy kéo dài rất dễ khiến trẻ sơ sinh…

      Tham vấn y khoa:

      Chuyên mục: Nhi

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám