Khi đang bị kinh nguyệt thì có nội soi đại tràng được không?

Cập nhật 01/10/2023

11.3K

ThS. BS Lê Văn Vinh

Tham vấn y khoa:ThS. BS Lê Văn Vinh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Có kinh có nội soi đại tràng được không? là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ khi muốn thực hiện nội soi đại tràng nhưng lại đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Cùng tìm hiểu vấn đề này với Tổ hợp y tế MEDIPLUS qua bài viết dưới đây.

1. Nội soi đại tràng khi đang bị hành kinh – Có được không?

Theo ThS. BS Lê Văn Vinh khi người bệnh có các dấu hiệu bệnh lý đại tràng như đau bụng, rối loạn đại tiện, đi ngoài ra máu… thì nội soi đại tràng là một phương pháp hiệu quả, được sử dụng để chẩn đoán cũng như can thiệp điều trị sớm. Tuy nhiên, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt KHÔNG NÊN thực hiện kỹ thuật này trừ các trường hợp thực sự cần thiết.

Trong thời gian có kinh nguyệt, người phụ nữ bị mất máu, cơ thể thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Điều này khiến người bệnh có thể không đảm bảo đủ sức khỏe để thực hiện nội soi. Mặt khác, nội soi đại tràng là phương pháp sử dụng ống nội soi mềm qua đường hậu môn ngược lên phía trên đại trực tràng. Việc có kinh nguyệt trong khi nội soi có thể gây ra nhiều bất tiện do âm đạo và hậu môn ở tương đối gần nhau.

Bệnh nhân đang trong chu kỳ kinh nguyệt nên đợi tới khi sạch kinh mới nên thực hiện nội soi đại tràng. Hoặc, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp thăm khám đại tràng khác trong thời gian này.

Đang có kinh nguyệt có nội soi đại tràng được không?

Đang có kinh nguyệt có nội soi đại tràng được không?

2. Khám đại tràng khi đang bị kinh nguyệt

Trong thời gian có kinh không nên nội soi, nếu muốn thăm khám đại tràng, người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp khác như siêu âm, CT, MRI,… Tùy thuộc vào triệu chứng, bệnh lý, bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp.

Siêu âm đại tràng

Siêu âm đại tràng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có sử dụng sóng âm tần số cao để thu được hình ảnh bên trong của đại tràng cùng các cơ quan lân cận. Đây là phương pháp chẩn đoán an toàn, không xâm lấn, có thể chẩn đoán được một số tình trạng như tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột hoặc thành đại tràng dày. Kỹ thuật cũng có thể phát hiện được các tổn thương polyp hay các khối u kích thước không quá nhỏ bên trong đại tràng nhưng độ đặc hiệu không cao.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là một xét nghiệm thường quy, thường được thực hiện khi bệnh nhân tới thăm khám. Thực hiện xét nghiệm máu đánh giá các chỉ số sinh hóa, công thức máu, chất chỉ điểm ung thư kết hợp với các triệu chứng lâm sàng có thể giúp bác sĩ có những chẩn đoán sơ bộ ban đầu. Đôi khi viêm loét hay chảy máu đại tràng có thể gây nên tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân.

Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân là một phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý ảnh hưởng đến đường tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng. Mẫu phân được lấy đem phân tích dưới kính hiển vi, thực hiện các xét nghiệm sinh hóa, vi sinh,… Qua đó, đánh giá màu sắc, độ đặc,… tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng: ký sinh trùng, vi khuẩn, virus,…và chẩn đoán bệnh lý.

Chụp X quang

Chụp X quang đại tràng là phương pháp sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh bên trong đại tràng. Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở đại tràng: như viêm, ung thư hay polyp đại tràng.

Chụp CT hoặc MRI

Chụp CT (cắt lớp vi tính) và MRI (cộng hưởng từ) là các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, cho phép thu được những thông tin thường chỉ có được bằng cách thực hiện nội soi đại tràng. Kỹ thuật này có thể được sử dụng thay cho nội soi để phát hiện ung thư hay các tổn thương khác của đại tràng. Khi chụp CT dựng hình toàn bộ khung đại tràng được gọi là phương pháp nội soi đại tràng ảo.

Máy chụp cắt lớp vi tính của Tổ hợp Y tế Mediplus

Máy chụp cắt lớp vi tính của Tổ hợp Y tế Mediplus

3. Những trường hợp không nên đi nội soi đại tràng

Bên cạnh những bệnh nhân đang trong chu kỳ kinh nguyệt, có một số trường hợp khác cũng không nên đi khám nội soi đại tràng:

  • Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt trong những tháng đầu của thai kỳ.
  • Bệnh nhân mới phẫu thuật đường ruột hoặc dùng phóng xạ vùng ổ bụng, khoang chậu bởi lúc này đường ruột còn yếu, phẫu thuật có thể chưa lành. Việc nội soi đại tràng có thể gây ra những tổn thương cho ruột và ổ bụng.
  • Bệnh nhân đang viêm phúc mạc, thủng ruột, tắc ruột,…
  • Người đang bị nhiễm độc tiêu hóa (kiết, lỵ); viêm loét đại tràng nhiễm độc.
  • Người có bệnh lý về tim, phổi nặng; chức năng tim phổi không bình thường cần cân nhắc kỹ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phụ nữ đang mang thai là đối tượng không nên thực hiện nội soi đại tràng

Phụ nữ đang mang thai là đối tượng không nên thực hiện nội soi đại tràng

Trong bất kể trường hợp nào, bạn không được tự ý thực hiện nội soi. Khi có các triệu chứng bệnh lý đại tràng, bạn nên tới cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện nội soi  đại tràng trong trường hợp cần thiết. Bệnh nhân cần chuẩn bị sức khỏe cũng như tinh thần tốt trước khi thực hiện nội soi.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi có kinh có nội soi đại tràng được không? 

Phụ nữ đang trong trong thời gian có kinh nguyệt không nên thực hiện nội soi đại tràng trừ trường hợp thực sự cần thiết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số hotline 1900 3366.

*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Xem thêm:

6 điều cần biết về nội soi đại tràng cho trẻ em

[Giải đáp] Có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám