Bà bầu liệu có thể nội soi đại tràng được không?

Cập nhật 25/09/2023

3.3K

ThS. BS Lê Văn Vinh

Tham vấn y khoa:ThS. BS Lê Văn Vinh

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Nội soi đại tràng là phương pháp giúp phát hiện, chẩn đoán và can thiệp điều trị hiệu quả với các bệnh lý đại, trực tràng nói chung. Tuy nhiên, bà bầu có nội soi đại tràng được không? Đây là thắc mắc của nhiều mẹ khi gặp phải các vấn đề về đại tràng và tiêu hóa trong thời gian mang thai. Hãy cùng tìm hiểu với Tổ hợp y tế MEDIPLUS nhé.

>>> Xem thêm:

Mẹ bầu có nên nội soi đại tràng khi gặp các vấn đề về tiêu hóa?

Mẹ bầu có nên nội soi đại tràng khi gặp các vấn đề về tiêu hóa?

1. Bầu có nội soi đại tràng được không?

Nếu mẹ bầu còn đang băn khoăn có nên nội soi đại tràng khi mang thai không thì câu trả chắc chắn là Không nên, đặc biệt với những mẹ mang thai từ tháng thứ 4 trở đi. Bởi lúc này thai nhi đã có sự phát triển mạnh về cân nặng và kích thước. 

Nếu các biểu hiện, triệu chứng về đại tràng của mẹ có thể kiểm soát và không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi, bác sĩ sẽ không khuyến khích mẹ bầu thực hiện kỹ thuật này. Đối với phụ nữ mang thai, nội soi đại tràng chỉ được thực hiện trong những tình huống thực sự cần thiết, khẩn cấp và bắt buộc. Việc nội soi sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cả sản phụ và thai nhi. 

Với phương pháp nội soi đại tràng không đau, việc sử dụng thuốc mê có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, gây ra tác dụng phụ như hạ huyết áp dẫn tới không đủ oxy cho cả mẹ và bé. Thậm chí, thuốc mê có thể ảnh hưởng gây ra dị dạng ở thai nhi.

Một số biến chứng khác của quá trình nội soi do ảnh hưởng của thuốc tiền mê như rối loạn nhịp tim, đau đầu, chóng mặt … cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của sản phụ. Mẹ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, chướng bụng, đau tức bụng vùng đại tràng … sau khi thực hiện kỹ thuật nội soi. Và điều này là không tốt cho cả mẹ và bé. 

Thuốc mê có thể gây ra dị dạng ở thai nhi

Thuốc mê có thể gây ra dị dạng ở thai nhi

Trong quá trình nội soi, mặc dù hiếm gặp nhưng đại tràng có thể bị rách và tổn thương. Điều đó gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cả mẹ và bé. Ngoài ra, do bị kích thích bởi ống nội soi, mẹ bầu có nguy cơ sinh non, đẻ thiếu tháng.

Mẹ hãy đọc bài viết 5+ biến chứng có thể xảy ra sau nội soi đại tràng của Tổ hợp y tế MEDIPLUS để hiểu kỹ hơn về những biến chứng có thể xảy ra sau nội soi.

2. Phương pháp thăm khám đại tràng khi đang mang thai

Tuy không thể thực hiện nội soi khi mang thai nhưng mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp thăm khám đại tràng khác trong thời gian này. Tùy thuộc vào bệnh lý đại tràng mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp.

  • Siêu âm đại tràng

Siêu âm đại tràng là phương pháp sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh cấu trúc bên trong của đại tràng. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn đối với các mẹ trong thời gian mang thai. Nhờ siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện được các tổn thương như khối u hay polyp đại tràng lớn. 

Một số tình trạng bệnh lý như tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột hay dày thành đại tràng cũng có thể được chẩn đoán nhờ siêu âm. 

Mẹ bầu có thể thực hiện khám đại tràng bằng siêu âm

Mẹ bầu có thể thực hiện khám đại tràng bằng siêu âm

Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, do sự phát triển của thai nhi và tử cung của mẹ mà đại tràng bị đẩy lên cao. Vì vậy, siêu âm có thể khó quan sát được hết các tổn thương của đại tràng.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh các bộ phận bên trong cơ thể. Đây là một trong những phương pháp mẹ bầu có thể sử dụng để khám bệnh đại tràng khi không thể nội soi. 

MRI tạo ra hình ảnh tương đối chi tiết với độ phân giải cao, giúp bác sĩ phát hiện các tổn thương của đại tràng. Tuy nhiên, phương pháp đòi hỏi phải có trang thiết bị, máy móc hiện đại, chỉ thấy vị trí tổn thương mà không thể can thiệp, cắt bỏ như nội soi.

  • Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân là phương pháp được sử dụng để chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa trong đó có đại tràng. Mẫu phân sau khi lấy sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để thực hiện kiểm tra bằng kính hiển vi, xét nghiệm vi sinh và xét nghiệm hóa học để tìm hồng cầu ẩn trong phân, kháng thể, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus,… 

Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh hay xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng của mẹ bầu.

Mẫu phân sau khi lấy được gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra

Mẫu phân sau khi lấy được gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra

3. Kiểm soát tình trạng của đại tràng khi đang bầu thế nào?

Các vấn đề về đại tràng có thể gây ra những triệu chứng như ăn uống không ngon miệng, chướng bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện… khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu; ảnh hưởng tới sự hấp thu dinh dưỡng của mẹ bầu. Và điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi. 

Do đó, mẹ cần lưu ý một số điều sau để có thể kiểm soát tốt tình trạng của đại tràng trong thời gian mang bầu.

3.1. Chế độ ăn uống khoa học

Bệnh đại tràng là bệnh lý của đường tiêu hóa vì vậy, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh, làm giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả. Ngoài ra, việc ăn uống khoa học giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Mẹ bầu nên: 

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa. Ăn vừa đủ, không quá no trong 1 bữa ăn, tránh để đại tràng hoạt động nhiều.
  • Bổ sung nhiều nước, chất xơ và vitamin cho cơ thể.
  • Tránh các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, cồn, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê….
  • Lựa chọn cách chế biến thực phẩm thành món ăn dễ tiêu như băm nhỏ, ninh, hầm nhừ… để tránh gây áp lực cho dạ dày và đại tràng.
Mẹ bầu nên bổ sung đủ nước, chất xơ và vitamin cho cơ thể

Mẹ bầu nên bổ sung đủ nước, chất xơ và vitamin cho cơ thể

3.2. Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Ngoài chế độ ăn uống khoa học mẹ bầu cũng nên có một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý giúp cho tinh thần được thoải mái trong suốt thai kỳ. Điều này có lợi cho thai nhi, đồng thời giúp mẹ kiểm soát tốt tình trạng của đại tràng.

  • Vận động nhẹ nhàng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ bầu có thể lựa chọn các bài tập nhẹ như đi bộ hay yoga…
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, không làm công việc quá mất sức, quá nặng để giữ sức khỏe.
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh stress, căng thẳng.
Vận động nhẹ nhàng rất tốt cho hệ tiêu hóa

Vận động nhẹ nhàng rất tốt cho hệ tiêu hóa

3.3. Tuân thủ theo lịch khám thai định kỳ

  • Tuân thủ theo lịch khám thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Nếu mẹ bầu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về đại tràng như chướng bụng, rối loạn đại tiện, chán ăn, mệt mỏi kéo dài… phải thông báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời. 
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có tư vấn từ bác sĩ.

Hy vọng qua bài viết trên đây, mẹ bầu đã trả lời được câu hỏi bà bầu có nội soi đại tràng được không? 

Trong thời gian mang thai, mẹ chỉ nên thực hiện nội soi đại tràng trong trường hợp bắt buộc, thực sự cần thiết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số hotline 1900 3366.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Nội soi tiêu hóa: Quy trình, kỹ thuật, bảng giá mới nhất 2023

    Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán các bệnh liên quan đến tiêu hóa hiện đại nhất. Chính vì vậy, các vấn đề…

    28 Th8, 2023
    3.2K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Nội soi tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám