Có nên đi nội soi đại tràng không? – Chuyên gia GIẢI ĐÁP

Cập nhật 24/06/2023

2.1K

ThS. BS Lê Văn Vinh

Tham vấn y khoa:ThS. BS Lê Văn Vinh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Hiện nay các bệnh lý về đại tràng ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa, vì thế nhiều người thắc mắc có nên đi nội soi đại tràng không? Lúc nào thì nên tiến hành nội soi? Để giải đáp được hết những thắc mắc này, hãy cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tham khảo ý kiến của các chuyên gia ngay sau đây!

Xem thêm:

1. Có nên đi nội soi đại tràng không?

Câu trả lời là có nên! Đặc biệt là khi bạn có các dấu hiệu bất thường và thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng.

Nội soi đại tràng cho phép nhìn thấy toàn bộ hình ảnh đại tràng, đảm bảo phát hiện được tất cả các dấu hiệu bất thường, tổn thương niêm mạc, các vùng bị viêm, polyp đại tràng… Qua đó bạn có thể nắm được tình trạng sức khỏe đường ruột của mình và có phương án xử lý kịp thời (nếu cần thiết).

Có nên đi nội soi đại tràng bởi đây là phương pháp chẩn đoán chính xác

Có nên đi nội soi đại tràng bởi đây là phương pháp chẩn đoán chính xác

Đặc biệt, không chỉ có giá trị phát hiện tổn thương, mẫu sinh thiết từ nội soi còn là “tiêu chuẩn vàng” để phát hiện sớm ung thư, đồng thời can thiệp điều trị (cắt bỏ polyp) nếu có.

Cụ thể, nội soi đại tràng có rất nhiều công dụng:

  • Chẩn đoán các bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa: viêm loét đại tràng, viêm manh tràng, polyp trực tràng…
  • Cắt polyp đại tràng ngay tại thời điểm nội soi
  • Sinh thiết khối u tại đại tràng.
  • Tầm soát ung thư đại trực tràng.

Xem thêm:

2. Khi nào nên đi nội soi đại tràng?

Nhờ sự ra đời của nội soi, hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh lý đại tràng đã tăng lên đáng kể. Vì thế, bệnh nhân nên đến khám và nội soi đại tràng sớm khi xuất hiện các triệu chứng sau hoặc thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao:

  • Dấu hiệu trên hệ thống tiêu hóa: Đau bụng bất thường, thay đổi thói quen đại tiện, đi ngoài ra máu, phân không thành khuôn, nhỏ dẹt hơn bình thường…
  • Dấu hiệu toàn thân: Thiếu máu, mệt mỏi, giảm cân đột ngột không do chế độ ăn uống hay luyện tập…
  • Sờ thấy khối u ở vùng bụng dưới
  • Người bị viêm loét đại tràng: Nên nội soi đại tràng tùy thuộc vào tình trạng bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người trên 50 tuổi: Đây là nhóm nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao, nên đi nội soi tầm soát ung thư.
  • Người có tiền sử polyp đại tràng, ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung đã chữa khỏi… thì nên nội soi tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tiền sử gia đình có người thân bị đa polyp đại tràng, ung thư đại tràng nên nội soi đại tràng hàng năm.
Nên đi nội soi đại tràng ngay khi bị đau bụng bất thường và kéo dài

Nên đi nội soi đại tràng ngay khi bị đau bụng bất thường và kéo dài

3. Nội soi đại tràng có nguy hiểm hay gây hại cho cơ thể?

Hiện có 2 hình thức nội soi đại tràng đó là nội soi tiền mê và nội soi không tiền mê. Với nội soi tiền mê, bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau đớn khi thực hiện thủ thuật này.

Và dù lựa chọn hình thức nào, bệnh nhân có thể yên tâm bởi nội soi là kỹ thuật đảm bảo an toàn, không gây hại cho cơ thể khi thực hiện đúng quy trình. Đây cũng là lý do mà bệnh nhân nên đi nội soi đại tràng tại các địa chỉ uy tín có trang bị thiết bị hiện đại cùng với các bác sĩ có chuyên môn cao.

Nội soi đại tràng kết hợp cắt polyp lớn có thế khiến bệnh nhân bị đau bụng, buồn nôn, chóng mặt khi thực hiện

Nội soi đại tràng kết hợp cắt polyp lớn có thế khiến bệnh nhân bị đau bụng, buồn nôn, chóng mặt khi thực hiện

Nội soi đại tràng thông thường rất hiếm xảy ra biến chứng. Trong trường hợp nội soi có can thiệp như cắt polyp lớn hay phẫu thuật nội soi cắt hớt niêm mạc (EMR), phẫu thuật nội soi cắt tách hạ niêm mạc (ESD) có thể xảy ra một vài biến chứng sau (tần suất chỉ khoảng 1/1000):

  • Tổn thương (rác hoặc thủng) đại tràng
  • Đau bụng, buồn nôn, chóng mặt
  • Phản ứng với thuốc an thần hoặc gây mê

Các biến chứng nặng rất hiếm xảy ra, tuy nhiên có thể gặp tại những cơ sở y tế không uy tín. Vì vậy bạn nên lựa chọn thực hiện nội soi tại các bệnh viện, phòng khám lớn đảm bảo chất lượng.

4. Mức chi phí nội soi đại tràng ở bệnh viện

Giá nội soi đại tràng có sự chênh lệch ở các địa chỉ là do các yếu tố: cơ sở vật chất, phương pháp thực hiện (tiền mê hoặc không tiền mê), trình độ chuyên môn bác sĩ,… Về cơ bản mức giá trung bình sẽ như sau:

Chi phí nội soi không tiền mê

  • Viện công: 700.000 đến 1.000.000
  • Viện tư: 1.200.000 đến 3.000.000

Chi phí nội soi có tiền mê

  • Viện công: 1.700.000 đến 2.500.000
  • Viện tư: 2.000.000 đến 3.500.000

Có thể thấy việc thực hiện nội soi không tốn quá nhiều chi phí, bệnh nhân nếu thấy có dấu hiệu nên đi nội soi để đảm bảo sức khỏe.

Lưu ý: Khi khám ở các bệnh viện công, nếu bạn có bảo hiểm có thể được thanh toán tối đa là 80% (đúng tuyến), và 40% nếu trái tuyến.

Dịch vụ chăm sóc đem đến trải nghiệm y tế khác biệt tại tổ hợp y tế MEDIPLUS

Dịch vụ chăm sóc đem đến trải nghiệm y tế khác biệt tại tổ hợp y tế MEDIPLUS

5. Cần chuẩn bị gì trước khi đi nội soi đại tràng

Để quá trình nội soi đại tràng diễn ra thuận lợi nhất, bạn nên lưu ý:

  • Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân thay đổi chế độ ăn trước 2 – 3 ngày làm thủ thuật. Trong những ngày này bạn cũng nên dùng những thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa như bánh mì, cơm, thịt nạc, trứng…
  • Sau khi uống thuốc làm sạch đại tràng, không ăn, uống bất kỳ thực phẩm, nước có màu nào để tránh gây che lấp tổn thương ở đại tràng.
  • Thông báo trước với bác sĩ nếu có dị ứng với thuốc mê, thuốc tê hoặc bất kỳ loại thuốc nào.
  • Vào ngày nội soi bạn nên đi cùng với người nhà vì bạn có thể bị chóng mặt bởi tác dụng của thuốc tiền mê hoặc an thần. Bạn cũng không nên điều khiển phương tiện sau khi nội soi.
Nên sử dụng các thực phẩm dễ tiêu trước khi đi nội soi đại tràng

Nên sử dụng các thực phẩm dễ tiêu trước khi đi nội soi đại tràng

6. Những cách kiểm tra đại tràng khác mà không cần nội soi

Mặc dù nội soi đại tràng là kỹ thuật chẩn đoán được khuyến cáo hàng đầu, nhưng trong một số trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân chưa thể thực hiện nội soi thì bác sĩ có thể tiến hành một số phương pháp sau:

Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng 

Phương pháp này được chỉ định khi nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm ký sinh trùng. Mẫu phân được thu thập, sau đó tiến hành nuôi cấy để xác định sự có mặt và chủng của ký sinh trùng gây nhiễm trùng, trên cơ sở đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Siêu âm đại tràng

Siêu âm đại tràng là kỹ thuật không xâm lấn, an toàn và khá phổ biến với giá thành rẻ. Phương pháp này có thể chẩn đoán được polyp đại tràng, tình trạng xoắn ruột, lồng ruột, tắc ruột…

Tuy nhiên siêu âm không phát hiện được những tổn thương nhỏ hoặc những khối u mới xuất hiện, hình ảnh siêu âm không rõ ràng ở những đoạn ruột bị che khuất. Kết quả siêu âm phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và chuyên môn của bác sĩ.

Siêu âm sử dụng sóng tần số cao giúp quan sát các cơ quan bên trong cơ thể

Siêu âm sử dụng sóng tần số cao giúp quan sát các cơ quan bên trong cơ thể

Chụp X-quang khung đại tràng có thuốc cản quang

Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ đắc lực chẩn đoán một số bệnh tại đại tràng như ung thư, polyp đại tràng lớn. Kỹ thuật này nhìn chung là rẻ hơn, có mức độ xâm lấn ít hơn, ít khó chịu hơn so với nội soi, tuy nhiên bệnh nhân cũng cần tuân thủ các hướng dẫn trước khi chụp để chất lượng hình ảnh thu được là tốt nhất.

Điều kiện chụp X-quang là người bệnh phải được thụt tháo ruột sạch hoàn toàn trước khi cho thuốc cản quang. Bên cạnh đó trước khi thực hiện 2 ngày, bệnh nhân không ăn các loại thức ăn nhiều chất xơ, đồ ăn lên men và cần sử dụng thuốc nhuận tràng.

Kết quả chụp X-quang đại tràng cản quang

Kết quả chụp X-quang đại tràng cản quang

Chụp CT hoặc MRI

Chụp CT (cắt lớp vi tính) và MRI (chụp cộng hưởng từ hạt nhân) tạo nên hình ảnh chi tiết của đại trực tràng, từ đó có thể phát hiện được ung thư và các bất thường đường ruột khác.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó là chỉ có thấy vị trí tổn thương mà không thể can thiệp, cắt bỏ như nội soi. Bệnh nhân có thể bị nhiễm tia xạ, mặc dù mức độ ảnh hưởng nằm trong giới hạn.

Máy chụp cắt lớp vi tính tại Tổ hợp y tế MEDIPLUS

Máy chụp cắt lớp vi tính tại Tổ hợp y tế MEDIPLUS

Hy vọng tất cả những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Có nên đi nội soi đại tràng không?” Câu trả lời là bạn nên đi nội soi ngay khi có các triệu chứng như: đau bụng bất thường, thay đổi thói quen đại tiện, đi ngoài ra máu, phân không thành khuôn, nhỏ dẹt hơn bình thường…

Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366.

*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Nội soi tiêu hóa: Quy trình, kỹ thuật, bảng giá mới nhất 2023

    Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán các bệnh liên quan đến tiêu hóa hiện đại nhất. Chính vì vậy, các vấn đề…

    28 Th8, 2023
    3.0K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Nội soi tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám