Nội soi đại tràng khi nào? 5 thời điểm cần đến viện ngay

Cập nhật 19/08/2023

2.5K

ThS. BS Lê Văn Vinh

Tham vấn y khoa:ThS. BS Lê Văn Vinh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Nội soi đại tràng khi nào để giúp phát hiện chính xác các bệnh liên quan tới đại tràng đang có xu hướng gia tăng hiện nay và có phương án điều trị kịp thời? Hãy cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tìm hiểu ngay sau đây!

1. Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh lý tiêu hóa

Phương pháp nội soi đại tràng được chỉ định nếu bệnh nhân có các triệu chứng đường tiêu hóa dưới sau đây:

  • Đau bụng thường xuyên: Xuất hiện các cơn đau âm ỉ, đau quặn thắt vùng bụng (đặc biệt là đau ở vị trí dưới rốn).
  • Đi ngoài ra máu: Người bệnh đi ngoài ra máu đỏ tươi. Ngoài ra phân có thể lẫn chất nhầy, không thành khuôn, có màu đen
  • Thay đổi khuôn phân: phân nhỏ dẹt hơn bình thường.
  • Ngứa, rát hậu môn: Sau khi đi đại tiện có cảm giác ngứa, rát hậu môn.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài: Người bệnh thay đổi thói quen đại tiện, đại tiện trở nên bất thường (đi tiêu kéo dài một hoặc hai tuần, cảm giác đại tiện không hết…)
  • Giảm cân, mệt mỏi, suy nhược: Giảm cân không rõ nguyên nhân, không liên quan đến ăn kiêng và luyện tập.

Nếu thấy các dấu hiệu bất thường đường tiêu hóa ở trên, bạn nên đi khám để được đánh giá và nội soi đại tràng.

>>> Tham khảo các bài viết:

Bệnh nhân có các triệu chứng bất thường đường tiêu hóa dưới nên đi nội soi đại tràng

Bệnh nhân có các triệu chứng bất thường đường tiêu hóa dưới nên đi nội soi đại tràng

2. Có dấu hiệu bất thường khi chụp X Quang đại tràng

Chụp X Quang đại tràng có thể phát hiện các tình trạng: hẹp hoặc phình đại tràng, loét đại tràng, các khối u bề mặt niêm mạc đại tràng hoặc polyp đại tràng… Lúc này bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định đi nội soi.

Polyp đại tràng là thuật ngữ mô tả nhiều khối u lành tính lồi vào bên trong niêm mạc đại trực tràng. Những khối u này được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tạo thành, nếu không phát hiện và cắt bỏ sớm, chúng sẽ tăng kích thước và có thể tiến triển thành ung thư..

Nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 90% ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp.

Phát hiện Polyp đại tràng nhờ chụp X quang

Phát hiện Polyp đại tràng nhờ chụp X quang

Nội soi đại tràng không những phát hiện được các bất thường ở niêm mạc đại tràng, mà các bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ Polyp đại tràng ngay tại thời điểm nội soi.

Ngoài việc phát hiện và loại bỏ những tổn thương do Polyp đại tràng – dấu hiệu sớm có thể phát triển thành ung thư thì đây cũng là biện pháp giúp tầm soát ung thư hiệu quả với độ chính xác cao lên tới 80 – 90%. Hơn nữa, mẫu sinh thiết lấy từ nội soi được coi là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán chính xác ung thư.

Xem thêm bài: Nội soi đại tràng có phát hiện ung thư không?

3. Người trên 50 tuổi nên nội soi đại tràng định kỳ

Các trường hợp phát hiện polyp đại trực tràng hoặc ung thư đại trực tràng trong các nghiên cứu trên thế giới phần lớn gặp ở những người trên 50 tuổi. Chính vì vậy, cần nội soi đại tràng càng sớm càng tốt ở tất cả mọi người ở độ tuổi trên 50 để tầm soát ung thư, kể cả khi không có triệu chứng gì.

Tuy nhiên, bạn không nên mặc định đến tuổi 50 mới đi nội soi để tầm soát ung thư.

Theo nghiên cứu từ Trường Y Harvard thì tỷ lệ ung thư đại trực tràng của người độ tuổi 45 – 50 ngày càng có xu hướng tăng cao. Vì vậy, bạn nên đi nội soi đại tràng ít nhất 1 lần để tầm soát ung thư ngay từ độ tuổi 40.

4. Khi có tiền sử ung thư đại tràng

Nếu bệnh nhân có tiền sử hoặc trong gia đình có người bị ung thư đại tràng (bố mẹ, anh chị em ruột, con cái) thì nên đi nội soi đại tràng để tầm soát.

Những đối tượng này nên đi nội soi đại tràng định kỳ 3 năm/lần để sàng lọc trước tuổi 40 kể cả khi không có triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa. Việc nội soi định kỳ sớm sẽ giúp tầm soát ung thư hiệu quả nhất.

Người có tiền sử ung thư đại tràng nên đi nội soi định kỳ 3 năm/lần

Người có tiền sử ung thư đại tràng nên đi nội soi định kỳ 3 năm/lần

5. Đến lịch nội soi định kỳ

Nếu bạn đã đến lịch nội soi định kỳ nên tuân thủ đi thăm khám và nội soi theo yêu cầu. Theo các chuyên gia, lịch nội soi còn tùy vào từng đối tượng:

  • Người bình thường chưa từng có bệnh lý đại tràng và có sức khỏe bình thường nên bắt đầu đi nội soi từ tuổi 40 với tần suất 3 – 5 năm/lần.
  • Nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh đại tràng (tiêu chảy, táo bón kéo dài, phân lẫn máu, đau bụng, tiền sử gia đình đã có người thân mắc bệnh, đang bị viêm loét đại tràng mãn tính hay bệnh Crohn…) tần suất soi định kỳ từ 1 – 3 năm/lần tùy theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người bệnh đã có Polyp đại tràng cần theo dõi  1 – 3 năm/lần.
  • Người bệnh đang trong quá trình điều trị các bệnh lý nên theo dõi theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa ung thư. Bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật sau 1, 3, 5 năm cần nội soi định kỳ để phòng tái phát.

Tuân thủ lịch nội soi định kỳ sẽ giúp đảm bảo sức khỏe, phòng tránh nguy cơ bệnh lý hiệu quả.

Lựa chọn nội soi định kỳ đại tràng tại Tổ hợp y tế MEDIPLUS

Lựa chọn nội soi định kỳ đại tràng tại Tổ hợp y tế MEDIPLUS

6. Có thể khám đại tràng bằng cách nào khác mà không cần nội soi

Nội soi là phương pháp chủ yếu để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan tới dạ dày, tuy nhiên, đây không phải là phương pháp duy nhất. Trong trường hợp nghi ngờ, người bệnh chưa thể nội soi hoặc không thể nội soi bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp sau:

6.1. Xét nghiệm phân

Xét nghiệm được chỉ định khi nghi ngờ xuất huyết vi thể để tìm hồng cầu ẩn trong phân hoặc ký sinh trùng trong phân.

Xét nghiệm phân khi  nghi ngờ đại tràng bị viêm nhiễm

Xét nghiệm phân khi  nghi ngờ đại tràng bị viêm nhiễm

6.3. Siêu âm đại tràng

Siêu âm đại tràng là kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh, sử dụng sóng có tần số cao để thu được các hình ảnh bên trong đại tràng và các cơ quan lân cận.

Dựa  vào đó bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng của đại tràng, phát hiện một số bệnh lý (tắc ruột, xoắn ruột…). Từ đó sẽ đưa ra hướng xử lý kịp thời. Tuy nhiên, phương pháp này lại khó phát hiện được các khối u do sóng siêu âm bị cản trở bởi khí trong hệ tiêu hóa.

Siêu âm đại tràng đánh giá được tình trạng của đại tràng hiện tại

Siêu âm đại tràng đánh giá được tình trạng của đại tràng hiện tại

6.3. Chụp X Quang đại trực tràng có bơm thuốc cản quang

Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh đại tràng như: hẹp hoặc phình đại tràng, loét đại tràng, các khối u bề mặt niêm mạc đại tràng hoặc polyp đại tràng. Kỹ thuật này nhìn chung rẻ hơn, có mức độ xâm lấn ít hơn, ít khó chịu hơn nhưng giá trị chẩn đoán không cao nên các cơ sở y tế ít sử dụng.

Bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn trước khi chụp để chất lượng hình ảnh thu được là tốt nhất.

6.4. Chụp CT hoặc MRI

Chụp CT (cắt lớp vi tính) và MRI (chụp cộng hưởng từ) tạo nên hình ảnh chi tiết của đại trực tràng, từ đó có thể phát hiện được ung thư và các bất thường đường ruột khác.

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này đó là chỉ có thấy vị trí tổn thương mà không thể can thiệp, cắt bỏ như nội soi. Bệnh nhân có thể bị nhiễm tia xạ, mặc dù mức độ ảnh hưởng nằm trong giới hạn và được đánh giá là rất thấp so với lợi ích mà nó đem lại.

Máy chụp cắt lớp vi tính của Tổ hợp Y tế Mediplus

Máy chụp cắt lớp vi tính của Tổ hợp Y tế Mediplus

7. Một số câu hỏi thường thấy về nội soi đại tràng

Một số vấn đề thường thấy về nội soi đại tràng dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để chuẩn bị tốt khi thực hiện nội soi đại tràng.

Câu hỏi 1: Nội soi đại tràng có được bảo hiểm chi trả?

MEDIPLUS trả lời: Câu trả lời là “Có”. Nếu người bệnh khám đúng tuyến, bảo hiểm sẽ chi trả đến 80% chi phí. Còn nếu trái tuyến, người bệnh chỉ được chi trả tối đa 40% tổng chi phí khám chữa bệnh theo khung chi trả của bảo hiểm, bao gồm cả chi phí nội soi.

Câu hỏi 2: Thời gian nội soi đại tràng trong bao lâu?

MEDIPLUS trả lời: Thời gian trung bình cho thủ thuật nội soi đại tràng khoảng 15-30 phút, có thể lâu hơn tùy theo tình trạng người bệnh.

Xem thêm bài: Nội soi đại tràng bao lâu?

Câu hỏi 3: Trước khi nội soi cần chuẩn bị gì?

MEDIPLUS trả lời: Người bệnh cần nhịn ăn 6 tiếng trước khi thực hiện nội soi đại tràng (thường là nhịn ăn sáng), làm sạch ruột bằng thuốc xổ theo hướng dẫn của bác sĩ, chuẩn bị tâm lý thoải mái và nên đi cùng người thân trước khi thực hiện nội soi đại tràng.

Hy vọng tất cả những thông tin trên có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi “Nội soi đại tràng khi nào?” Nếu bạn nằm trong các đối tượng cần nội soi đại tràng ở trên thì cần tuân thủ theo lịch cũng như yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh các nguy cơ bệnh lý sớm.

Nếu còn thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366.

*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Nội soi tiêu hóa: Quy trình, kỹ thuật, bảng giá mới nhất 2023

    Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán các bệnh liên quan đến tiêu hóa hiện đại nhất. Chính vì vậy, các vấn đề…

    28 Th8, 2023
    3.2K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Nội soi tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám