Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không? – Những lưu ý quan trọng

Cập nhật 24/06/2023

2.4K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?” là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt nếu họ không chịu được đói hoặc lỡ ăn uống trước khi nội soi. Câu trả lời là nội soi bắt buộc phải nhịn ăn. Để giải đáp tại sao cùng với đưa ra hướng xử lý chính xác, MEDIPLUS sẽ cung cấp thông tin và giải thích trong bài viết dưới đây.

1. Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?

Câu trả lời là có, cụ thể là người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng và không được uống nước trước khi nội soi ít nhất 2 tiếng. Bởi vì, khi dạ dày có chứa thức ăn nước uống thì sẽ gây cản trở cho bác sĩ quan sát tình trạng niêm mạc khiến kết quả chẩn đoán sai lệch hoặc có thể bị trào ngược trong quá trình nội soi gây sặc cho bệnh nhân trong quá trình nội soi.

Người bệnh nên nhịn ăn và uống trước khi nội soi dạ dày

Người bệnh nên nhịn ăn và uống trước khi nội soi dạ dày

Lưu ý về ăn uống trước khi nội soi dạ dày

Sau khi đã biết nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không thì sau đây là một số lưu ý về ăn uống trước khi nội soi và hướng xử lý đúng cách mà người bệnh cần ghi nhớ:

  • Dùng một chút nước đường nếu quá đói: Nhịn ăn lâu có thể khiến người bệnh khó chịu và mất sức, do đó người bệnh có thể bổ sung thêm nước đường để cung cấp năng lượng và tránh hạ đường huyết. Lưu ý: Nên uống trước khi nội soi tối thiểu 2 tiếng.
  • Nên ăn thức ăn dạng mềm, lỏng thời điểm trước nội soi 6 tiếng: Thời điểm trước nội soi 6 tiếng người bệnh có thể ăn uống hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên vì đảm bảo thức ăn không tồn đọng trong dạ dày khi nội soi, người bệnh nên ăn thức ăn dạng mềm, lỏng thay vì thực phẩm cứng, nhiều chất xơ,…
Thời điểm trước khi nội soi 6 tiếng người bệnh nên dùng cháo vì chúng dễ tiêu hóa, tránh thức ăn còn tồn đọng trong dạ dày.

Thời điểm trước khi nội soi 6 tiếng người bệnh nên dùng cháo vì chúng dễ tiêu hóa, tránh thức ăn còn tồn đọng trong dạ dày.

Lưu ý về ăn uống sau khi nội soi dạ dày

Sau khi nội soi người bệnh có thể chịu một số tác dụng phụ, mặc dù các triệu chứng sẽ biến mất sau vài giờ nhưng cũng có thể trầm trọng thêm nếu ăn uống sai cách. Vậy sau khi nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không và nên ăn như thế nào là đúng cách? Dưới đây là một số lưu ý người bệnh nên nằm lòng.

  • Ưu tiên các dạng thức ăn mềm, lỏng: Thức ăn mềm, lỏng sẽ dễ tiêu hóa hơn và tránh gây áp lực lên dạ dày người bệnh, tránh đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu,…
  • Tránh các loại thức ăn cay nóng: Gia vị cay sẽ kích thích dạ dày tăng tiết acid, sẽ dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Dẫn đến đau hay buồn nôn, khó chịu cho người bệnh.
  • Chia nhỏ lượng thức ăn để dùng trong nhiều giờ: Người bệnh đã nhịn ăn nhiều giờ nên nếu ăn thức ăn quá nhiều sẽ gây áp lực lớn đột ngột lên dạ dày, có thể gây đau dạ dày, khó tiêu, táo bón,…
  • Nếu nội soi gây mê thì người bệnh không nên ăn uống cho đến khi tỉnh táo: Người bệnh sẽ mất một khoảng thời gian để thuốc mê hoàn toàn hết tác dụng, nếu ăn trong thời gian này sẽ dễ bị sặc, nuốt nghẹn do tinh thần không tỉnh táo.

Xem thêm: [Giải đáp] Nội soi dạ dày có được uống sữa không?

Nếu nội soi gây mê thì người bệnh không nên ăn uống cho đến khi hoàn toàn tỉnh táo.

Nếu nội soi gây mê thì người bệnh không nên ăn uống cho đến khi hoàn toàn tỉnh táo.

Trên đây là các lời khuyên và giải thích cụ thể về vấn đề nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không. Bên cạnh đó người bệnh cần nắm được một số lưu ý dưới đây để chuẩn bị tốt trước khi nội soi.

2. Trước khi nội soi dạ dày cần phải chuẩn bị gì?

Trước khi nội soi, người bệnh cần phải chuẩn bị theo lời dặn dò của bác sĩ khi thăm khám để đảm bảo trạng thái cơ thể tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý phổ biến để người bệnh tham khảo.

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp người bệnh có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái. Nhờ đó đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện nội soi.
  • Ngưng sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffeine,… sẽ gây tăng tiết acid dạ dày người bệnh, dẫn tới đau và khiến bệnh dạ dày trầm trọng hơn.
  • Tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ: Bác sĩ sẽ đưa ra các loại thuốc người bệnh cần ngừng, thời gian nhịn ăn uống tùy theo trường hợp bệnh.
Người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo nội soi an toàn và thuận lợi.

Người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo nội soi an toàn và thuận lợi.

Như vậy, trước khi nội soi người bệnh nên tuân thủ theo các hướng dẫn và chỉ dẫn của bác sĩ. Vậy trước khi nội soi mà người bệnh lỡ ăn rồi có nội soi dạ dày được không? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong phần sau đây.

3. Ăn rồi có nội soi dạ dày được không?

Lưu ý phương pháp nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không thể làm khác. Nếu người bệnh đã ăn thì không được nội soi dạ dày, yêu cầu bắt buộc là người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng và nhịn uống ít nhất 2 tiếng trước nội soi. Vì vậy khoảng thời gian nội soi thuận tiện nhất cho người bệnh là vào buổi sáng, bởi vì thời gian khi ngủ dễ dàng đáp ứng được điều kiện nhịn ăn khi nội soi.

Người hẹp môn vị cần nhịn ăn từ 12 - 24 tiếng hoặc đặt ống sonde bơm rửa dạ dày trước khi nội soi.

Người hẹp môn vị cần nhịn ăn từ 12 – 24 tiếng hoặc đặt ống sonde bơm rửa dạ dày trước khi nội soi.

Ngoài ra, còn một số trường hợp khác mà thời gian nhịn ăn uống sẽ cần kéo dài lâu hơn, cụ thể như:

  • Trường hợp nội soi khi bị hẹp môn vị: Người bệnh cần nhịn ăn từ 12 – 24 tiếng trước khi nội soi hoặc bác sĩ sẽ đặt ống sonde bơm rửa dạ dày. Bởi môn vị là phần nằm cuối dạ dày và tiếp nối với tá tràng. Nếu người bệnh bị hẹp môn vị thì thức ăn sẽ khó tiêu hóa, gây ứ đọng trong dạ dày cản trở quan sát.
  • Trường hợp nội soi gây mê: Người bệnh sẽ phải nhịn cả ăn và uống tối thiểu 6 tiếng trước khi nội soi. Bởi vì gây mê sẽ khiến người bệnh mất phản xạ khi nước hoặc thức ăn tràn vào đường hô hấp.

Tại sao ăn rồi lại không nên đi nội soi dạ dày?

Người bệnh khi đã ăn sẽ không thể thực hiện nội soi dạ dày do:

  • Việc quan sát dạ dày sẽ khó khăn và thiếu chính xác: Nếu trong dạ dày người bệnh còn thức ăn sẽ cản trở camera ghi hình, đồng thời tạo ra một lớp nhầy phủ lên bề mặt niêm mạc, dẫn đến khó quan sát và độ tin cậy thấp.
  • Dễ khiến người bệnh bị trào ngược, sặc thức ăn: Trong quá trình đưa ống nội soi qua hầu họng xuống thực quản và dạ dày sẽ gây kích thích phản xạ nôn ở hầu họng và dạ dày dẫn tới nguy cơ sặc thức ăn, nước vào phổi nếu dạ dày bệnh nhân còn nhiều nước và thức ăn.

Tóm lại, bài viết đã khẳng định đáp án có cho câu hỏi “nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?”. Ngoài ra, người bệnh còn cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ sức khỏe thể chất, tinh thần và tuyệt đối tuân theo các hướng dẫn mà bác sĩ đề ra trước khi nội soi.

Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về nội soi dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám