Nội soi đại tràng sinh thiết là gì? 5 điều nhất định phải biết

Cập nhật 24/06/2023

3.7K

ThS. BS Lê Văn Vinh

Tham vấn y khoa:ThS. BS Lê Văn Vinh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Nội soi đại tràng sinh thiết được đánh giá là một phương pháp hiệu quả và cần thiết để chẩn đoán ung thư đại, trực tràng. Vậy cụ thể nội soi đại tràng sinh thiết là gì? Quy trình thực hiện thế nào và ai cần thực hiện thủ thuật này? Cùng tìm hiểu kỹ hơn với Tổ hợp y tế MEDIPLUS trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Nội soi đại tràng sinh thiết là gì?

Nội soi đại tràng sinh thiết có tên đầy đủ là nội soi đại trực tràng ống mềm có sinh thiết. Đây là phương pháp đưa ống nội soi mềm theo đường hậu môn vào đại tràng để quan sát toàn bộ niêm mạc bên trong. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết nếu cần.

Nội soi đại tràng có sinh thiết

Nội soi đại tràng có sinh thiết thường được sử dụng trong các trường hợp chẩn đoán ung thư

Sinh thiết là thủ thuật tách lấy mảnh nhỏ mô tế bào ở những vị trí tổn thương, để thực hiện xét nghiệm, kiểm tra làm rõ chẩn đoán.

Nội soi đại tràng có sinh thiết thường được sử dụng trong các trường hợp chẩn đoán ung thư đại trực tràng và các bệnh khác như viêm loét đại trực tràng chảy máu, crohn, lao….

Phương pháp có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên đây là kỹ thuật khó, kết quả phụ thuộc nhiều vào vị trí sinh thiết, số mảnh sinh thiết cũng như tay nghề của bác sĩ. Vì vậy, nếu muốn thực hiện nội soi đại tràng sinh thiết, bệnh nhân nên lựa chọn các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín.

2. Quy trình thực hiện nội soi đại tràng sinh thiết

Quy trình thực hiện nội soi đại tràng sinh thiết gồm các bước sau:

  • Bệnh nhân nằm ở tư thế nghiêng bên trái. Bác sĩ đưa ống nội soi qua hậu môn đi ngược lên trên, qua trực tràng để vào đại tràng, quan sát toàn bộ phía bên trong. Quá trình này giúp phát hiện các vết loét, polyp, khối u hoặc các tổn thương khác trên lớp niêm mạc đại tràng.
  • Khi xác định được vị trí sinh thiết lấy mẫu, bác sĩ sẽ dùng kìm sinh thiết, thòng lọng hoặc chổi quét đi qua ống nội soi vào vùng tổn thương để lấy mẫu. Sau đó, mẫu sẽ được đưa ra ngoài cho vào dung dịch bảo quản.

Các bác sĩ có thể thực hiện can thiệp ở những vùng bị tổn thương trong khi nội soi. Chẳng hạn như: kẹp cầm máu nếu niêm mạc bị xuất huyết, cắt polyp hoặc lấy một mẫu mô tế bào ở vùng tổn thương để kiểm tra.

Quy trình thực hiện nội soi

Quy trình thực hiện nội soi

3. Nội soi đại tràng sinh thiết được chỉ định và chống chỉ định cho ai?

Nội soi đại tràng sinh thiết là kỹ thuật hiệu quả và chính xác sử dụng để tầm soát ung thư ở đại tràng. Thông thường phương pháp này sẽ được chỉ định cho những đối tượng:

  • Người có tổn thương ở đại trực tràng gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa kéo dài (tiêu chảy hoặc táo bón), đi ngoài ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân,…
  • Người có khối u trong đại tràng: Nếu phát hiện khối u trong đại tràng trên siêu âm, CT, X-quang,… bác sĩ cần sinh thiết để kiểm tra đó là u lành tính hay ác tính.
  • Người được chỉ định cắt polyp đại tràng: Trong một số trường hợp, polyp sẽ được cắt và đem đi làm các xét nghiệm kiểm tra ung thư.

Ngoài ra, một số trường hợp khác có thể được chỉ định như:

  • Thiếu máu nhược sắc: Tình trạng này có thể do viêm ruột, viêm teo ruột, dị sản ruột,… dẫn tới giảm hấp thu sắt của cơ thể gây nên. Những bệnh lý này cần sinh thiết tế bào để kiểm tra cho chẩn đoán chính xác.
  • Bị viêm loét đại tràng mạn hoặc bệnh Crohn (một loại bệnh viêm ruột mạn tính không rõ nguyên nhân): Các tổn thương mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng ở bệnh nhân. Thực hiện nội soi đại tràng có sinh thiết để kiểm tra giúp tầm soát ung thư sớm.
Bệnh nhân viêm loét đại tràng mạn tính có thể phải thực hiện nội soi đại tràng có sinh thiết

Bệnh nhân viêm loét đại tràng mạn tính có thể phải thực hiện nội soi đại tràng có sinh thiết

Nội soi đại tràng sinh thiết chống chỉ định tuyệt đối với các trường hợp:

  • Có nghi ngờ thủng ruột, viêm phúc mạc.
  • Bệnh nhân đang bị viêm túi thừa đại tràng cấp tính.
  • Trường hợp trụy tim mạch, suy hô hấp. Người bệnh có tắc mạch phổi.
  • Tắc ruột.

Chống chỉ định tương đối:

  • Bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nặng hoặc có các bệnh lý khác gây chảy máu.
  • Bệnh nhân nhiễm trùng máu.
  • Trường hợp mới phẫu thuật ống tiêu hóa
  • Trường hợp ngộ độc.
  • Phình lớn động mạch chủ bụng.
  • Người bệnh đang có thai (3 tháng đầu và 3 tháng cuối).

Thận trọng với người già > 85 tuổi, các trường hợp cản trở không đưa ống nội soi vào được.

4. Ưu nhược điểm của nội soi đại tràng sinh thiết

Phương pháp nội soi đại tràng sinh thiết có ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Kỹ thuật này cho phép bác sĩ quan sát toàn bộ niêm mạc phía trong của hậu môn, đại – trực tràng, giúp đưa ra chẩn đoán chính xác cùng những can thiệp điều trị kịp thời nếu cần.
  • Có thể thực hiện sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm khi có nghi ngờ hoặc cần chẩn đoán xác định bệnh; giúp phát hiện cũng như tầm soát sớm ung thư và một số bệnh lý khác.
Nội soi đại tràng sinh thiết có thể phát hiện và tầm soát ung thư sớm

Nội soi đại tràng sinh thiết có thể phát hiện và tầm soát ung thư sớm

Nhược điểm:

  • Bệnh nhân có thể cảm thấy đau và một vài khó chịu như chướng hơi, đầy bụng sau khi thực hiện thủ thuật.
  • Nội soi đại tràng sinh thiết là thủ thuật có xâm lấn có thể gây tổn thương đường tiêu hóa của bệnh nhân nên cần trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

5. Lưu ý sau khi nội soi đại tràng sinh thiết

Người bệnh có thể thấy đầy hơi, khó chịu cùng những vết máu nhỏ trong phân sau nội soi đại tràng sinh thiết. Đa phần chảy máu sau sinh thiết sẽ tự cầm máu nếu chức năng đông cầm máu của bệnh nhân bình thường và không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên bạn cũng cần theo dõi sức khỏe sau khi nội soi. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường như: chảy máu nhiều; chảy máu kéo dài; đau bụng dữ dội; bụng căng cứng; sốt, buồn nôn, nôn;… phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí kịp thời.

Sau nội soi, để đại tràng có thể ổn định lại nhanh chóng, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Chế độ ăn uống: Trong những ngày đầu sau nội soi nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm mềm, lỏng, nhiều chất xơ và dễ tiêu hóa. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, cay nóng, các món ăn sống, tanh, lạnh cùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.
  • Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi: Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh các công việc, lao động nặng nhọc, stress căng thẳng.

Sau nội soi đại tràng sinh thiết, bạn nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nội soi đại tràng sinh thiết, quy trình thực hiện cũng như những ưu, nhược điểm của phương pháp này.

Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số hotline 1900 3366.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Nội soi tiêu hóa: Quy trình, kỹ thuật, bảng giá mới nhất 2023

    Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán các bệnh liên quan đến tiêu hóa hiện đại nhất. Chính vì vậy, các vấn đề…

    28 Th8, 2023
    3.2K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Nội soi tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám