5 lưu ý sau mổ nội soi đại tràng

Cập nhật 18/08/2023

1.4K

ThS. BS Lê Văn Vinh

Tham vấn y khoa:ThS. BS Lê Văn Vinh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Có khá nhiều vấn đề người bệnh cần lưu ý sau mổ nội soi đại tràng để đảm bảo an toàn và có kết quả điều trị cao nhất. Vậy cụ thể những lưu ý đó là gì? Cùng MEDIPLUS tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau nhé!

 

Có khá nhiều vấn đề người bệnh cần lưu ý sau mổ nội soi đại tràng để đảm bảo an toàn và có kết quả điều trị cao nhất

Có khá nhiều vấn đề người bệnh cần lưu ý sau mổ nội soi đại tràng để đảm bảo an toàn và có kết quả điều trị cao nhất

1. Một ngày sau mổ đại tràng

Người nhà bệnh nhân phối hợp với y tá, điều dưỡng theo dõi các chỉ số sinh tồn của người bệnh. Gồm dịch qua ống dẫn lưu màu sắc và lượng thay đổi như thế nào? Có sốt không? Mức độ đau bụng, chướng bụng ? Nhịp thở nhanh hay chậm?

1 ngày sau mổ nội soi đại tràng, người nhà bệnh nhân phối hợp với y tá, điều dưỡng theo dõi các chỉ số sinh tồn của người bệnh

1 ngày sau mổ nội soi đại tràng, người nhà bệnh nhân phối hợp với y tá, điều dưỡng theo dõi các chỉ số sinh tồn của người bệnh

2. 2 – 3 ngày sau mổ đại tràng

Bệnh nhân được truyền dịch đủ khối lượng đảm bảo nước tiểu qua sonde dẫn lưu niệu đạo. Đủ lượng calo trong 24h, kháng sinh. Đồng thời sử dụng các loại thuốc khác phù hợp với chỉ số sinh tồn.

2 - 3 ngày sau mổ, bệnh nhân được truyền dịch đủ khối lượng đảm bảo nước tiểu qua sonde dẫn lưu niệu đạo

2 – 3 ngày sau mổ, bệnh nhân được truyền dịch đủ khối lượng đảm bảo nước tiểu qua sonde dẫn lưu niệu đạo

3. 4 – 5 ngày sau mổ đại tràng

Bệnh nhân chưa được ăn. Tiếp tục nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.

4-5 ngày sau mổ, người bệnh tiếp tục nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch

4-5 ngày sau mổ, người bệnh tiếp tục nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch

4. Sau 2 – 3 tuần sau mổ

Sau 2-3 tuần mổ nội soi đại tràng, người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Dưới đây là một số món ăn người mổ đại tràng có thể tham khảo:

  • Cháo, soup.
  • Kem gạo hoặc kem lúa mì.
  • Ngũ cốc ít đường (tránh ngũ cốc nhiều chất xơ như cám lúa mì).
  • Mì ống.
  • Củ cải đường nấu chín, rau bina.
  • Bơ đậu phộng.
  • Khoai tây.
  • Sữa chua.
  • Táo, chuối, lê, đào và dưa.

Các thực phẩm kể trên không chỉ giúp người bệnh dễ tiêu hóa mà còn giúp giảm thiểu hiện tượng tiêu chảy – triệu chứng có thể gặp sau mổ nội soi đại tràng.

Sau mổ đại tràng, bệnh nhân nên ăn các thức ăn mềm, loãng và dễ tiêu hóa như cháo, soup

Sau mổ đại tràng, bệnh nhân nên ăn các thức ăn mềm, loãng và dễ tiêu hóa như cháo, soup

Sau mổ nội soi đại tràng nên tránh ăn các thực phẩm sau:

  • Ăn quá nhiều chất xơ gây táo bón.
  • Nước ngọt có ga, thực phẩm nhiễm khuẩn gây chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
  • Đối với người béo có bệnh lí nền: Huyết áp cao, mỡ máu cao, không nên ăn chất béo trong lúc ít vận động. Vì dễ gây xơ vữa mạch, tắc mạch, nên không ăn nhiều chất béo động vật.
Người bệnh không nên quá nhiều chất xơ vì có thể dẫn tới táo bón

Người bệnh không nên quá nhiều chất xơ vì có thể dẫn tới táo bón

Sau mổ nội soi đại tràng nên hạn chế:

  • Tránh gắng sức, nâng vật nặng trong 4-6 tuần.
  • Phải mất từ 6 đến 8 tuần thì bệnh nhân mới phục hồi sau mổ đại tràng.
Bệnh nhân cần tránh gắng sức, nâng vật nặng trong 4-6 tuần sau mổ

Bệnh nhân cần tránh gắng sức, nâng vật nặng trong 4-6 tuần sau mổ

5. Biến chứng có thể gặp phải sau mổ đại tràng

Mổ nội soi đại tràng là phương pháp y học hiện đại khá an toàn tuy nhiên người bệnh vẫn có thể gặp phải một số biến chứng không đáng có:

  • Chảy máu trong bụng.
  • Tắc ruột do dính.
  • Áp xe tồn dư trong ổ bụng.
  • Nhiễm trùng.
Mổ nội soi đại tràng khá an toàn nhưng người bệnh vẫn có thể gặp phải một số biến chứng không đáng có như chảy máu trong bụng, tắc ruột do dính.

Mổ nội soi đại tràng khá an toàn nhưng người bệnh vẫn có thể gặp phải một số biến chứng không đáng có như chảy máu trong bụng, tắc ruột do dính

Mổ nội soi đại tràng khá an toàn nhưng người bệnh vẫn có thể gặp phải một số biến chứng không đáng có như chảy máu trong bụng, tắc ruột do dính.

Xem thêm:

Nội soi đại tràng cắt Polyp: Mức giá, Quy trình, Chuẩn bị

Bà bầu liệu có thể nội soi đại tràng được không?

Nội soi đại tràng sinh thiết là gì? 5 điều nhất định phải biết

6. Lời khuyên của bác sĩ

  • Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ và điều dưỡng về chế độ ăn, vệ sinh, theo dõi các dịch trong ống dẫn lưu trong suốt thời gian nằm viện. Nếu dịch dẫn lưu đỏ sẫm màu, báo ngay với nhân viên y tế.
  • Nếu đau bụng tăng, chướng bụng tăng, sốt, báo ngay nhân viên y tế.
  • Khi ra viện, người bệnh nên ăn chế độ dinh dưỡng sau mổ cắt đại tràng. Nên mời bác sĩ MEDIPLUS khám tại nhà 7-10 ngày/ lần, nhằm phát hiện các biến chứng sớm sau phẫu thuật và tư vấn chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn sau mổ nội soi đại tràng.
Lời khuyên của bác sĩ

Lời khuyên của bác sĩ

Nếu còn bất kỳ thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366!

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Nội soi tiêu hóa: Quy trình, kỹ thuật, bảng giá mới nhất 2023

    Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán các bệnh liên quan đến tiêu hóa hiện đại nhất. Chính vì vậy, các vấn đề…

    28 Th8, 2023
    3.2K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Nội soi tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám