Trước khi nội soi dạ dày cần làm gì? 4 việc cần tránh tuyệt đối

Cập nhật 01/04/2024

1.5K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Trước khi nội soi dạ dày bác sĩ sẽ hướng dẫn cho người bệnh 1 số quy định để đảm bảo quá trình nội soi diễn ra thuận lợi. Vậy, Trước khi nội soi dạ dày cần làm gì? Câu hỏi này sẽ được chuyên gia MEDIPLUS giải thích cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Trước khi nội soi dạ dày cần làm gì?

Trước khi nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe người bệnh rồi mới quyết định thực hiện nội soi hay không. Dưới đây là những công việc cần thực hiện trước khi nội soi dạ dày mà người bệnh nên biết.

Trước khi nội soi bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn những việc nên và không nên làm để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện

1.1 Trước khi nội soi dạ dày cần cân nhắc tình trạng sức khỏe

Trước khi nội soi dạ dày cần làm gì?, Bác sĩ sẽ kiểm tra các bệnh ngoại khoa, nội khoa và tình huống đặc biệt như mang thai, hẹp môn vị,… Sau đó, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh và lựa chọn phương thức nội soi phù hợp hoặc đưa ra quyết định không thực hiện nội soi. Dưới đây là một số trường hợp bác sĩ chống chỉ định thực hiện nội soi dạ dày:

  • Người bệnh mắc bệnh suy hô hấp.
  • Người bệnh suy tim nặng hoặc phình, tách động mạch chủ.
  • Người bệnh bị trùng thủng tạng rỗng.
  • Người bệnh mắc hội chứng mạch vành cấp.
  • Người bệnh có huyết áp không ổn định, chống chỉ định tương đối đối với người có huyết áp tâm thu <90mmHg.
  • Người mắc bệnh tâm thần không hợp tác.
  • Người bệnh chưa thực hiện nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng và uống tối thiểu 2 tiếng theo quy định.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm máu để phục vụ quá trình nội soi và thực hiện các thủ thuật (sinh thiết, cắt polyp, test HP) như tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, đông máu cơ bản, macker về viêm gan B-C, HIV.

Vì vậy, người bệnh cần trao đổi rõ ràng, kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên môn để xác định người bệnh có đủ điều kiện nội soi dạ dày.

Trước khi nội soi dạ dày cần cân nhắc tình trạng sức khỏe

Trước khi nội soi dạ dày cần cân nhắc tình trạng sức khỏe

1.2  Thông báo các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ trước khi nội soi

Trước khi nội soi dạ dày cần làm gì không thể thiếu được việc thông báo các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ. Người bệnh cần thông báo các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ nhằm tránh tác dụng phụ của thuốc, gây biến chứng cho quá trình nội soi. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh ngừng một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có thể gây ảnh hưởng tới cuộc nội soi trước khi nội soi.

Nếu người bệnh bắt buộc phải uống các loại thuốc định kỳ, có tác dụng điều trị lâu dài thì nên trao đổi sớm với bác sĩ để thay đổi loại thuốc phù hợp hơn.

Người bệnh cần ngừng một số loại thuốc để tránh ảnh hưởng đến quá trình quan sát khi nội soi

Người bệnh cần ngừng một số loại thuốc để tránh ảnh hưởng đến quá trình quan sát khi nội soi

1.3 Đặt lịch và ký vào tờ xác nhận nội soi dạ dày

Sau khi thực hiện kiểm tra tình trạng cơ thể và đưa ra một số lưu ý, bác sĩ sẽ tiến hành xác định một số vấn đề với người bệnh:

Thời gian nội soi phù hợp

Thời gian nội soi phù hợp nhất là vào buổi sáng hoặc người bệnh đã nhịn ăn ít nhất 6 tiếng, nhịn uống 2 tiếng trước khi thực hiện. Căn cứ vào đó, người bệnh sẽ lựa chọn, xác định lịch nội soi phù hợp và tiến hành chuẩn bị.

Ký giấy chấp thuận nội soi

Trước khi nội soi dạ dày, người bệnh sẽ được yêu cầu ký giấy chấp nhận nội soi để đảm bảo họ đồng ý thực hiện thủ thuật này.

Người bệnh cần ký giấy đồng ý thực hiện thủ thuật trước khi nội soi

Người bệnh cần ký giấy đồng ý thực hiện thủ thuật trước khi nội soi

Chọn phương pháp nội soi

Nội soi gồm nhiều phương pháp thực hiện như nội soi không gây mê, nội soi gây mê. Trong đó sẽ có các con đường nội soi như nội soi bằng đường miệng, nội soi bằng đường mũi, nội soi bằng viên nang. Mỗi phương pháp có ưu khuyết điểm riêng, vì vậy người bệnh cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để xác định phương pháp phù hợp nhất.

Người bệnh cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để xác định phương pháp nội soi phù hợp. Đây cũng là bước không thể thiếu được khi trước khi nội soi dạ dày

1.4 Trước khi nội soi dạ dày cần điều chỉnh chế độ ăn uống

Trước khi nội soi dạ dày cần làm gì? Người bệnh sẽ được bác sĩ nhắc nhở về việc điều chỉnh chế độ ăn uống để thuận tiện nội soi dạ dày. Người bệnh thường cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng và nhịn uống ít nhất 2 tiếng để khi nội soi có thể quan sát rõ lớp niêm mạc và tránh sặc, trào ngược thức ăn.

Cà phê là một loại thức uống có màu, có thể để lại lớp màu trên niêm mạc, gây khó khăn cho quan sát

Cà phê là một loại thức uống có màu, có thể để lại lớp màu trên niêm mạc, gây khó khăn cho quan sát

Lưu ý:

  • Với trường hợp người bệnh bị hẹp môn vị: Người bệnh cần nhịn ăn từ 12 – 24 tiếng hoặc phải đặt ống bơm rửa dạ dày trước khi nội soi. Bởi vì môn vị là nơi tiếp nối dạ dày với tá tràng, môn vị hẹp gây cản trở lưu thông thức ăn, khiến thức ăn ứ đọng và khó tiêu hơn bình thường. Điều đó ảnh hưởng đến quá trình quan sát và chẩn đoán khi nội soi, đồng thời có thể gây trào ngược thức ăn, khiến người bệnh bị sặc.
  • Với trường hợp người bệnh thực hiện nội soi gây mê: Đối với nội soi gây mê, người bệnh cần nhịn ăn uống từ 6 – 8 tiếng, kể cả nhịn uống nước lọc. Bởi vì khi gây mê, người bệnh nếu còn thức ăn trong dạ dày sẽ có nguy cơ trào ngược vào đường thở. Điều này có thể gây viêm phổi, gây suy hô hấp và có khả năng dẫn tới ngừng thở nếu không xử lý kịp thời.

Trên đây là một số lưu ý cho người bệnh khi có ý định thực hiện nội soi dạ dày. Để giúp người bệnh có cái nhìn tổng quát hơn, dưới đây là một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi nội soi dạ dày.

Xem thêm:

[Giải đáp] Nội soi dạ dày có được uống sữa không?

Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không? – Những lưu ý quan trọng

Nội soi dạ dày có được uống nước không?

2. Những tác dụng phụ có thể gặp khi nội soi dạ dày

Trong quá trình nội soi dạ dày, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ gây khó chịu. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và tự chấm dứt, cụ thể là một số biểu hiện dưới đây:

  • Đau họng (đối với nội soi bằng đường miệng): Thường xảy ra khi đường miệng người bệnh hẹp hay cọ xát khi nội soi, tình trạng này không đáng lo ngại.
  • Chảy máu mũi hoặc đau mũi (đối với nội soi đường mũi): Chảy máu hoặc đau mũi có thể gây ra do đường mũi của người bệnh hẹp, bị cọ xát khi thực hiện nội soi. Tình trạng này thông thường nhẹ. nếu trường hợp đau mũi kéo dài thì người bệnh cần liên hệ với bác sĩ.
  • Cảm giác buồn nôn và nôn, khó nuốt: Người bệnh thường bị buồn nôn, khó nuốt khi thực hiện nội soi qua đường miệng, do ống nội soi tiếp xúc với lưỡi gà và vòm họng tạo phản xạ nôn.. Tuy nhiên, nếu người bệnh nôn ra máu, đây có thể là dấu hiệu của tổn thương nặng trên dạ dày, thực quản,… Do đó, nếu xuất hiện tình trạng này người bệnh cần liên hệ gấp với cơ quan y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
  • Trào ngược dạ dày: Trong quá trình nội soi, acid trong dạ dày người bệnh có thể tràn lên thực quản, gây hiện tượng trào ngược dạ dày. Biểu hiện là ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực,… Đây cũng là tình trạng có thể tự khỏi sau 2 – 3 giờ, nếu thời gian trào ngược lâu hơn thì người bệnh nên liên hệ với bác sĩ.
  • Đau vùng thượng vị: Đau vùng thượng vị có thể xảy ra trong trường hợp người bệnh được lấy sinh thiết hay cắt polyp, khiến dạ dày bị xuất huyết hoặc viêm loét sau cắt, sinh thiết.

Ngoài ra nội soi có thể gây ra các biến chứng rất hiếm gặp như rách hoặc thủng tá tràng, dạ dày, thực quản. Vì vậy, để tăng mức độ an toàn khi nội soi, người nên đến những cơ sở y tế, bệnh viện lớn, có uy tín để thực hiện chẩn đoán và điều trị.

Người bệnh nên đến các địa chỉ nội soi uy tín để hạn chế gặp phải các rủi ro không mong muốn sau nội soi dạ dày

Người bệnh nên đến các địa chỉ nội soi uy tín để hạn chế gặp phải các rủi ro không mong muốn sau nội soi dạ dày

Bài viết đã đưa ra thông tin và lời khuyên để giải đáp cho câu hỏi “Trước khi nội soi dạ dày cần làm gì?” Tuy nhiên khi thăm khám, người bệnh vẫn nên hỏi rõ bác sĩ về những vấn đề cần lưu ý, chuẩn bị cho nội soi để được tư vấn cụ thể, chuyên môn nhất.

Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tiêu hóa MEDIPLUS tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám