1.6K
Tham vấn y khoa:ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Nội tiết
MỤC LỤC
Bệnh đái tháo đường hiện đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê năm 2019, đái tháo đường là nguyên nhân chính gây tử vong 1,5 triệu người và thêm 460.000 ca tử vong khác là do biến chứng thận khi mắc đái tháo đường. Đây chính là những con số đáng báo động nhắc nhở người dân cần chủ động phòng ngừa sớm các yếu tố nguy dẫn đến bệnh lý nguy hiểm này.
Đái tháo đường hay tiểu đường là bệnh lý xuất hiện do chức năng tuyến tụy suy yếu giảm sản xuất insulin hoặc do cơ thể không sử dụng hiệu quả lượng insulin sản xuất ra khiến đường trong máu không được phân giải vào các tế bào. Từ đó làm tăng đường huyết trong máu. Đường huyết cao, thận không đủ khả năng tái hấp thu, glucose sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể gây bệnh lý đái tháo đường. Các tế bào không được bổ sung đủ đường, bị thiếu năng lượng gây nên các triệu chứng mệt mỏi, gầy yếu.
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) do chức năng tuyến tụy suy yếu giảm sản xuất insulin.
Tiểu đường một dạng bệnh phổ biến từ lâu trên thế giới. Bệnh được chia thành các dạng: tiêu dường tuýp 1 (không phụ thuộc insulin), tiểu đường tuýp 2 (phụ thuộc insulin) va tiểu đường thai kỳ (tuýp 3). Ngoài ra còn một số dạng khác như: tiểu đường đơn gen, tiểu đường do các bệnh lý nội khoa, do dùng thuốc. Cụ thể các dạng:
Việc nắm rõ nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường có vai trò quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh một cách tích cực. Với từng loại tiểu đường lại có những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cũng như khả năng tiến triển:
Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1 được cho là do hệ miễn dịch tấn công nhầm, gây phá hủy tế bào beta của tuyến tụy, khiến cơ thể người bệnh không thể hoặc tiết ra rất ít insulin phân hủy đường vào các mô, gây dư thừa đường trong máu.
Chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên có một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
Những kích thích của nhau thai trong quá trình mang thai được cho là nguyên nhân chính kháng lại insulin tuyến tụy tiết ra. Trường hợp tuyến tụy suy yếu, không đủ khả năng sản xuất insulin chống lại những kích thích từ nhau thai sẽ dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ rối loạn lượng đường trong máu thời gian mang thai.
Người bệnh có thể hoàn toàn phòng ngừa, nhận biết sớm được bệnh lý đái tháo đường thông qua các thay đổi nhỏ của cơ thể. Tùy thuộc nguyên nhân cũng như dạng bệnh lại có những triệu chứng điển hình riêng để nhận biết như:
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 thường tiến triển khá nhanh với các triệu chứng điển hình:
Triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường tiến triển âm thầm, kéo dài nhiều năm nên thường rất khó phát hiện. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo mà mọi người cần nắm rõ để đi khám sớm đưa ra hướng điều trị, gồm:
Khi mắc đái tháo đường thai kỳ, người mẹ không có nhiều thay đổi rõ ràng, chỉ thường xuyên có cảm giác khát nước, hay đi tiểu giống với các biểu hiện khi mang thai nên thường khó phát hiện. Thông thường khi đi khám thai hoặc làm các xét nghiệm mới biết mình đang mắc phải.
Bệnh tiểu đường gây nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
Bất kỳ bệnh lý nào, bao gồm cả đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt sẽ khiến sức khỏe dần suy giảm, dễ mắc nhiều bệnh lý liên quan. Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc điều trị, kiểm soát lối sống để tránh gặp phải các biến chứng sau:
Tiểu đường nếu được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Dưới đây là các xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường được công nhận bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bao gồm:
Nên làm các xét nghiệm chẩn đoán đoán sớm vấn đề tiểu đường.
Quá trình điều trị bệnh đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học để lượng đường trong máu được kiểm soát tốt nhất. Cụ thể:
Đối với trường hợp tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng có thể được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và vận động thường xuyên
Vấn đề ăn uống cần được đảm bảo
Người bệnh nên được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà không làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Chế độ ăn nên được xây dựng hợp lý, khoa học, cân bằng các nhóm chất, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và giảm bớt lượng chất béo, đạm theo khuyến cáo của bác sĩ. Chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường cần cân bằng các nhóm chất sau:
Hoạt động thể dục đều đặn hàng ngày
Vận động không phải là biện pháp trực tiếp làm hạ đường huyết nhưng giúp duy trì cân nặng hợp lý, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, béo phì – những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Người bệnh tiểu đường nên duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày để có vóc dáng cân đối, cơ thể khỏe mạnh.
– Điều trị tiểu đường tuýp 1: Do tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nên dùng insulin cả đời là biện pháp duy nhất được áp dụng để kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1.
– Điều trị tiểu đường tuýp 2: Với người bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được khuyến cáo điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập đều đặn để ổn định đường máu. Nếu đường huyết vẫn không được kiểm soát tốt thì bác sĩ mới cân nhắc chỉ định dùng thuốc ổn định đường huyết bằng đường uống hoặc tiêm.
– Điều trị tiểu đường thai kỳ: Để kiểm soát tốt lượng đường trong máu của thai phụ, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi thì người mẹ sẽ được chỉ định dùng insulin để phân giải glucose trong máu và các tế bào. Trong thời gian điều trị, thai phụ cần có sự theo dõi của nhân viên y tế để xử trí kịp thời khi có bất thường xảy ra trong thời gian dùng insulin.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh đái tháo đường do rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Bệnh có thể phòng ngừa sớm bằng một số biện pháp sau đây:
Bệnh đái tháo đường nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là phải trả giá bằng cả tính mạng. Chính vì thế người bệnh cần chủ động kiểm tra sức khỏe, có biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi
Thạc sĩ Bác sĩ Trần Thị Thúy Mùi luôn gây ấn tượng mạnh mẽ với vốn kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm lâm sàng phong phú và sự nhiệt tình,…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.