Thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Cập nhật 25/05/2023

3.9K

Bác sĩ Chu Việt Anh

Tham vấn y khoa:Bác sĩ Chu Việt Anh

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Sự thay đổi sinh lý cơ thể khi mang thai khiến cho các bà bầu rất dễ mắc các bệnh thai kỳ, trong đó phải kể đến tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên bổ sung gì để đường huyết luôn giữ ở mức ổn định mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ mẹ bầu làm sao để biết?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn được biết đến với một tên gọi khác là đái tháo đường thai kỳ. Đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng đường trong cơ thể mẹ bầu. Đường huyết thường tăng từ tháng thứ 4 và thường tăng cao nhất trong 3 tháng cuối nhưng sau đó tự trở về bình thường sau khi sinh khoảng 6 tuần.

Do không được dùng thuốc kiểm soát đường huyết nên tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Phát hiện sớm, quản lý tốt chế độ dinh dưỡng sẽ giúp phòng ngừa rủi ro cũng như giảm thiểu những tác động xấu đến mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Nguyên nhân bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể gặp cả ở những người trước đó có đường huyết bình thường. Do đó không phải ai đái tháo đường mới bị tăng đường huyết khi mang thai. Thế nên nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ cũng rất đa dạng, có thể do:

Thói quen sinh hoạt

Khi mang bầu, phụ nữ thường có thói quen ăn thật nhiều đồ bổ dưỡng để mong cho con được khỏe mạnh, đủ chất. Điều này rất dễ khiến người mẹ bị béo phì, làm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng cao hơn.

Bên cạnh đó, do cân nặng tăng, bụng to ra khi mang thai khiến cho các mẹ bầu khó khăn khi di chuyển, trở nên lười vận động hơn. Điều này khiến cho lượng carbohydrate và chất béo không được tiêu thụ dẫn đến tăng đường huyết thai kỳ.

Tăng cân, béo phì khi mang thai

Bình thường khi mang thai, người mẹ sẽ tăng từ 7-10 kg. Tuy nhiên nếu người mẹ có số cân tăng quá cao sẽ khiến cho tuyến tụy làm việc kém hiệu quả dẫn đến insulin không phát huy được hết khả năng vận chuyển đường trong máu đến các cơ quan gây tăng đường huyết trong máu.

Tăng cân bất thường trong thời gian mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra

Tăng cân bất thường trong thời gian mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra

Do yếu tố di truyền

Nếu gia đình thai phụ có nhiều người mắc bệnh tiểu đường thì việc gặp phải tiểu đường thai kỳ sẽ cao hơn so với bình thường dù cho người mẹ có chế độ sinh hoạt ăn uống điều độ đi nữa. Chính vì thế nếu tiền sử gia đình có người tăng đường huyết thì mẹ bầu nên đi làm xét nghiệm ngay để điều chỉnh chế độ bổ sung dinh dưỡng cho phù hợp.

Vấn đề huyết áp cao

Nếu người mẹ có tiền sử tăng huyết áp thì rất dễ gặp phải biến chứng tăng đường huyết. Theo các nghiên cứu thì những người bị cao huyết áp sẽ có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao gấp 3 lần so với người bình thường.

Với các mẹ có các yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao thì nên theo dõi đường huyết thường xuyên để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho phù hợp giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, để kiểm soát tốt đường huyết cho các mẹ bầu thì việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân bằng giữa các bữa, bao gồm cả bữa chính và bữa phụ là rất quan trọng.

Chỉ số khối cơ thể (BMI)

Đơn vị kg/m2

Năng lượng ước tính dựa vào cân nặng Trước khi Mang Thai (PPW)

Đơn vị kcal/kg/ngày

Thiếu cân (<19.8) 36-40
Cân nặng bình thường (19.8-26) 30
Thừa cân (26.1-29) 24
Béo phì (>29) 12-18
Song thai, đa thai Bổ sung thêm 500 kcal/ngày vào các khuyến nghị trên

*Tài liệu Hướng dẫn Y khoa cho thai kỳ đã được Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia thông qua

  • Chất đạm: 12-20% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất bột đường: 50-55% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất béo: 25-30% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất xơ: 20-35g/ngày.

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có thể tự xây dựng các bữa ăn hàng này dựa vào thực đơn gợi ý dưới đây:

Dinh dưỡng bữa sáng cho mẹ bầu

Không chỉ với thai phụ mà với người bình thường bữa sáng cũng rất quan trọng với sức khỏe để cung cấp năng lượng vận động, làm việc cho cả ngày. Một bữa sáng lý tưởng là có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng từ chất đạm, tinh bột, đến vitamin, chất béo,…

Sau một đêm không ăn gì, cơ thể sẽ rất dễ bị thiếu hụt đường huyết gây chóng mặt, buồn nôn, khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bà bầu và thai nhi. Nên việc bổ sung một bữa sáng dinh dưỡng để bắt đầu một ngày mới là một điều rất cần thiết.

Một số món đầy đủ dinh dưỡng cho bữa sáng như bún bò, phở bò, phở gà, cháo yến mạch ăn kèm với trứng và rau xanh là những gợi ý vô cùng thích hợp để bắt đầu một ngày mới đầy năng lượng. Vì bữa sáng không có nhiều thời gian chuẩn bị nên các mẹ có thể mua đồ ăn sẵn ngoài tại những địa chỉ thân quen, uy tín, an toàn.

Gợi ý thực đơn bữa trưa cho bà bầu bị tiểu đường

Sau bữa sáng thì bữa trưa cũng đóng vai trò vô cùng lớn cho sức khỏe mẹ bầu. Vì bữa trưa có nhiều thời gian chuẩn bị hơn và mẹ bầu cũng cần nhiều năng lượng hơn cho buổi chiều nên bữa trưa có thể chuẩn bị phong phú các món hơn.

Vẫn dựa trên nguyên tắc cung cấp đầy đủ các nhóm chất nên các mẹ có thể ăn cơm để cung cấp tinh bột, canh rau hoặc rau luộc để bổ sung vitamin và 1 món thịt như thịt gà luộc/chiên hoặc thịt lợn, thịt bò chế biến theo sở thích để bổ sung đạm và chất béo.

Thực đơn bữa trưa nên được thay thường xuyên nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ và thai nhi.

Bữa tối cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Vì sau bữa tối là thời gian nghỉ ngơi, mọi người thường không vận động nhiều nên để tránh gây tăng đường huyết về đêm thì mẹ bầu nên giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể hơn so với bữa sáng và bữa trưa.

Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nguyên tắc là cung cấp đầy đủ các nhóm chất. Thay vì ăn 2 bát như buổi trưa thì các mẹ có thể giảm xuống còn 1 bát hoặc thay gạo trắng bằng gạo lứt để làm giảm calo, giảm bớt lượng thịt và ăn nhiều rau xanh hơn.

Bữa phụ hợp lý cho mẹ bầu

Ngoài bữa chính thì bữa phụ cũng đóng góp một vai trò rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Do khoảng cách giữa các bữa chính, nhất là từ bữa trưa đến bữa tối cách nhau khá xa nên các bữa phụ sẽ vừa giúp bổ sung đầy đủ năng lượng lại vừa phòng ngừa nguy cơ hạ đường huyết cho các mẹ bầu.

Bữa phụ nên tuân theo nguyên tắc giảm tinh bột, protein và tăng nhiều vitamin. Bữa phụ phổ biến không chỉ cho mẹ bầu mà cho tất cả mọi người thường là các loại hạt như: Hạt óc chó, hạt điều,… hoặc trái cây có vị ngọt mát thay vì vị chua có thể gây kích thích dạ dày khi ăn lúc đói.

Ngoài ra còn có thể ăn bánh mì phết bơ đậu phộng, sữa chua ăn kèm với trái cây, ngũ cốc, vừa dễ tiêu hóa lại vừa đầy đủ dinh dưỡng cho bữa phụ.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ sẽ không quá phức tạp nếu nắm rõ nguyên tắc dinh dưỡng cho các bữa. Bên cạnh đó, để kiểm soát đường huyết tốt hơn thì mẹ bầu nên rèn luyện thói quen vận động nhẹ nhàng sau khi ăn.

>>> Xem thêm bài viết:

Bác sĩ dinh dưỡng khuyên mẹ bầu bị tiểu đường

Ngoài điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý thì bác sĩ dinh dưỡng khuyên mẹ bầu cũng nên chú ý đến những vấn đề sau:

Theo dõi đường huyết thường xuyên

Lượng đường huyết tăng quá cao hay giảm quá thấp đều gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Theo dõi đường huyết thường xuyên để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động cho phù hợp là thói quen rất tốt cho để đảm bảo mẹ và bé có đầy đủ sức khỏe trước khi bước vào quá trình vượt cạn.

Me bầu nên theo dõi đường huyết thường xuyên để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Me bầu nên theo dõi đường huyết thường xuyên để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Duy trì cân nặng hợp lý

Với mẹ bầu bị béo phì,tăng cân nhanh thì việc kiểm soát cân nặng là việc làm rất cần thiết để phòng ngừa tiểu đường cũng như các biến chứng tim mạch khác. Một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, vừa đủ, cân bằng các nhóm chất sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, lại vừa đảm bảo đường huyết được kiểm soát ổn định.

Ngăn chặn biến chứng

Mắc tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí gây sảy thai, thai chết lưu. Chính vì thế, nếu có điều kiện mẹ bầu nên đi khám tổng quát trước và trong khi mang thai để được bác sĩ tư vấn về dinh dưỡng, lối sống, cho lời khuyên để ngăn ngừa tối đa những biến chứng do tăng đường huyết gây nên.

Chắc hẳn bây giờ các mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát tốt đường huyết khi bị tiểu đường thai kỳ.

Nếu vẫn chưa đủ tự tin rằng mình có thể tự xây dựng được một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng thì các mẹ có thể đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được theo dõi sát sao hơn về chế độ ăn uống hàng ngày.

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán và điều trị của bác sĩ!

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Bầu ăn sắn được không? Bật mí điều mẹ bầu cần lưu ý

    Bầu ăn sắn được không ? Là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo tham vấn y khoa THS.BS Trần Thị Thúy…

    29 Th8, 2023
    10.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn đậu bắp được không? Hướng dẫn mẹ bầu chi tiết

    Bầu ăn đậu bắp được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu bởi bất kỳ loại thực phẩm nào trong giai đoạn này cũng…

    11 Th9, 2023
    1.6K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn nha đam được không? – Lời khuyên từ chuyên gia

    Bầu ăn nha đam được không? Nha đam từ lâu đã được biết đến với những công dụng nổi bật trong làm đẹp và chăm…

    30 Th9, 2023
    711

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn cá nục được không? Mẹ bầu cần lưu ý

    Bầu ăn cá nục được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Bởi tất cả các món ăn bổ sung trong thời gian mang…

    22 Th9, 2023
    547

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám