Tiểu đường ăn đậu phụ được không? Chuyên gia giải đáp

Cập nhật 22/05/2023

518

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nội tiết

Chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường đòi hỏi phải tuân thủ nhiều quy tắc nghiêm ngặt nhằm kiểm soát tối ưu lượng đường trong máu. Điều này khiến bệnh nhân đái tháo đường không thể ăn uống tự do như người bình thường mà phải băn khoăn, trăn trở rất nhiều. Trong đó, tiểu đường ăn đậu phụ được không là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Hãy theo dõi ngay vài viết dưới đây để được chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS tư vấn cụ thể nhé!

Thành phần dinh dưỡng có trong đậu phụ

Đậu phụ (hay sữa đông đậu) là một dạng pho mát mềm có nguồn gốc từ quá trình ép hạt đậu nành thành sữa. Ngoài thành phần đậu nành và nước, đôi khi trong đậu phụ còn có thêm canxi sulfat đóng vai trò như chất làm đông để ép đậu phụ lại thành khối.

Trong đậu phụ có chứa lượng protein cao tốt cho sức khỏe.

Trong đậu phụ có chứa lượng protein cao tốt cho sức khỏe.

Đậu phụ cung cấp hàm lượng cao protein và acid amin thiết yếu cho cơ thể. Trung bình nửa cốc đậu phụ loại cứng có chứa đến 21,8 gam protein và 11 gam chất béo không bão hòa, rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể, thành phần dinh dưỡng trong một khẩu phần đậu phụ 100 gam như sau:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng 

(RDI: Lượng ăn được khuyến nghị)

Chất đạm 8 gam
Carbohydrate 2 gam
Chất xơ 1 gam
Chất béo 4 gam
Mangan  31% RDI 
Canxi 20% RDI
Selenium 14% RDI
Phospho 12% RDI
Đồng 11% RDI
Magie 9% RDI
Sắt 9% RDI
Kẽm 6% RDI 

Tùy thuộc vào hàm lượng chất làm đông được sử dụng mà tỷ lệ thành phần vi chất dinh dưỡng của đậu phụ có thể thay đổi. Chất làm đông là nigari làm tăng hàm lượng magie. Trong khi đó, nếu sử dụng canxi sulfat để làm đông, hàm lượng canxi trong đậu phụ có thể cao hơn.

Vai trò của đậu phụ đối với cơ thể

Đậu phụ được xem là thực phẩm thay thế đạm động vật trong chế độ ăn thuần chay nhờ hàm lượng protein cao. Với thành phần dinh dưỡng đa dạng và giàu dưỡng chất, đậu phụ mang đến nhiều vai trò cho sức khỏe như:

Chống béo phì và giảm cân

Đây là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho những ai đang muốn giảm cân nhờ hàm lượng cholesterol và chất béo rất thấp. Theo nghiên cứu gần đây, chế độ ăn tập trung protein từ đậu phụ có thể giúp giảm mỡ máu cũng như lượng cholesterol trong cơ thể đáng kể so với tiêu thụ protein động vật. 

Ngoài ra, protein trong đậu phụ còn giúp phục hồi cơ bắp sau khi hoạt động thể thao cường độ mạnh. Tuy nhiên, không nhất thiết phải chọn chế độ ăn thuần chay toàn đậu phụ mà có thể luân phiên đậu phụ trong 3 bữa ăn hàng ngày. Để kích thích vị giác, bạn có thể đổi cách chế biến đậu phụ cho phù hợp với khẩu vị của mình.

Cải thiện đường huyết trong máu

Đây có lẽ là vai trò được nhiều bệnh nhân đái tháo đường quan tâm nhất. Cũng như các sản phẩm từ đậu nành khác, đậu phụ chứa isoflavone – hóa thực vật tiềm năng trong việc cải thiện đường huyết và insulin trong máu. 

Nghiên cứu trên 17 nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên cho thấy, isoflavone trong đậu phụ có thể giảm nhẹ lượng đường huyết và insulin ở phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để kết luận về lợi ích này của đậu phụ đối với bệnh nhân đái tháo đường.

Đậu phụ có nhiều lợi ích cho sức khỏe có thể chế biến trong bữa ăn.

Đậu phụ có nhiều lợi ích cho sức khỏe có thể chế biến trong bữa ăn.

Nâng cao hệ thống miễn dịch, duy trì huyết áp

Đậu phụ có thành phần gồm nhiều loại vitamin – khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn hàng ngày, không chỉ đầy đủ dinh dưỡng mà còn cải thiện hoạt động hệ thống miễn dịch.

Các peptide hoạt tính sinh học trong đậu phụ hoạt động như một chất kháng viêm. Tình trạng viêm giảm giúp hạn chế tổn thương gây ra cho mạch máu. Nhờ đó, huyết áp được kiểm soát đáng kể.

Ngăn rụng tóc, mờ nếp nhăn

Cấu trúc của tóc chủ yếu cấu tạo từ protein. Trong khi đó, đậu phụ là nguồn cung cấp protein dồi dào, cùng với khoáng chất selenium là chất cộng hợp giúp duy trì sức khỏe, số lượng, chất lượng và độ bóng cho tóc. 

Các protein trong đậu phụ giúp tăng cường độ đàn hồi cho da, làm săn chắc cơ mặt, chậm quá trình lão hóa. Nhờ đó, làn da của bạn giữ được sự trẻ trung đáng kể, hạn chế dấu hiệu lão hóa sớm và nếp nhăn.

Tiểu đường ăn đậu phụ được không? Tại sao?

Đậu phụ là nguồn thực phẩm rất quan trọng trong chế độ ăn thuần chay nói riêng và người yêu thích món ăn này nói chung. Do đó, câu hỏi: “Tiểu đường ăn đậu phụ được không?” được rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường quan tâm. Trả lời thắc mắc này, các chuyên gia dinh dưỡng của MEDIPLUS cho biết, bệnh nhân đái tháo đường hoàn toàn có thể ăn được đậu phụ với lượng thích hợp.

Bởi lẽ, dù không cung cấp nhiều chất xơ như đậu nành nguyên chất, đậu phụ cũng được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp đạm lành mạnh cho chế độ ăn của người đái tháo đường. Đồng thời, hoạt chất isoflavone trong đậu phụ còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nồng độ đường trong máu, cải thiện dung nạp đường ở bệnh nhân đã và đang mắc đái tháo đường. 

Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn ở lượng vừa phải và không nên ăn quá thường xuyên. Nguyên do là vì bản thân đậu phụ cũng chứa một lượng nhất định carbohydrate và đường tự nhiên. Điều này có thể phần nào gây ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu.

Người bị tiểu đường vẫn có thể ăn đậu phụ nhưng với lượng phù hợp.

Người bị tiểu đường vẫn có thể ăn đậu phụ nhưng với lượng phù hợp.

Bên cạnh đó cũng nên chọn các loại đậu phụ tươi hoặc đông lạnh, tránh sử dụng đậu phụ đã qua chế biến như đậu phụ chiên, đậu phụ nước tương. Nên ăn kèm đậu phụ với các thực phẩm giàu chất xơ hoặc chất đạm để làm chậm quá trình hấp thu carbohydrat, cũng như ổn định nồng độ đường trong máu. 

Bệnh nhân đái tháo đường cần theo dõi chặt chẽ hàm lượng carbohydrat và đường trong khẩu phần ăn. Từ đó, điều chỉnh liều dùng insulin hoặc thuốc điều trị đái tháo đường đang dùng nếu cần thiết. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu có thắc mắc hoặc băn khoăn trong việc xây dựng chế độ ăn của mình.

>>> Xem thêm bài viết: Thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

Cách chế biến món ăn từ đậu phụ dành cho người tiểu đường

Đến đây, chắc hẳn bạn đã trả lời được băn khoăn “Tiểu đường ăn đậu phụ được không?” của mình. Bệnh nhân đái tháo đường có thể linh hoạt chế biến đậu phụ theo nhiều kiểu khác nhau để thay đổi khẩu vị và tránh nhàm chán. Dưới đây là một vài ý tưởng chế biến đậu phụ dành cho người đái tháo đường để bạn tham khảo:

Kebab đậu phụ hun khói

Nguyên liệu gồm 200 bìa đậu phụ cứng đã để ráo nước, 300 gram bí xanh thái mỏng thành lát. Để làm nước sốt cho món ăn, cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • 1 muỗng canh cà chua xay nhuyễn.
  • 3 muỗng canh dầu oliu.
  • 3 muỗng canh giấm rượu trắng.
  • 2 muỗng canh hạt rau mùi nướng
  • 2 muống canh nước đun sôi để nguội.
  • 1 muỗng canh hạt thì là nướng
  • 4 tép tỏi đã bóc vỏ
  • Gừng, ớt băm nhỏ và tiêu xay.  

Món ăn Kebab đậu phụ hun khói dành cho người tiểu đường được thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Đậu phụ cắt nhỏ thành 12 miếng nhỏ để ráo nước.
  • Bước 2: Tiến hành làm nước sốt bằng cách giã nhuyễn đồng thời gừng, tỏi, ớt và tiêu. Trộn đều các gia vị này với những nguyên liệu làm sốt còn lại. 
  • Bước 3: Ướp đậu phụ với nước sốt trong ít nhất 3 giờ. Nên ướp cẩn thận để miếng đậu phụ không bị vỡ. 
  • Bước 4: Cho 300 gram bí xanh vào lò vi sóng trong vòng 60 – 80 giây để bí mềm mà không nhũn. Nếu không có lò vi sóng, có thể luộc bí với nước sôi cho đến khi bí mềm. Dùng bí này để quấn quanh miếng đậu phụ khi nướng.
  • Bước 5: Lấy bí xanh quấn quanh miếng đậu phụ rồi dùng que xiên cố định lại. Quét nước sốt lên đậu phụ rồi nướng khoảng 10 – 15 phút trong lò vi sóng. Nếu không có lò vi sóng, có thể dùng nồi chiên không dầu thay thế. 
Món kebab đậu phụ hun khói người bị tiểu đường có thể tham khảo và chế biến.

Món kebab đậu phụ hun khói người bị tiểu đường có thể tham khảo và chế biến.

Đậu phụ chiên giòn

Về nguyên liệu, bạn cần chuẩn bị 200gr đậu phụ cứng cắt thành lát vừa ăn, 50 gram vụn bánh mì nguyên cám không chứa gluten. Gia vị để làm món đậu phụ chiên giòn gồm có 1 muỗng cà phê dầu hướng dương, 1 muỗng canh bột mì, 1 muỗng cà phê bột ngũ vị hương, 50ml nước cốt dừa. 

Tiến hành làm món đậu phụ chiên giòn theo các bước như sau: 

  • Bước 1: Làm nóng lò nướng lên đến 190 độ C. Phết một lớp dầu mỏng lên khay nướng để tránh dính khay. 
  • Bước 2: Lấy một bát to trộn bột mì và bột ngũ vị hương lại với nhau (bát 1). Song song với đó, lấy một bát khác trộn vụn bánh mì với nước cốt dừa (bát 2). 
  • Bước 3: Lăn lát đậu phụ qua lần lượt qua bát 1 và bát 2. Chú ý phủi sạch lớp bột mì rồi mới cho vào khay nướng. Không để cho các lát đậu phụ dính vào nhau. 
  • Bước 4: Nướng đậu phụ trong khoảng 15 phút cho đến khi đậu giòn và có màu nâu nhạt bên ngoài. 
Món ăn đậu phụ chiên giòn cũng là một gợi ý cho người bị tiểu đường.

Món ăn đậu phụ chiên giòn cũng là một gợi ý cho người bị tiểu đường.

Trên đây là lời giải đáp của các chuyên gia MEDIPLUS cho thắc mắc: “Tiểu đường ăn đậu phụ được không?” Theo đó, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn đậu phụ với hàm lượng nhất định và theo dõi chặt chẽ lượng đường lẫn carbohydrate nạp vào cơ thể. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ đến MEDIPLUS qua số hotline 1900 3366 để được tư vấn và giải đáp!

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Cơn đau quặn thận do sỏi nhận biết và điều trị đúng cách

    Theo các chuyên gia y tế, tình trạng đau quặn thận không thể xem nhẹ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời…

    14 Th6, 2023
    538

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Nguyễn Thị Hoa

    Chuyên mục: Nội tiết

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám