Dấu hiệu sắp có kinh và cách để chị em nhận biết sớm khi đến ngày

Cập nhật 08/05/2023

22.8K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Phụ khoa

Nhiều chị em khi gần đến ngày “đèn đỏ” hay cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt, đau nhức khắp mình mẩy,… mà không biết đó có phải là những biểu hiện bình thường không hay là biểu hiện của bệnh lý phụ khoa gì đó? Chính vì thế hãy cùng nhận biết những dấu hiệu có kinh hay gặp và biểu hiện sớm nhất trong những tuần đầu để chị em không còn cảm thấy quá lo lắng, chuẩn bị tốt tâm lý và chăm sóc sức khỏe nhé, cùng theo dõi chi tiết qua bìa viết dưới đây.

Những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sớm

Đa số các chị em phụ nữ đều sẽ trải qua những những cảm giác này có thể chỉ một hai ngày là hết có khi kéo dài một vài ngày trước khi đến tháng. Các thay đổi này như là “lời thông báo sớm” giúp cho chị em có sự chuẩn bị kỹ càng hơn cho kỳ nguyệt san cũng như điều chỉnh lịch làm việc, sinh hoạt, dinh dưỡng cho phù hợp. Chỉ cần quan sát một chút là sẽ nhận ra ngay những khác thường của cơ thể khi gần đến kỳ kinh thông qua các dấu hiệu như:

Tâm sinh lý thay đổi

Chuẩn bị đến ngày khiến tâm lý chị em thay đổi

Chuẩn bị đến ngày khiến tâm lý chị em rất dễ thay đổi nóng giận cáu gắt thất thường

Khi gần đến kỳ kinh, nữ giới thường trở nên nhạy cảm hơn, dễ trở nên cáu kỉnh, tức giận, chán nản, dễ vui, dễ buồn, dễ bị tổn thương hơn bình thường. Không chỉ thay đổi về tâm lý, các chị em còn cảm thấy mệt mỏi, đau lưng, nhanh quên, trở nên lo lắng, mất tập trung hơn ở những ngày gần đến kỳ kinh. (Các anh lúc này biết mình phải làm gì rồi đấy, chớ có mang thêm dầu vào lửa).

Rối loạn hệ tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa cũng là triệu chứng có kinh

Rối loạn tiêu hóa cũng là triệu chứng có kinh

Triệu chứng phổ biến nhất của các chị em khi gần đến kỳ kinh và cả trong thời gian hành kinh chính là đau bụng. Tuy nhiên mức độ đau trước khi hành kinh thường sẽ nhẹ hơn, có khi chỉ là cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới.

Nguyên nhân gây đau là do lượng hormone sinh dục nữ estrogen tăng cao đột ngột khiến tử cung phải co thắt mạnh hơn để đẩy hết máu kinh ra ngoài.

Ngoài ra, chị em còn có thể xuất hiện các rối loạn về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, nặng hơn là buồn nôn và nôn. Một số ít chị em khi gần đến kỳ kinh lại cảm thấy thèm ăn, ăn nhiều hơn bình thường nên có thể gây tăng cân, đầy bụng.

Để giảm bớt cơn đau hay những khó chịu vùng bụng, chị em nên chườm ấm bụng và bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu axit béo như bắp cải, đậu phụ, súp lơ, cá ngừ,… vào các bữa ăn hàng ngày.

Da nhờn và nổi mụn

Da nhờn nổi mụn dấu hiệu có kinh

Da nhờn nổi mụn dấu hiệu có kinh nhiều chị em nhận thấy ngay

Khi gần đến tháng khoảng 3-5 ngày, da mặt thường dễ mọc mụn hơn do thay đổi nội tiết tố làm cho chất nhờn tiết ra nhiều khiến da trở nên bóng dầu và mọc mụn thường là mụn trứng cá. Khác với nổi mụn ở giai đoạn dậy thì, mụn trong kỳ kinh chỉ xuất hiện khi gần đến hoặc trong kỳ kinh rồi sau đó sẽ hết.

Chị em có thể hạn chế tình trạng này bằng cách bổ sung thêm nhiều kẽm khi gần đến ngày hành kinh để hạn chế bớt sự phát triển của các yếu tố làm tăng tiết dầu cũng như làm giảm viêm nhiễm cho da.

Đau tức vùng ngực

Đau tức vùng ngực trước ngày kinh

Đau tức vùng ngực trước ngày kinh một dấu hiệu nhận biết khá rõ

Trước kỳ kinh nguyệt, chị em hay có cảm giác ngực căng tức, cương cứng, kích thước ngực tăng lên kèm theo cảm giác đau khi chạm vào. Hiện tượng này xuất hiện là bởi sự tăng nội tiết tố nữ estrogen khi gần đến kỳ kinh đã khiến cho vùng ngực bị thay đổi ít nhiều.

Bên cạnh đó, ngực căng tức cũng có thể là biểu hiện của việc thiếu hụt vitamin E trong cơ thể. Do đó, chị em có thể bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin E như ngũ cốc, cà rốt, cà chua vào bữa ăn hàng ngày để cải thiện cảm giác khó chịu này. Chị em cũng nên nới lỏng nấu áo ngực ra để cho vòng 1 được thoải mái hơn.

Lượng khí hư ra nhiều

Khí hư ra nhiều dấu hiệu có kinh

Khí hư ra nhiều dấu hiệu có kinh

Khi gần đến kỳ kinh, nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi, lượng chất nhầy tử cung tăng lên khiến cho khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường. Chính vì khí hư tiết ra nhiều nên khiến cho “cô bé” luôn ở trong trạng thái ẩm ướt, gây cảm giác khó chịu.

Đây là biểu hiện hết sức bình thường của cơ thể khi gần đến kỳ kinh nên chị em chỉ cần lưu ý vệ sinh vùng kín và thay đồ lót hàng ngày để tránh bị viêm nhiễm.

Khí hư tiết ra nhiều cũng có thể do bệnh lý nên chị em cần quan sát ở quần lót có sự bất thường về mùi và màu sắc hay không để đi khám ngay.

Chuẩn bị tới tháng chị em hay mất ngủ

Dấu hiệu có kinh khiến chị em hay bị mất ngủ

Dấu hiệu sắp có kinh khiến chị em hay bị mất ngủ, ngủ chập chờn

Trước kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần, một số chị em thường cảm thấy khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc do sự thiếu hụt Tryptophan – chất điều chỉnh tâm trạng, cải thiện giấc ngủ. Thiếu ngủ gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và sức khỏe nên khi gặp phải tình trạng này khi gần đến kỳ kinh chị em nên bổ sung ngay tryptophan để tránh được tình trạng mất ngủ gây suy giảm sức khỏe ở kỳ “rụng dâu” sắp tới.

Do cơ thể không tự tổng hợp được tryptophan nên chị em có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm giàu hàm axit amin này như thịt gà, pho mát, sữa đậu nành, trứng, cá,…

Một số dấu hiệu có kinh khác

Ngoài các dấu hiệu có kinh điển hình kể trên thì chị em có thể gặp phải các biểu hiện khác như:

  • Tăng thân nhiệt.
  • Đau đầu, đau nửa đầu.
  • Đau lưng.
  • Chân tay bủn rủn.

Dấu hiệu có kinh với mỗi người lại không giống nhau, cũng có người lại không có biểu hiện gì trong suốt kỳ kinh, có trường hợp lại đau bụng dữ dội lắm. Dù vậy, những biểu hiện này sẽ nhanh chóng hết hoặc giảm bớt khi bị hành kinh nên chị em hãy luôn giữ tâm lý thoải mái để vượt qua lẹ lẹ nhé.

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu trên xuất hiện mà không phải thời điểm khi gần đến kỳ kinh theo chu kỳ bình thường thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý phụ khoa nào đó mà bạn nên chủ động đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có liệu trình điều trị sớm.

Ngoài ra chị em có thể tham khảo thêm bài viết: Cách giảm đau bụng kinh ngay tại nhà hiệu quả đơn giản để ngày rụng dâu không còn quá xì chép nhé.

Hy vọng từ những thông tin hữu ích qua bài viết, cách để nhận biết các dấu hiệu sắp có kinh, các vấn đề trước ngày “rụng trứng” chị em cần lưu ý… đã phần nào giúp chị em hiểu hơn về sức khoẻ sinh lý của cơ thể để có sự chuẩn bị kỹ hơn trước mỗi kỳ kinh. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe phụ khoa, liên hệ ngay Hotline 1900 3366 để được các chuyên gia sản phụ khoa MEDIPLUS giải đáp nhanh nhất.

>>> Bạn cũng đang quan tâm:

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho phác đồ điều trị!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Quan hệ bằng tay ra máu có sao không? 5 nguyên nhân, 3 lưu ý

    Quan hệ tình dục bằng tay là một hành vi tình dục phổ biến và thường được cho là có độ an toàn cao. Tuy…

    16 Th9, 2024
    1.5K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Vừa hết kinh quan hệ ra máu có sao không? Sau 1 – 10 ngày?

    Tình trạng quan hệ ra máu sau chu kỳ kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy vừa hết kinh quan hệ…

    16 Th9, 2024
    704

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Chảy máu âm đạo bất thường là bệnh gì? có nguy hiểm không?

    Chảy máu âm đạo bất thường không phải là hiếm gặp ở phụ nữ. Do không rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này, nhiều…

    16 Th9, 2024
    370

    Chuyên mục: Phụ khoa

    [Giải đáp] Quan hệ lần đầu không ra máu có sao không? 

    Quan hệ tình dục lần đầu có thể là một trải nghiệm đáng nhớ và đem lại nhiều cảm xúc, đặc biệt với những người…

    16 Th9, 2024
    426

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám