Bao lâu thì có tim thai? Cần làm gì để con khỏe mạnh

Cập nhật 16/08/2023

2.0K

ThS.BS Trương Quang Hải

Tham vấn y khoa:ThS.BS Trương Quang Hải

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Bao lâu thì có tim thai là câu hỏi tất cả chị em đều muốn biết khi phát hiện bản thân mang thai. Tim thai cũng là dấu hiệu con nói với bố mẹ rằng mình đang phát triển tốt. Lắng nghe nhịp tim con đập giúp bác sĩ chẩn đoán tiền sản, đưa ra những lời khuyên hữu ích cho thai kỳ mẹ bình an, con khoẻ mạnh.

Bao lâu thì có tim thai để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh?

Thông thường, tim thai được hình thành và bắt đầu đập vào khoảng ngày thứ 22 sau khi trứng được thụ tinh, đa số là trước khi mẹ nhận biết được mình mang thai.

Nhờ kỹ thuật siêu âm hiện đại, tim thai có thể nghe được vào tuần thứ 6 – 7 của chu kỳ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, thai nhi đến tuần thứ 8 – 10 mới nghe được nhịp đập do sự phát triển của phôi thai và chu kỳ kinh nguyệt.

Nghe nhịp đập tim thai là dấu mốc quan trọng trong thai kỳ

Nghe nhịp đập tim thai là dấu mốc quan trọng trong thai kỳ

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, tim thai hình thành và phát triển từ dạng ống thành dạng xoắn. Đến tuần thứ 20, tim hoàn thiện và sẽ có nhịp đập mạnh, rõ ràng hơn. Khi đó, bố mẹ có thể nghe nhịp tim con đập bằng tai nghe thông thường. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy con đang phát triển tốt, bố mẹ có thể an tâm.

Nên siêu âm tim thai ở tuần thứ mấy?

Từ tuần thứ 6 – 9 của thai kỳ, bác sĩ có thể tiến hành siêu âm thai vào tam cá nguyệt thứ nhất để xác định tình trạng mang thai, tuổi thai, tim thai, đánh giá những bất thường của thai kỳ nếu có. Đây cũng là lúc bố mẹ có thể siêu âm tim thai lần đầu.

Đặc biệt, trong một số trường hợp, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định siêu âm, xét nghiệm để đánh giá sâu hơn. Chẳng hạn:

  • Người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh
  • Mang thai nhờ thụ tinh nhân tạo
  • Mẹ bầu đang mắc bệnh di truyền
  • Mẹ bầu bị tiểu đường
  • Mẹ bầu bị nhiễm rubella trong thời gian mang thai hoặc các bệnh tự miễn như Lupus, Sjogren…
  • Mẹ bầu từng sử dụng thuốc chống co giật, insulin, thuốc trầm cảm,…
  • Ngoài ra, khi cảm nhận nhịp đập của tim thai loạn nhịp hoặc bất thường, mẹ bầu cũng nên thăm khám ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Từ tuần thứ 18 – 20 của thai kỳ, bố mẹ có thể nghe nhịp tim con đập ngay tại nhà bằng cách đặt ống nghe vào phần bụng dưới của mẹ. Tuy nhiên, vì thai nhi hay di chuyển nên mẹ có thể xoay ống nghe quanh bụng để kiểm tra. Giai đoạn này bố mẹ cũng nên siêu âm và thực hiện một số sàng lọc cơ bản thường được bác sĩ chỉ định như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, double test,…

>>> Mẹ cần biết: Siêu âm 3D, 4D có hại cho thai nhi không?

Siêu âm không nghe tim thai, nguyên nhân ở đâu?

Từ tuần thứ 6, nhờ máy siêu âm, bố mẹ đã có thể nghe được tim thai của con. Tuy nhiên, nhiều trường hợp siêu âm không thấy tim thai, không nghe nhịp đập. Nguyên nhân có thể kể đến:

  • Sảy thai tự nhiên: Khoảng 50% trường hợp sảy thai do nhiễm sắc thể hoặc những bất thường khi phân chia tế bào. Khả năng sảy thai cao hơn ở một số mẹ bầu mắc chứng tiểu đường, rối loạn đông máu, rối loạn hệ miễn dịch, gặp vấn đề ở tuyến giáp, buồng trứng đa nang, tử cung bất thường,…
  • Rối loạn nhịp tim ở thai nhi: Đây là tình trạng hiếm gặp, lành tính, mang tính chất tạm thời, không quá đáng lo.
  • Trang thiết bị siêu âm, chẩn đoán kém chất lượng: Thực tế cho thấy nhiều trường hợp sử dụng thiết bị kém chất lượng dẫn đến không xác định được tim thai, gây lo lắng cho sản phụ và gia đình.

Đây cũng là lý do bố mẹ nên chú ý đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm bất thường trong quá trình phát triển của con yêu.

Thai phụ cần làm gì để con phát triển khoẻ mạnh

Việc trang bị kiến thức xem thai vào tử cung bao lâu thì có tim thai giúp mẹ cảm nhận sơ bộ sự phát triển của con và lên kế hoạch chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, có một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát, tác động tiêu cực đến sự phát triển của con. Để có một thai kỳ khoẻ mạnh, con bình an phát triển, mẹ bầu hãy chú ý:

  • Bổ sung acid folic ngay từ khi có ý định mang thai và trong suốt quá trình mang thai để hạn chế tối thiểu khả năng mắc bệnh tim bẩm sinh cho con.
  • Nếu mẹ mắc đái tháo đường type 2, tiểu đường thai kỳ, hãy theo dõi lượng đường trong máu suốt thai kỳ vì mẹ mắc chứng tiểu đường làm tăng khả năng con bị bệnh tim mạch.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng bất kì loại thuốc nào.
  • Không sử dụng rượu hay các chất kích thích.
  • Không hút, tránh việc hít phải khói thuốc lá. Mẹ hút thuốc trong tam cá nguyệt đầu khiến con có 2% nguy cơ hình thành khuyết tật ở tim.

Việc duy trì một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, lối sống khoa học cũng là một trong những cách đơn giản nhất giúp con khỏe mạnh lớn lên trong bụng mẹ.

Để nghe rõ nhịp tim con yêu và đảm bảo phát hiện sớm bất thường nếu có, bố mẹ hãy lựa chọn khám thai ở cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Tổ hợp Y tế MEDIPLUS – nơi đi đầu trong việc đưa hệ thống trang thiết bị hiện đại bậc nhất vào quá trình chẩn đoán, chăm sóc sức khỏe khách hàng, nâng chất lượng dịch vụ y tế lên một tầm cao mới. MEDIPLUS hướng tới mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thoải mái nhất, đảm bảo NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – AN TOÀN!

Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin bao lâu thì có tim thai để biết rằng con yêu đang phát triển khoẻ mạnh. Nếu có bất cứ vấn đề liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, liên hệ ngay hotline 1900 3366 để được tư vấn kịp thời.

Xem thêm

Cách nhận biết có thai bằng nước tiểu nhanh chóng, chính xác

Thai trứng bán phần là gì? Có nguy hiểm hay không?

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Tiêm uốn ván cho bà bầu vào thời điểm nào và cần lưu ý gì?

    Tiêm uốn ván cho bà bầu là mũi tiêm quan trọng để phòng ngừa bệnh tật, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai…

    16 Th8, 2023
    1.1K

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn sắn được không? Bật mí điều mẹ bầu cần lưu ý

    Bầu ăn sắn được không ? Là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo tham vấn y khoa THS.BS Trần Thị Thúy…

    29 Th8, 2023
    10.8K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn cherry được không? Chuyên gia giải đáp

    Bầu ăn cherry được không? Loại quả thơm ngon, nhiều dinh dưỡng này có phù hợp cho bà bầu không? Mẹ bầu cần lưu ý…

    14 Th9, 2023
    1.1K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn rong biển được không? Câu trả lời và lưu ý từ chuyên gia

    Rong biển được biết là loại rau cực tốt nhưng cũng cực độc, không phải ai cũng ăn là bổ. Vậy “Bầu ăn rong biển…

    22 Th8, 2023
    8.0K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám