Thai trứng bán phần là gì? Có nguy hiểm hay không?

Cập nhật 16/08/2023

1.6K

ThS.BS Trương Quang Hải

Tham vấn y khoa:ThS.BS Trương Quang Hải

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe, Sản khoa

Thai trứng bán phần hay bệnh lý thai trứng nói chung là một bệnh lý rất hay gặp ở các mẹ bầu trong quá trình mang thai và nuôi dưỡng thai nhi. Vậy bệnh lý này là gì? Có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi hay không? Cần làm gì để phòng tránh và phát hiện kịp thời? Tất cả những lo lắng của mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Thai trứng bán phần là gì? Cách nhận biết 

Thai trứng bán phần hay còn được gọi là chửa trứng bán phần là bệnh lý hay gặp ở các mẹ bầu. Cần lưu ý và ghi nhớ các dấu hiệu và triệu chứng để phân biệt và nhận biết bệnh dưới đây.

Thế nào là thai trứng bán phần?

Rau thai có nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi trong quá trình thai nghén của người mẹ, khi rau thai sản sinh quá mức sẽ phát triển thành khối các nang có hình dạng như những quả trứng dính thành chùm, được gọi là thai trứng hay chửa trứng.

Thai trứng chia thành 2 loại:

  • Thai trứng bán phần: vẫn có sự hiện diện của tổ chức thai hoặc một phần thai, gai nhau phình to, phôi thai bất thường
  • Thai trứng toàn phần: không có sự xuất hiện của tổ chức thai, gai nhau phình to, các tế bào nuôi tăng mạnh
Thai trứng bán phần là gì? Cách nhận biết 

Thai trứng bán phần là gì? Cách nhận biết

Dấu hiệu nhận biết chửa trứng bán phần

Phụ nữ mang thai sẽ đối mặt với rất nhiều triệu chứng cơ thể bất thường, đối với bệnh lý thai trứng bán phần, mẹ bầu cần chú ý khi có những dấu hiệu sau:

  • Nghén quá nặng: nôn nhiều và kéo dài, mệt mỏi phù nề
  • Chậm kinh hoặc rong huyết
  • Đau bụng dưới, nặng bụng bất thường
  • Tử cung mềm, phình to hơn so với tuổi thai
  • Không sờ được thai hay nghe được tim thai
  • Các dấu hiệu tiền sản giật
  • Tim đập nhanh, đổ mồ hôi và run tay kéo dài

Như đã nói, phụ nữ khi mang thai, cơ thể sẽ có rất nhiều triệu chứng khác lạ so với cơ thể một người phụ nữ bình thường. Đối với các dấu hiệu bệnh lý thai trứng bán phần, các mẹ nếu chủ quan sẽ rất hay nhầm sang các bệnh lý khác. Tuy nhiên, dù là dấu hiệu của bệnh lý nào, mẹ cũng cần đi khám càng sớm càng tốt để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh nếu có.

Thai trứng bán phần là gì? Cách nhận biết 

Thai trứng bán phần là gì? Cách nhận biết

Thai trứng bán phần có nguy hiểm không?

Với những triệu chứng trên, chắc hẳn các mẹ sẽ rất quan tâm vậy bệnh lý thai trứng bán phần này có thực sự nguy hiểm hay không? Sẽ ảnh hưởng thế nào đến mẹ và thai nhi? 

Thai trứng bán phần hoặc thai trứng nói chung nếu không phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi, đặc biệt ảnh hưởng tới sức khoẻ của chị em phụ nữ về sau:

  • Thiếu máu mãn tính do chảy máu âm đạo kéo dài
  • Sốc mất máu, phải cắt bỏ tử cung thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng do băng huyết hoặc sót trứng
  • Thai trứng ác tính xâm lấn làm thủng tử cung, gây xuất huyết tràn ổ bụng
  • Thai trứng không điều trị được dứt điểm có nguy cơ tiến triển thành ung thư, ảnh hưởng đến khả năng có thai sau này

Như vậy có thể thấy, các biến chứng nguy hiểm do bệnh lý thai trứng và thai trứng bán phần gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như cơ thể của người mẹ. Các chị em phụ nữ, đặc biệt là các mẹ bầu, có kế hoạch mang bầu cần hết sức chú ý theo dõi những biểu hiện của cơ thể.

Nguyên nhân gây ra thai trứng bán phần và cách phòng tránh

Thai trứng bán phần là một bệnh lý nguy hiểm, vậy tại sao các mẹ khi mang thai lại dễ mắc bệnh lý này. Chị em cần nắm chắc các nguyên nhân dưới đây để chủ động phòng tránh bệnh. 

Hiện nay, y học vẫn chưa lý giải được chính xác các nguyên nhân gây ra bệnh lý thai trứng, vì vậy, chị em phụ nữ có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng như sau:

  • Sai sót của yếu tố di truyền dẫn đến bất thường ở bộ nhiễm sắc thể trong quá trình thụ tinh
  • Phụ nữ mang thai quá muộn hoặc quá sớm ( trước 20 tuổi và sau 40 tuổi)
  • Phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần, có tiền sử bất thường ở tử cung
  • Dinh dưỡng cho mẹ không đầy đủ: thiếu chất hoặc thừa chất đều khiến mẹ dễ mắc thai trứng bán phần

Do các nguyên nhân khiến phụ nữ mắc bệnh lý thai trứng có nhiều nguyên nhân khách quan, nên chị em cần chủ động đề phòng, đảm bảo về sức khỏe, dinh dưỡng của cơ thể, tránh các thực phẩm có hại cho cơ thể, duy trì lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng.

Nguyên nhân gây ra thai trứng bán phần và cách phòng tránh

Nguyên nhân gây ra thai trứng bán phần và cách phòng tránh

Cách chữa trị bệnh lý thai trứng bán phần

Chữa trị bệnh lý thai trứng bán phần sẽ phụ thuộc vào tình trạng thai phụ và các yếu tố khác như độ tuổi và chỉ định của bác sĩ.

Điều trị thai trứng sẽ được chỉ định theo hai hướng sau:

Nạo hút thai trứng

Đây là hướng điều trị phổ biến nhất khi điều trị thai trứng bán phần. Thực hiện càng sớm, người bệnh sẽ càng dễ tránh được tình trạng sảy thai hoặc phát triển thành ác tính. Các bước thực hiện nạo hút thai trứng như sau

Bước 1: Nong cổ tử cung

Bước 2: Sử dụng máy hút để hút trứng

Bước 3: Sử dụng kìm hình tim, thìa to và thìa cùn nạo lại để tránh sót trứng

Bước 4: Uống kháng sinh để đề phòng nhiễm khuẩn

Phẫu thuật cắt tử cung dự phòng

Với tình trạng thai trứng xâm lấn tử cung, chọc thủng tử cung hoặc có nguy cơ phát triển thành ung thư nguyên bào nuôi, bác sĩ sẽ chỉ định cắt tử cung dự phòng.

Trường hợp khác, sau khi thực hiện nạo thai trứng khoảng 3 đến 4 tuần, bệnh nhân vẫn bị xuất huyết âm đạo hoặc bụng vẫn to bất thường thì khả năng cao thai trứng đã biến chứng thành ung thư, lúc này cần đi khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị tốt nhất.

Qua bài viết trên, MEDIPLUS hi vọng bạn đã có đầy đủ những thông tin cần thiết về bệnh lý thai trứng bán phần, đồng thời giải đáp được những thắc mắc của bản thân về bệnh. Bất kỳ câu hỏi nào bạn còn phân vân, hãy liên hệ ngay tới số hotline 1900 3366 để được các bác sĩ tư vấn và giải đáp.

Xem thêm: 

Dấu hiệu u nang buồng trứng lành tính và cách chữa tại nhà

Suy buồng trứng sớm – Nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu ở nữ giới

Tiêm kích trứng loại thuốc nào, hướng dẫn thực hiện tại nhà

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Bầu ăn cá nục được không? Mẹ bầu cần lưu ý

    Bầu ăn cá nục được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Bởi tất cả các món ăn bổ sung trong thời gian mang…

    22 Th9, 2023
    624

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ăn pate được không có ảnh hưởng gì cho thai nhi không?

    Pate là một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích, kể cả người lớn hay trẻ em. Tuy nhiên có nhiều thông tin đa…

    12 Th8, 2023
    4.9K

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Sản khoa

    Lao cột sống bệnh lý nhiễm khuẩn xương khớp nguy hiểm

    Lao là bệnh lý phổ biến, không chỉ gây tổn thương cho phổi, vi khuẩn lao còn có thể gây ra lao cột sống –…

    13 Th6, 2023
    704

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Hướng dẫn sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật

    Sơ cứu gãy xương là một kỹ thuật vô cùng cần thiệt trong cuộc sống. Gãy xương xảy ra khi xương phải chịu một lực…

    07 Th11, 2023
    628

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám